Các cách trị nứt nẻ da mặt, da tay, da chân hiệu quả trong mùa đông

Try to win

Banned
Tham gia
22/12/2017
Bài viết
25
Da của chúng ta được bảo vệ bởi lớp màng hydrolipid có tác dụng ngăn sự mất nước qua da và sự xâm nhập của các vi rút, vi khuẩn. Khi lớp hàng rào bảo vệ da bị tổn thương sẽ dẫn tới da bị khô và nứt nẻ, biểu hiện nặng hơn là bong tróc, ngứa ngáy. Các bộ phận dễ bị nứt nẻ là da tay, da chân, môi, da đầu.... Hầu hết, da bị nứt nẻ có thể tự điều trị được bằng các biện pháp tại nhà, tuy nhiên, nếu tình trạng nẻ da nghiêm trọng, cách tốt nhất là đến gặp bác sĩ.

cach-tri-ne-da-mat-da-tay-da-chan-hieu-qua-trong-mua-dong.png

1. Nẻ da nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nẻ da đi kèm với các biểu hiện khác nữa như da bị nẻ và ngứa, da nẻ bong tróc … Căn cứ vào các triệu chứng để chẩn đoán các nguyên nhân dẫn tới nẻ da:

Nẻ da do da bị khô

Da bị khô là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nẻ da. Khi đó, các sợi keratin trên da bị đứt gãy, lớp hàng rào lipid không còn đủ khả năng giữ nước và dầu cho da, khiến da thiếu ẩm và co lại, dẫn tới nứt nẻ da. Da khô bị nứt nẻ có thể xảy ra tại các cơ quan như nứt nẻ da tay, nẻ da mặt, nẻ da chân … Các tác nhân gây ra khô da và nứt nẻ có thể do:

  • Da bị nẻ vào mùa đông. Do độ ẩm và nhiệt độ thấp, các tế bào ở tầng biểu bì bị mất nước, sừng hóa khiến nhiều người gặp nẻ da mặt vào mùa đông, nứt nẻ khô da bàn tay, chân nẻ như da rắn. Làn da lúc này trở nên khô ráp, khó chịu khi chạm vào.
  • Chất kích ứng hóa học. Nhiều sản phẩm như xà phòng rửa bát và bột giặt có thể chứa các chất tẩy rửa mạnh, chúng có thể phá vỡ hàng rào bảo vệ da và gây khô da;
  • Nước nóng. Nước nóng từ vòi hoa sen hoặc nước rửa bát có thể làm giảm độ ẩm của da;
  • Thuốc. Khô da có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc, như retinoids tại chỗ.
  • Độ ẩm quá mức. Tiếp xúc với ẩm nhiều quá mức có thể khiến da khô và kích ứng, nhất là với những người đeo tất có mồ hôi trong thời gian dài.
cach-tri-ne-da-mat-da-tay-da-chan-hieu-qua-trong-mua-dong-2.jpg

Nẻ da do bệnh Eczema

Với người bệnh gặp mắc bệnh lý về da như Eczema (hay còn gọi là chàm) cũng có thể gặp tình trạng da nứt nẻ. Đây là bệnh lý khá phức tạp và khó điều trị do sự viêm lớp nông của da ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Biểu hiện là da bị nẻ và ngứa ngáy, có thể xuất hiện các nốt phát ban đỏ’ da đóng vảy và sau một thời gian thì bong ra.

cach-tri-ne-da-mat-da-tay-da-chan-hieu-qua-trong-mua-dong-3.png

Nứt nẻ da do bệnh vảy nến

Những người mắc bệnh vẩy nến cũng có thể gặp tình trạng da khô nứt nẻ. Đây là bệnh viêm da mãn tính khá phổ biến, gây ra bởi sự rối loạn chức năng miễn dịch khiến các tế bào da phát triển quá nhanh. Chính sự tích tụ nhanh chóng của các tế bào có thể dẫn đến khô và nứt nẻ, kèm theo các mảng đỏ có vảy trắng. Thông thường, da khô không bị ngứa, tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhân có thể bị châm chích, ngứa rát.

cach-tri-ne-da-mat-da-tay-da-chan-hieu-qua-trong-mua-dong-4.png

Nứt nẻ chân do nấm da chân

Với những người bị nứt nẻ da chân, ngoài yếu tố thời tiết, một nguyên nhân khác khiến bàn chân bị nứt nẻ là bệnh nấm da chân gây ra bởi nấm. Chúng xuất hiện giữa các kẽ ngón chân, lòng bàn chân, gây nứt da, sưng tấy, tróc vảy và ngứa.

Đối tượng thường bị nấm da chân, nẻ da là những người thường xuyên tiếp xúc với nơi ẩm ướt như vận động viên bơi lội, vận động viên chạy bộ đeo tất ra mồ hôi thường xuyên. Ngoài ra, nấm da chân cũng có thể gặp ở những người bị bệnh tiểu đường.

Khô môi nứt nẻ

Khi môi thiếu ẩm hoặc kích ứng, chúng có thể nứt nẻ, bong tróc, thậm chí nếu nặng hơn có thể gây sưng tấy, ngứa và đau. Khô môi nứt nẻ có thể bởi các lý do như thường xuyên liếm môi trong thời tiết lạnh, hanh khô, tiếp xúc với gió hoặc dị ứng với các sản phẩm dưỡng môi.

Ngoài các nguyên nhân gây nẻ da phía trên, còn rất nhiều các yếu tố khác và tùy thuộc vào tình trạng nẻ da, người bệnh nên tìm hiểu và thăm khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp nhất.

2. Cách điều trị nẻ da hiệu quả trong mùa đông

Trị nẻ da mặt

Nẻ mặt vào mùa đông là nỗi khổ với nhiều chị em, chúng ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và khiến chị em thiếu tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Một vài gợi ý sau là cách hiệu quả để điều trị nẻ da mặt vào mùa đông gồm có:

  • Không rửa mặt với nước quá nóng. Mùa đông, chúng ta thường có xu hướng sử dụng nước nóng cho các hoạt động vệ sinh cá nhân bao gồm cả việc rửa mặt mà không biết rằng đây là thủ phạm khiến da mặt bị nứt nẻ. Nước nóng khiến lỗ chân lông mở to ra, nước bốc hơi qua da lớn hơn và dễ bị khô. Do đó, hãy rửa mặt với nước ấm vừa phải, nhiệt độ thích hợp khoảng 30 độ C. Ngoài ra, khi tắm hoặc khi rửa mặt trong mùa đông, hãy đóng kín cửa phòng để thoát hơi ẩm ra ngoài.
cach-tri-ne-da-mat-da-tay-da-chan-hieu-qua-trong-mua-dong-11.jpg
  • Đắp mặt nạ cấp ẩm cho da thường xuyên. Đắp mặt nạ ngoài tác dụng bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho da, nó còn là vũ khí hữu hiệu để dưỡng ẩm, dưỡng nẻ cho da mặt. Nên lựa chọn các loại mặt nạ có chiết xuất thiên nhiên, có khả năng cấp ẩm tốt như lô hội, mật ong, axit hyaluronic, dưa chuột vv… Hoặc bạn cũng có thể tự làm cho mình những chiếc mặt nạ cấp ẩm, điều trị khô nẻ da mặt bằng các nguyên liệu dễ kiếm như mật ong, sữa chua, cà chua ...Tần suất đắp mặt nạ khoảng 2 lần/ tuần. Phương pháp này có thể áp dụng điều trị cho cả trường hợp da bị nẻ vào mùa hè.
cach-tri-ne-da-mat-da-tay-da-chan-hieu-qua-trong-mua-dong-5.jpg
  • Thoa kem nẻ da mặt để dưỡng ẩm, tái tạo và phục hồi làn da. Các loại kem dưỡng ẩm có tác dụng chữa nẻ da mặt vào mùa đông bằng cơ chế chống mất nước qua da, tăng cường giữ ẩm cho da và phục hồi các tổn thương da bị nẻ. Thời điểm thích hợp nhất để bôi kem là khi da còn ẩm, thường là sau khi vừa tắm xong hoặc rửa mặt xong.

Trị nẻ da tay

Đeo găng tay khi tiếp xúc với nước hoặc tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh. Đây là cách hạn chế mất nước qua da hoặc các hóa chất có thể làm vỡ hàng rào bảo vệ da, gây nứt nẻ da tay. Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm để trị nứt nẻ khô da bàn tay.

Trị nẻ da chân

  • Đeo giày và tất ấm khi đi ra thời tiết hanh khô. Thời tiết hanh khô khiến thoát nước nhiều qua da, do đó, đeo tất đi giày là cách tốt để hạn chế da tiếp xúc trực tiếp với thời tiết lạnh.
  • Dùng kem trị nẻ chân
  • Tẩy da chết cho chân thường xuyên: Tẩy da chết nhẹ nhàng cho bàn chân có thể loại bỏ các tế bào chết và khô trên bề mặt da bàn chân và gót chân bị nứt. Để tẩy tế bào chết cho chân, hãy ngâm chân trong nước 20 phút. Dùng miếng chà gót chân để loại hết tế bào da chết. Lưu ý thực hiện một cách nhẹ nhàng, sau đó, thoa kem dưỡng ẩm chân. Bạn có thể tẩy tế bào chết cho da chân khoảng 2 lần/ tuần.
cach-tri-ne-da-mat-da-tay-da-chan-hieu-qua-trong-mua-dong-9-1.jpg

Trị nẻ da đầu

Đội mũ ấm trong thời tiết lạnh, dùng dầu gội có tác dụng dưỡng ẩm để giúp cải thiện tình trạng khô nẻ da đầu. Với bệnh nhân bị vảy nến, nẻ da đầu cần điều trị bằng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Ngoài những gợi ý trên, để điều trị nẻ da mùa đông hiệu quả cần kết hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khoa học, uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều rau củ quả.

Trị nẻ da mặt cho bé

Nẻ da ở trẻ em cũng là vấn đề da khá thường gặp ở trẻ nhỏ do da bé khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi các tác nhân của môi trường như thời tiết, độ ẩm, nhất là nẻ da ở trẻ sơ sinh. Để trị nẻ da mặt cho bé, mẹ nên chú ý các biện pháp giữ ẩm cho da bé như thoa kem nẻ da mặt, kem nẻ da tay bổ sung đầy đủ vitamin dưỡng chất cho bé để tăng sức đề kháng cho cơ thể và làn da trong mùa hanh khô.
cach-tri-ne-da-mat-da-tay-da-chan-hieu-qua-trong-mua-dong-6.jpg

3. Kem dưỡng ẩm điều trị nẻ da của Nhật Hiruserine

Là sản phẩm thường xuyên “cháy hàng” tại Nhật Bản vào mỗi mùa đông đến, kem dưỡng ẩm Hiruserine là sản phẩm dưỡng ẩm chuyên sâu và toàn diện cho làn da, giúp điều trị nứt nẻ da vào mùa đông nhờ kết hợp hoàn hảo 3 cơ chế hút ẩm - khóa ẩm - làm mềm da. Kem dưỡng ẩm phù hợp với da nứt nẻ mùa hanh khô, giúp làn da mềm mịn, rạng rỡ, cải thiện tình trạng khô ráp, sần sùi, ngứa ngáy, dùng được cho cả bệnh nhân viêm da cơ địa.

cach-tri-ne-da-mat-da-tay-da-chan-hieu-qua-trong-mua-dong-7.jpg
Thành phần nổi bật trong kem dưỡng ẩm Hiruserine là Sulfated Sodium Chondroitin Sulfate - 1 hoạt chất giống Heparin được sử dụng trong các sản phẩm trị khô da suốt 50 năm của Nhật Bản, thẩm thấu sâu vào lớp trong cùng của tầng biểu bì, kiện toàn lại hàng rào hydrolipid da. Ngoài ra còn có Sodium Hyaluronate, Dipotassium Glycyrrhizate, Ceramide, Squalane vv… giúp dưỡng ẩm và làm mềm da. Sản phẩm dạng kem, đóng thành tuýp dễ dàng sử dụng và đem đi du lịch, công tác vv…

[REVIEW] Kem dưỡng ẩm Hiruserine Cream & Lotion Hiruserine Nhật Bản-1
 
×
Quay lại
Top