- Tham gia
- 28/6/2010
- Bài viết
- 414
Mình có 1 số bài blog rất hay của Dâu, post lên nếu các bác ủng hộ ( nghĩa là thank nhìu ) thì em sẽ tiếp tục
bài 1: Mũ bảo hiểm và xe máy ở VN
“Mũ dùng để đội khi đi xe máy, tăng độ an toàn nếu có tai nạn xảy ra.” Đó là định nghĩa của từ “mũ bảo hiểm” theo từ điển tiếng Việt trên cái bàn làm việc của mình. Nhưng quyển từ điển này chỉ là một quyển bác học thôi. Nếu có từ này trong từ điển cuộc sống – tức là từ điển lý thuyết viết đúng theo suy nghĩ của người dân – thì nó sẽ được định nghĩa như sau: “Mũ bảo hiểm: hay còn gọi là nồi cơm điện. xấu quá! kệ! không cần thiết!”
Mình cũng thích lái xe máy ở Hà Nội. Lúc mình mới học lái xe ở đây mình đi rất chậm. Cực kỳ chậm. Chậm như rùa. Hơn. Chậm như voi giậm trong rừng rậm. (Mình đã mất 15 phút tra từ điển để sáng tác câu đó, mọi người cứ “nhấm nháp” nó đi!). Chậm đến nỗi lúc mình đi dọc đường Lê Duẩn có nhiều bà già đạp xe đạp đi qua vẫy tay rồi dần dần biến mất vào phía chân trời.
Nhưng mình đã biết lái xe máy hơn 3 năm rồi, và bây giờ mình đi quá nhanh. Trước đây (khi đi rất chậm), chắc là không cần đội mũ bảo hiểm đâu, vì lúc đó mình sẽ giống như “một gã điên đeo kính râm vào ban đêm”. Tuy nhiên, bây giờ chắc là quá là cần thiết rồi, theo suy nghĩ của mình, theo lôgic của phương Tây, và theo vật lý nữa. Thế là mình lâm vào một tình cảnh rất khó xử: ở Hà Nội, đội mũ bảo hiểm là không sành điệu.
Đó chỉ là sự thật phũ phàng thôi, muốn hay không người ta cũng nghĩ như vậy. Và mình cũng là một phần của “người ta”, thế là mình cũng nghĩ như vậy. Mọi người xin đừng hiểu lầm – mình không phải loại người thích sành điệu. Nhưng đồng thời, cũng là loại người không thích không sành điệu, thế là mới có vấn đề!
Túm lại, tất cả những khía cạnh của vấn đề này có thể được “co” thành một câu ngắn: Thà một phút sành điệu rồi chợt tắt còn hơn buồn “nhà quê” suốt trăm năm. Mình có đồng ý với câu này không? (Không biết bác Xuân Diệu đội mũ bảo hiểm hay không nhỉ.). Nếu đồng ý thì thôi, kệ mũ bảo hiểm đi, lái “không” thôi. Hay là mình quan điểm khác? Cái từ “nhà quê” mặc dù thường có nghĩa coi thường người đến từ các tỉnh lẻ, nhưng cũng là một từ hay, với ý nghĩa rất thân thiện. Mình có nhiều bạn đến từ các tỉnh lẻ và họ vui tính lắm, thông minh lắm, học đại học giỏi lắm, thường thì giỏi hơn cả người thành phố luôn.
Thế mình bị (được) coi như là người nhà quê cũng được. Đằng nào mình cũng sinh ra ở vùng núi, mình cũng là người lớn lên ở một nơi không có rạp Megastar. (Bố mẹ mình thì ở dưới thành phố Vancouver nhưng mà đi lên công tác ở trên một thị trấn nhỏ ở phía bắc Canada, và sinh mình năm 78 ở trên đó. Lúc 12 tuổi mình mới quay lại sống ở thành phố). Liệu đối với “dân núi” như mình thì đội mũ bảo hiểm có phải là chuyện bẩm sinh không nhỉ???
Hơn nữa, ở bên Tây hầu như ai mà đi xe máy đều đội mũ bảo hiểm hết. Thậm chí các trẻ em đi xe đạp cũng đội mũ bảo hiểm nhỏ. Vậy thì đội mũ bảo hiểm cũng chẳng có gì phải xấu hổ đúng không? Nhưng Việt Nam là Việt Nam (hoặc thỉnh thoảng là Việt Lam) và khi ở Rôma thì…Mình phân tích như sau:
1. Không đội mũ bảo hiểm
Điểm có lợi: sành điệu
Điểm bất lợi: dễ phải chuyển hộ khẩu ra Văn Điển
2. Có đội mũ bảo hiểm
Điểm có lợi: An toàn. Và không có nhiều người nhận ra mình ở trên đường, không có nhiều người biết mình là người Tây. (Giống kiểu “ninja” của phụ nữ Việt Nam đội mũ và đêo khẩu trang, kính râm.)
Điểm bất lợi: không sành điệu
3. Đội mũ bảo hiểm loại sành điệu
Điểm có lợi: vừa an toàn vừa sành điệu
Điểm bất lời: làm gì có mũ bảo hiểm loại sành điệu!
Ba sự lựa chọn khác nhau nhưng ba kết quả khó chịu như nhau. Nếu chỉ có ba sự lựa chọn này thì thật là buồn, thật là chán. Nhưng mà cuộc sống không bao giờ bất công như vậy đâu! Mình may mắn được biết đến một sự lựa chọn khác. Một sự lựa chọn không có một điểm bất lợi nào cả. Một sự lựa chọn vừa an toàn vừa sành điệu, vừa tốt cho kinh tế Việt Nam!
Đó là xịt gôm, bôi gel vào tóc thật nhiều, rất rất nhiều, như một thằng 18 tuổi con nhà giàu đi xe SH màu đen có đê-can hình con rồng trên chắn bùn. Như thế mái tóc của mình sẽ rất cứng, cứng như kim cương, cứng như xi-măng. Mình bị ngã xe, đâm đầu vào vỉa hè thì chính là vỉa hè sẽ bị vỡ, chứ không phải đầu của mình đâu!
bài 1: Mũ bảo hiểm và xe máy ở VN
“Mũ dùng để đội khi đi xe máy, tăng độ an toàn nếu có tai nạn xảy ra.” Đó là định nghĩa của từ “mũ bảo hiểm” theo từ điển tiếng Việt trên cái bàn làm việc của mình. Nhưng quyển từ điển này chỉ là một quyển bác học thôi. Nếu có từ này trong từ điển cuộc sống – tức là từ điển lý thuyết viết đúng theo suy nghĩ của người dân – thì nó sẽ được định nghĩa như sau: “Mũ bảo hiểm: hay còn gọi là nồi cơm điện. xấu quá! kệ! không cần thiết!”
Mình cũng thích lái xe máy ở Hà Nội. Lúc mình mới học lái xe ở đây mình đi rất chậm. Cực kỳ chậm. Chậm như rùa. Hơn. Chậm như voi giậm trong rừng rậm. (Mình đã mất 15 phút tra từ điển để sáng tác câu đó, mọi người cứ “nhấm nháp” nó đi!). Chậm đến nỗi lúc mình đi dọc đường Lê Duẩn có nhiều bà già đạp xe đạp đi qua vẫy tay rồi dần dần biến mất vào phía chân trời.
Nhưng mình đã biết lái xe máy hơn 3 năm rồi, và bây giờ mình đi quá nhanh. Trước đây (khi đi rất chậm), chắc là không cần đội mũ bảo hiểm đâu, vì lúc đó mình sẽ giống như “một gã điên đeo kính râm vào ban đêm”. Tuy nhiên, bây giờ chắc là quá là cần thiết rồi, theo suy nghĩ của mình, theo lôgic của phương Tây, và theo vật lý nữa. Thế là mình lâm vào một tình cảnh rất khó xử: ở Hà Nội, đội mũ bảo hiểm là không sành điệu.
Đó chỉ là sự thật phũ phàng thôi, muốn hay không người ta cũng nghĩ như vậy. Và mình cũng là một phần của “người ta”, thế là mình cũng nghĩ như vậy. Mọi người xin đừng hiểu lầm – mình không phải loại người thích sành điệu. Nhưng đồng thời, cũng là loại người không thích không sành điệu, thế là mới có vấn đề!
Túm lại, tất cả những khía cạnh của vấn đề này có thể được “co” thành một câu ngắn: Thà một phút sành điệu rồi chợt tắt còn hơn buồn “nhà quê” suốt trăm năm. Mình có đồng ý với câu này không? (Không biết bác Xuân Diệu đội mũ bảo hiểm hay không nhỉ.). Nếu đồng ý thì thôi, kệ mũ bảo hiểm đi, lái “không” thôi. Hay là mình quan điểm khác? Cái từ “nhà quê” mặc dù thường có nghĩa coi thường người đến từ các tỉnh lẻ, nhưng cũng là một từ hay, với ý nghĩa rất thân thiện. Mình có nhiều bạn đến từ các tỉnh lẻ và họ vui tính lắm, thông minh lắm, học đại học giỏi lắm, thường thì giỏi hơn cả người thành phố luôn.
Thế mình bị (được) coi như là người nhà quê cũng được. Đằng nào mình cũng sinh ra ở vùng núi, mình cũng là người lớn lên ở một nơi không có rạp Megastar. (Bố mẹ mình thì ở dưới thành phố Vancouver nhưng mà đi lên công tác ở trên một thị trấn nhỏ ở phía bắc Canada, và sinh mình năm 78 ở trên đó. Lúc 12 tuổi mình mới quay lại sống ở thành phố). Liệu đối với “dân núi” như mình thì đội mũ bảo hiểm có phải là chuyện bẩm sinh không nhỉ???
Hơn nữa, ở bên Tây hầu như ai mà đi xe máy đều đội mũ bảo hiểm hết. Thậm chí các trẻ em đi xe đạp cũng đội mũ bảo hiểm nhỏ. Vậy thì đội mũ bảo hiểm cũng chẳng có gì phải xấu hổ đúng không? Nhưng Việt Nam là Việt Nam (hoặc thỉnh thoảng là Việt Lam) và khi ở Rôma thì…Mình phân tích như sau:
1. Không đội mũ bảo hiểm
Điểm có lợi: sành điệu
Điểm bất lợi: dễ phải chuyển hộ khẩu ra Văn Điển
2. Có đội mũ bảo hiểm
Điểm có lợi: An toàn. Và không có nhiều người nhận ra mình ở trên đường, không có nhiều người biết mình là người Tây. (Giống kiểu “ninja” của phụ nữ Việt Nam đội mũ và đêo khẩu trang, kính râm.)
Điểm bất lợi: không sành điệu
3. Đội mũ bảo hiểm loại sành điệu
Điểm có lợi: vừa an toàn vừa sành điệu
Điểm bất lời: làm gì có mũ bảo hiểm loại sành điệu!
Ba sự lựa chọn khác nhau nhưng ba kết quả khó chịu như nhau. Nếu chỉ có ba sự lựa chọn này thì thật là buồn, thật là chán. Nhưng mà cuộc sống không bao giờ bất công như vậy đâu! Mình may mắn được biết đến một sự lựa chọn khác. Một sự lựa chọn không có một điểm bất lợi nào cả. Một sự lựa chọn vừa an toàn vừa sành điệu, vừa tốt cho kinh tế Việt Nam!
Đó là xịt gôm, bôi gel vào tóc thật nhiều, rất rất nhiều, như một thằng 18 tuổi con nhà giàu đi xe SH màu đen có đê-can hình con rồng trên chắn bùn. Như thế mái tóc của mình sẽ rất cứng, cứng như kim cương, cứng như xi-măng. Mình bị ngã xe, đâm đầu vào vỉa hè thì chính là vỉa hè sẽ bị vỡ, chứ không phải đầu của mình đâu!