haingan1934
Thành viên
- Tham gia
- 27/10/2015
- Bài viết
- 124
Các bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
Các ông bố, bà mẹ trẻ thường rất lo lắng khi em bé nhà mình bị hắt hơi, phát ban hay đau bụng… Tuy nhiên, gần như hầu hết trẻ em đều trải qua ít nhất một trong những vấn đề này ở năm đầu đời của mình. Rất may mắn là điều trị những bệnh trên không quá khó khăn.
* Mọc răng: Nhú ra những chiếc răng đầu tiên là thời điểm vô cùng quan trọng và việc này sẽ khiến trẻ em cảm thấy khó chịu, đau đớn. Khi mọc răng, hầu hết trẻ thường có các triệu chứng như: chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, luôn mút ngón tay, rất thích cắn vật rắn, đôi khi có thể sốt nhẹ, lợi sưng đỏ ở vùng răng nhú lên, tiêu chảy… Tuy nhiên, các triệu chứng này chỉ ảnh hưởng một chút chứ không nghiêm trọng tới sức khỏe.
Khi bé mọc răng, hãy âu yếm, an ủi, vỗ về để tạo cho con cảm giác yên tâm, làm bất cứ điều gì bạn thấy cần thiết để dịu đi cơn đau của trẻ. Tham khảo ý kiến bác sĩ về chất gel hay bột không đường có thể bôi lên lợi của bé (trẻ dưới 4 tháng tuổi không được dùng). Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cho bé dùng vòng mọc răng hay cho gặm những miếng cà rốt gọt sạch vỏ.
* Nhiễm trùng tai: Viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng của bệnh là trẻ có thể ngoáy hoặc kéo lỗ tai, vò tai, thậm chí là giật giật tai, dễ cáu kỉnh, biếng ăn và khó nghe. Ngoài ra, những biểu hiện nghi ngờ bệnh là trẻ bị lạnh, sốt khoảng 3 – 5 ngày, bỏ ăn, quấy khóc… Khi có những biểu hiện này, hãy đưa bé đến chuyên khoa nhi để kiểm tra và làm theo lời khuyên của bác sĩ.
* Eczema: Eczema là bệnh về da do di truyền hoặc dị ứng gây ra với những vết sưng màu đỏ trên da đầu, mặt và má của trẻ sơ sinh (thường không xuất hiện ở khu vực quấn tã). Hiện tượng này thường xảy ra với những trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi, khi da bé bị mất nước và sẽ biến mất khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Eczema gây cho trẻ cảm giác đau và ngứa. Để phòng ngừa, bạn hãy luôn giữ ẩm cho da bé bằng cách thoa kem dưỡng ẩm hoặc tinh dầu hàng ngày, tắm cho bé bằng nước ấm, dùng các loại sữa tắm, kem dưỡng da…làm từ thiên nhiên và không chứa hương liệu, tránh dùng các loại kem dưỡng da, sữa tắm có nguy cơ gây dị ứng cao, sử dụng dầu có chứa chất hydrodispersi trong nước tắm của bé – chất này có tác dụng trung hoà chất vôi có trong nước.
* Đau bụng: Mặc dù rất phổ biến nhưng các bác sĩ vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời chính xác gây nên chứng đau bụng ở bé sơ sinh. Nhưng có vài giả thuyết như sau: do bị dị ứng sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò (hoặc ngay cả bé bú mẹ hoàn toàn cũng có nguy cơ dị ứng), do các bé ăn quá nhiều và quá nhanh, hoặc cũng có thể là sự phản ứng lại với bất cứ sự phấn khích hay tức giận nào trong gia đình. Ngoài ra, còn do chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến chất lượng sữa và khiến bé bị đau bụng khi “ti mẹ”.
Theo tiến sĩ Shelly David, quấn tã cho trẻ là một giải pháp rất hữu ích. Một số em bé lại thích xoa dịu bằng cách lắc hoặc ngồi trong xe hơi hoặc nghe âm thanh và chuyển động của máy giặt. Phương pháp giúp thư giãn khi bé quấy dai dẳng là trò chuyện với bé, hướng mặt của bé vào mặt của mẹ rồi có thể ca hát hoặc đu đưa để bé dễ chịu dù chỉ là tạm thời. Nhiều bé bị đau bụng thích được nằm sấp và được cha mẹ massage ở lưng trong khoảng thời gian ngắn.
* Táo bón: Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ với đặc điểm là giảm số lần đại tiện bình thường, kèm theo khó và đau do phân rắn hoặc quá to. Khi số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày, của trẻ bú mẹ dưới 3 lần/tuần (trên 2 ngày/lần), của trẻ lớn dưới 3 ngày/lần thì coi là bị táo bón. Nhóm bé bú mẹ rất hiếm hoặc hầu như không bị táo bón.
Đối với các bé từ 2 – 3 tuần tuổi trở lên, các mẹ có thể massage lúc bé thoải mái nhất, không bị no hay đói quá. Trước tiên, bạn nên làm ấm bàn tay rồi nhẹ nhàng xoa lên, xoa xuống hai bên sườn cho bé. Tiếp đến, xoa thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng bé và ngược lại. Nắn nhẹ chân, giúp bé co đầu gối, ép nhẹ đầu gối lên bụng bé rồi lại duỗi chân ra. Có thể thực hiện 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 5 phút. Tăng cường các cữ bú mẹ trong ngày vì táo bón có thể bắt nguồn từ việc thiếu chất lỏng trong cơ thể. Với bé 3 – 4 tháng tuổi, có thể cho uống thêm chút nước táo, lê hoặc mận ép pha loãng, mỗi ngày 1 – 2 lần. Những loại nước này có tác dụng làm mềm phân, đi tiêu dễ.
* Tưa: Tưa là một loại viêm miệng do nấm Candida albican ở trẻ còn bú, nhất là trẻ đẻ non và ở trẻ bị bệnh mãn tính, làm giảm sức đề kháng. Theo tiến sĩ Shelly David, khi trẻ bị nhiễm nấm, nhiều vết trắng sẽ xuất hiện bên trong miệng, trên lưỡi và môi. Một số bé không cảm thấy phiền toái nhưng đa số trở nên cáu bẳn, bỏ ăn. Khi cho con bú, bệnh nhiễm trùng có thể lan từ miệng trẻ sang núm vú của mẹ. Do vậy, việc điều trị cần được áp dụng cho cả mẹ và con. Tốt nhất là bôi dung dịch sát khuẩn như tím gentian vào bên trong miệng trẻ và lên vùng núm vú bị nhiễm trùng của mẹ.
Xem thêm :
Nguyên nhân trẻ bị ho nhiều
trẻ bị cảm lạnh và cách điều trị
Các ông bố, bà mẹ trẻ thường rất lo lắng khi em bé nhà mình bị hắt hơi, phát ban hay đau bụng… Tuy nhiên, gần như hầu hết trẻ em đều trải qua ít nhất một trong những vấn đề này ở năm đầu đời của mình. Rất may mắn là điều trị những bệnh trên không quá khó khăn.
- Những thực phẩm kỵ nấu cháo cùng nhau các mẹ phải biết
- Kháng sinh có thể gây tăng cân ở trẻ
- Dấu hiệu bé sơ sinh bị ốm
* Mọc răng: Nhú ra những chiếc răng đầu tiên là thời điểm vô cùng quan trọng và việc này sẽ khiến trẻ em cảm thấy khó chịu, đau đớn. Khi mọc răng, hầu hết trẻ thường có các triệu chứng như: chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, luôn mút ngón tay, rất thích cắn vật rắn, đôi khi có thể sốt nhẹ, lợi sưng đỏ ở vùng răng nhú lên, tiêu chảy… Tuy nhiên, các triệu chứng này chỉ ảnh hưởng một chút chứ không nghiêm trọng tới sức khỏe.
Khi bé mọc răng, hãy âu yếm, an ủi, vỗ về để tạo cho con cảm giác yên tâm, làm bất cứ điều gì bạn thấy cần thiết để dịu đi cơn đau của trẻ. Tham khảo ý kiến bác sĩ về chất gel hay bột không đường có thể bôi lên lợi của bé (trẻ dưới 4 tháng tuổi không được dùng). Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cho bé dùng vòng mọc răng hay cho gặm những miếng cà rốt gọt sạch vỏ.
* Nhiễm trùng tai: Viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng của bệnh là trẻ có thể ngoáy hoặc kéo lỗ tai, vò tai, thậm chí là giật giật tai, dễ cáu kỉnh, biếng ăn và khó nghe. Ngoài ra, những biểu hiện nghi ngờ bệnh là trẻ bị lạnh, sốt khoảng 3 – 5 ngày, bỏ ăn, quấy khóc… Khi có những biểu hiện này, hãy đưa bé đến chuyên khoa nhi để kiểm tra và làm theo lời khuyên của bác sĩ.
* Eczema: Eczema là bệnh về da do di truyền hoặc dị ứng gây ra với những vết sưng màu đỏ trên da đầu, mặt và má của trẻ sơ sinh (thường không xuất hiện ở khu vực quấn tã). Hiện tượng này thường xảy ra với những trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi, khi da bé bị mất nước và sẽ biến mất khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Eczema gây cho trẻ cảm giác đau và ngứa. Để phòng ngừa, bạn hãy luôn giữ ẩm cho da bé bằng cách thoa kem dưỡng ẩm hoặc tinh dầu hàng ngày, tắm cho bé bằng nước ấm, dùng các loại sữa tắm, kem dưỡng da…làm từ thiên nhiên và không chứa hương liệu, tránh dùng các loại kem dưỡng da, sữa tắm có nguy cơ gây dị ứng cao, sử dụng dầu có chứa chất hydrodispersi trong nước tắm của bé – chất này có tác dụng trung hoà chất vôi có trong nước.
* Đau bụng: Mặc dù rất phổ biến nhưng các bác sĩ vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời chính xác gây nên chứng đau bụng ở bé sơ sinh. Nhưng có vài giả thuyết như sau: do bị dị ứng sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò (hoặc ngay cả bé bú mẹ hoàn toàn cũng có nguy cơ dị ứng), do các bé ăn quá nhiều và quá nhanh, hoặc cũng có thể là sự phản ứng lại với bất cứ sự phấn khích hay tức giận nào trong gia đình. Ngoài ra, còn do chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến chất lượng sữa và khiến bé bị đau bụng khi “ti mẹ”.
Theo tiến sĩ Shelly David, quấn tã cho trẻ là một giải pháp rất hữu ích. Một số em bé lại thích xoa dịu bằng cách lắc hoặc ngồi trong xe hơi hoặc nghe âm thanh và chuyển động của máy giặt. Phương pháp giúp thư giãn khi bé quấy dai dẳng là trò chuyện với bé, hướng mặt của bé vào mặt của mẹ rồi có thể ca hát hoặc đu đưa để bé dễ chịu dù chỉ là tạm thời. Nhiều bé bị đau bụng thích được nằm sấp và được cha mẹ massage ở lưng trong khoảng thời gian ngắn.
* Táo bón: Táo bón là một triệu chứng thường gặp ở trẻ với đặc điểm là giảm số lần đại tiện bình thường, kèm theo khó và đau do phân rắn hoặc quá to. Khi số lần đi tiêu của trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ngày, của trẻ bú mẹ dưới 3 lần/tuần (trên 2 ngày/lần), của trẻ lớn dưới 3 ngày/lần thì coi là bị táo bón. Nhóm bé bú mẹ rất hiếm hoặc hầu như không bị táo bón.
Đối với các bé từ 2 – 3 tuần tuổi trở lên, các mẹ có thể massage lúc bé thoải mái nhất, không bị no hay đói quá. Trước tiên, bạn nên làm ấm bàn tay rồi nhẹ nhàng xoa lên, xoa xuống hai bên sườn cho bé. Tiếp đến, xoa thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng bé và ngược lại. Nắn nhẹ chân, giúp bé co đầu gối, ép nhẹ đầu gối lên bụng bé rồi lại duỗi chân ra. Có thể thực hiện 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 5 phút. Tăng cường các cữ bú mẹ trong ngày vì táo bón có thể bắt nguồn từ việc thiếu chất lỏng trong cơ thể. Với bé 3 – 4 tháng tuổi, có thể cho uống thêm chút nước táo, lê hoặc mận ép pha loãng, mỗi ngày 1 – 2 lần. Những loại nước này có tác dụng làm mềm phân, đi tiêu dễ.
* Tưa: Tưa là một loại viêm miệng do nấm Candida albican ở trẻ còn bú, nhất là trẻ đẻ non và ở trẻ bị bệnh mãn tính, làm giảm sức đề kháng. Theo tiến sĩ Shelly David, khi trẻ bị nhiễm nấm, nhiều vết trắng sẽ xuất hiện bên trong miệng, trên lưỡi và môi. Một số bé không cảm thấy phiền toái nhưng đa số trở nên cáu bẳn, bỏ ăn. Khi cho con bú, bệnh nhiễm trùng có thể lan từ miệng trẻ sang núm vú của mẹ. Do vậy, việc điều trị cần được áp dụng cho cả mẹ và con. Tốt nhất là bôi dung dịch sát khuẩn như tím gentian vào bên trong miệng trẻ và lên vùng núm vú bị nhiễm trùng của mẹ.
Xem thêm :
Nguyên nhân trẻ bị ho nhiều
trẻ bị cảm lạnh và cách điều trị