- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Cá tháng Tư còn gọi là ngày nói dối, một ngày hội vui vẻ và hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là giới trẻ. Chắc chắn, teen Việt cũng không phải là ngoại lệ rồi!
Lịch sử ngày cá tháng Tư
Từ trước tới nay, thế giới vẫn mặc định coi Pháp là quê hương của ngày Cá tháng Tư. Lịch sử ghi chép lại rằng, ngày xưa nước Pháp lấy ngày 1/4 làm ngày đầu năm mới. Tới năm 1564, vua Pháp là Charles IX đã quyết định lấy ngày 1/1 như hiện nay thay vì 1 tháng 4 như dân chúng vẫn dùng trước đó. Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc lạc hậu nên nhiều người không nhận được tin đổi lịch. Họ tiếp tục coi ngày 1 tháng 4 là năm mới và bị những người khác cười vì điều ngoan cố “ngớ ngẩn” này.
Ngày lễ đặc biệt này nhanh chóng lan rộng ra các nước châu Âu và khắp nơi trên thế giới và dần được xem là ngày quốc tế nói dối đấy. Ngày 1/4 cũng có khá nhiều tên gọi khác nhau. Người Anh đặt tên ngày này là April's fool (kẻ ngốc tháng Tư) trong khi tại Scotland ngày Cá tháng Tư lại có tên gọi là April “Gowks”, và không chỉ có vậy, Scotland có tới 2 ngày Cá tháng Tư cơ đấy. Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là “Ngày vuốt đuôi”. Bất cứ ở đâu áp dụng ngày lễ này thì mọi người đều được phép nói dối và “lường gạt” người khác để gây cười mà không bị giận.
Cá tháng Tư – dịp vui không thể bỏ lỡ của teen Việt
Ngày cá tháng Tư được hầu hết teen Việt biết đến và đón chờ như là một dịp để chọc ghẹo mọi người và có những trận cười sảng khoái mà không lo bị người khác giận. Những lời nói dối nhẹ nhàng mang lại tiếng cười cho bạn bè và người thân sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, thật quá lý tưởng rồi còn gì! Q. Nghĩa (18t) hào hứng cho biết: “Mình và lũ bạn rất mong chờ tới ngày 1/4 để được áp dụng những trò lừa đối với mọi người. Năm nào cũng vậy, ai cũng hào hứng tham gia. Những bạn bị lừa thì chỉ giận được lúc đầu, sau rồi cũng cười toe tán thưởng và nhập hội “câu cá” nữa đấy”.
Hay T. Tuấn (19t – ĐH KTQD) cũng chia sẻ: “Năm ngoái lớp mình đã thi nhau xem ai câu được nhiều cá hơn. Thống nhất với nhau trước đó một ngày, ấy vậy mà có nhiều bạn còn quên, tới lớp bị lừa mà cứ tin là thật. Phải đến khi buổi học kết thúc mới vỡ òa ra. Khi ấy thì đã dính mồi câu của bọn mình rồi. Hehe. Sau đó cả lớp còn tổ chức liên hoan, chúc mừng các thợ câu giỏi nhất nữa đấy".
Không biết các bạn ấy sử dụng “mồi câu” gì mà hiệu quả thế nhỉ? Đơn giản thôi, các bạn ấy đã chia sẻ với chúng tớ những bí quyết nhỏ mà tỉ lệ thành công thì rất lớn nhé. T. Minh (17 tuổi - THPT Q.T) nhớ lại 1/4 năm ngoái: “Lúc ấy đang trong giờ học mà thằng bạn ngồi cạnh lại ngủ gật trên bàn. Mình cùng mấy bạn xung quanh lên kế hoạch cho hắn cắn câu. Căn đúng lúc cô đang cúi xuống xem giáo án, thức nó dậy, làm vẻ mặt nghiêm trọng:“Cô gọi mày đứng dậy đọc bài đấy. Đoạn đầu tiên nhé”. Thế là nó hoảng hốt, đứng dậy dụi mắt, cầm sách lên đọc rất to làm cô giáo cũng phải giật mình ngước lên. Cả hai cô trò đều ngơ ngác, còn chúng tớ thì được một phen vỡ bụng” – Cậu bạn nhớ lại. Hay đơn giản chỉ là: “Ê, quên kéo khóa quần kìa” hoặc: “Tôi vừa gặp thầy giám thị xong. Thầy bảo ông lên thầy gặp đấy”, cũng đã đủ làm cho đối phương phải tá hỏa lên và tin sái cổ rồi.
Cá tháng Tư - Đùa, nhưng đừng quá lố nhé!
Trong ngày này, những “vụ lừa đảo” nho nhỏ, nói dối để cười vui theo một giới hạn nào đó luôn được ủng hộ nhiệt tình. Tuy nhiên có nhiều bạn lại có những trò đùa và nói dối rất ác ý, làm mất đi tinh thần của ngày cá tháng Tư. Nhiều bạn kể lại đã từng bị lừa rằng người quen, bạn bè gặp tai nạn vào hôm đấy, được phen hốt hoảng lo lắng đến đau tim thì mãi mới biết là mình bị lừa. Lúc này cảm giác thực sự không thể vui vẻ gì được nữa mà trái lại, rất tức giận.
Hay như việc có cậu bạn send tin nhắn với nội dung tỏ tình tới... cô gái mà cậu biết cũng có ý với mình. Anh chàng hí hửng mang tin nhắn của các cô gái trả lời đồng ý tới lớp cho cả lớp cùng xem. Trong khi các “con cá” của cậu bạn này đỏ mặt, xấu hổ, có người còn khóc, anh chàng không ngờ rằng, những người trong lớp phản ứng rất gay gắt trước trò đùa quá lố của cậu, đồng loạt lên án kiểu đùa này.
Đem chuyện tình cảm và sức khỏe ra để làm mồi câu cá vào ngày 1/4 thực sự là không nên chút nào, đây là những vấn đề rất hệ trọng đấy nhé. Vậy nên nếu bạn đang có ý định ấy, thì dừng lại ngay thôi!
Cá tháng Tư – ngày của những tiếng cười
Cá tháng Tư năm nay, chúng mình mình đã chuẩn bị những mồi câu gì để câu được cá to rồi? Mỗi tiếng cười là một liều thuốc bổ cho bạn bè và người thân sau những giờ học căng thẳng, giúp cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, giúp chúng mình xích lại gần nhau hơn. Vậy thì còn chờ gì nữa mà không bắt đầu một ngày cá tháng Tư đáng nhớ nhỉ!
Lịch sử ngày cá tháng Tư
Từ trước tới nay, thế giới vẫn mặc định coi Pháp là quê hương của ngày Cá tháng Tư. Lịch sử ghi chép lại rằng, ngày xưa nước Pháp lấy ngày 1/4 làm ngày đầu năm mới. Tới năm 1564, vua Pháp là Charles IX đã quyết định lấy ngày 1/1 như hiện nay thay vì 1 tháng 4 như dân chúng vẫn dùng trước đó. Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc lạc hậu nên nhiều người không nhận được tin đổi lịch. Họ tiếp tục coi ngày 1 tháng 4 là năm mới và bị những người khác cười vì điều ngoan cố “ngớ ngẩn” này.
Ngày lễ đặc biệt này nhanh chóng lan rộng ra các nước châu Âu và khắp nơi trên thế giới và dần được xem là ngày quốc tế nói dối đấy. Ngày 1/4 cũng có khá nhiều tên gọi khác nhau. Người Anh đặt tên ngày này là April's fool (kẻ ngốc tháng Tư) trong khi tại Scotland ngày Cá tháng Tư lại có tên gọi là April “Gowks”, và không chỉ có vậy, Scotland có tới 2 ngày Cá tháng Tư cơ đấy. Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là “Ngày vuốt đuôi”. Bất cứ ở đâu áp dụng ngày lễ này thì mọi người đều được phép nói dối và “lường gạt” người khác để gây cười mà không bị giận.
Ngày cá tháng Tư được hầu hết teen Việt biết đến và đón chờ như là một dịp để chọc ghẹo mọi người và có những trận cười sảng khoái mà không lo bị người khác giận. Những lời nói dối nhẹ nhàng mang lại tiếng cười cho bạn bè và người thân sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, thật quá lý tưởng rồi còn gì! Q. Nghĩa (18t) hào hứng cho biết: “Mình và lũ bạn rất mong chờ tới ngày 1/4 để được áp dụng những trò lừa đối với mọi người. Năm nào cũng vậy, ai cũng hào hứng tham gia. Những bạn bị lừa thì chỉ giận được lúc đầu, sau rồi cũng cười toe tán thưởng và nhập hội “câu cá” nữa đấy”.
Hay T. Tuấn (19t – ĐH KTQD) cũng chia sẻ: “Năm ngoái lớp mình đã thi nhau xem ai câu được nhiều cá hơn. Thống nhất với nhau trước đó một ngày, ấy vậy mà có nhiều bạn còn quên, tới lớp bị lừa mà cứ tin là thật. Phải đến khi buổi học kết thúc mới vỡ òa ra. Khi ấy thì đã dính mồi câu của bọn mình rồi. Hehe. Sau đó cả lớp còn tổ chức liên hoan, chúc mừng các thợ câu giỏi nhất nữa đấy".
Không biết các bạn ấy sử dụng “mồi câu” gì mà hiệu quả thế nhỉ? Đơn giản thôi, các bạn ấy đã chia sẻ với chúng tớ những bí quyết nhỏ mà tỉ lệ thành công thì rất lớn nhé. T. Minh (17 tuổi - THPT Q.T) nhớ lại 1/4 năm ngoái: “Lúc ấy đang trong giờ học mà thằng bạn ngồi cạnh lại ngủ gật trên bàn. Mình cùng mấy bạn xung quanh lên kế hoạch cho hắn cắn câu. Căn đúng lúc cô đang cúi xuống xem giáo án, thức nó dậy, làm vẻ mặt nghiêm trọng:“Cô gọi mày đứng dậy đọc bài đấy. Đoạn đầu tiên nhé”. Thế là nó hoảng hốt, đứng dậy dụi mắt, cầm sách lên đọc rất to làm cô giáo cũng phải giật mình ngước lên. Cả hai cô trò đều ngơ ngác, còn chúng tớ thì được một phen vỡ bụng” – Cậu bạn nhớ lại. Hay đơn giản chỉ là: “Ê, quên kéo khóa quần kìa” hoặc: “Tôi vừa gặp thầy giám thị xong. Thầy bảo ông lên thầy gặp đấy”, cũng đã đủ làm cho đối phương phải tá hỏa lên và tin sái cổ rồi.
Cá tháng Tư - Đùa, nhưng đừng quá lố nhé!
Trong ngày này, những “vụ lừa đảo” nho nhỏ, nói dối để cười vui theo một giới hạn nào đó luôn được ủng hộ nhiệt tình. Tuy nhiên có nhiều bạn lại có những trò đùa và nói dối rất ác ý, làm mất đi tinh thần của ngày cá tháng Tư. Nhiều bạn kể lại đã từng bị lừa rằng người quen, bạn bè gặp tai nạn vào hôm đấy, được phen hốt hoảng lo lắng đến đau tim thì mãi mới biết là mình bị lừa. Lúc này cảm giác thực sự không thể vui vẻ gì được nữa mà trái lại, rất tức giận.
Hay như việc có cậu bạn send tin nhắn với nội dung tỏ tình tới... cô gái mà cậu biết cũng có ý với mình. Anh chàng hí hửng mang tin nhắn của các cô gái trả lời đồng ý tới lớp cho cả lớp cùng xem. Trong khi các “con cá” của cậu bạn này đỏ mặt, xấu hổ, có người còn khóc, anh chàng không ngờ rằng, những người trong lớp phản ứng rất gay gắt trước trò đùa quá lố của cậu, đồng loạt lên án kiểu đùa này.
Đem chuyện tình cảm và sức khỏe ra để làm mồi câu cá vào ngày 1/4 thực sự là không nên chút nào, đây là những vấn đề rất hệ trọng đấy nhé. Vậy nên nếu bạn đang có ý định ấy, thì dừng lại ngay thôi!
Cá tháng Tư – ngày của những tiếng cười
Cá tháng Tư năm nay, chúng mình mình đã chuẩn bị những mồi câu gì để câu được cá to rồi? Mỗi tiếng cười là một liều thuốc bổ cho bạn bè và người thân sau những giờ học căng thẳng, giúp cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, giúp chúng mình xích lại gần nhau hơn. Vậy thì còn chờ gì nữa mà không bắt đầu một ngày cá tháng Tư đáng nhớ nhỉ!
Theo Kenh14