Bước tiến mới trong việc nghiên cứu nguồn gốc sự sống trên Trái Đất

Mr_Zer0

Gục ngã...
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2011
Bài viết
6.101
Bằng kính viễn vọng thế hệ mới nhất Atacama Large Millimeter Array (ALMA), sử dụng hệ thống tân tiến gồm 64 chiếc ăng-ten vô tuyến cực lớn ở phía bắc Chile, các nhà khoa học tại European Southern Observatory đã tìm thấy được dạng đơn giản của phân tử đường trên quỹ đạo của một binary star – sao kép.


Được biết đến dưới tên mã 16293 – 2422, ngôi sao này cách chúng ta 400 năm ánh sáng và có khối lượng bằng khối lượng mặt trời. Từ đây, người ta có thể dần làm sáng tỏ rằng, làm thế nào các vật chất của sự sống lại có thể hình thành một cách tự phát trong không gian, ngay cả khi không ở trên một hành tinh nào cả.


alma_space_sugar-c8b6b.jpg


Phân tử được tìm thấy là glycolaldehyde (C2H4O2), là đồng phân với nhóm đường glucose quen thuộc với chúng ta (C6H12O6), và cũng là một trong những thành phần cấu tạo nên DNA và RNA. Glycolaldehyde đã được tìm thấy trong những đám bụi ngoài vũ trụ từ năm 2000, nhưng quan trọng là, lần đầu tiên các nhà khoa học tìm ra nó tại đúng thời gian và địa điểm mong muốn, nơi có thể có sự xuất hiện của sự sống.

Các phân tử tự do trong vũ trụ xoay liên tục. Khi chúng hấp thụ bức xạ gần đó, chúng sẽ chuyển sang mức năng lượng xoay cao hơn, và ngược lại, chúng sẽ phát ra bức xạ của riêng mình. Tần số bức xạ được phát ra từ mỗi phân tử chính là “dấu vân tay” giúp cho các nhà khoa học xác định được chính xác các phân tử ở xa hàng trăm năm ánh sáng.


alma_space_sugar-2-c8b6b.jpg


Hầu hết các phản ứng hoá học ở Trái Đất đều diễn ra trong môi trường nước, nhưng trong không gian thì khác. Các phân tử nhỏ như nước, formaldehyde, mê-tan, amoniac, carbon dioxide hay methanol là thành phần chính trong đám mây bụi vũ trụ. Một tia sét đánh vào đám mây, nó cung cấp năng lượng cho phản ứng tổng hợp nên các phân tử lớn hơn (ví dụ như phân tử đường) từ các phân tử nhỏ và đẩy chúng ra khỏi các đám bụi này.

Một câu hỏi lớn được đặt ra, đó là: các phản ứng này sinh ra được các phân tử phức tạp đến cỡ nào, để rồi chúng sẽ kết hợp lại thành một hành tinh mới?” – theo Jes Jorgensen từ Niels Bohr Institute, Đan Mạch, là người đứng đầu nhóm nghiên cứu. “Điều này có thể cho chúng ta biết về cuộc sống đang nảy sinh ở một nơi nào đó khác trong vũ trụ, và ALMA là thiết bị quan trọng giúp chúng ta vén bức màn bí ẩn này”.


alma_space_sugar-3-3159f.jpg


Rất nhiều phân tử được tìm thấy trong không gian giống với các phân tử tìm được trong thí nghiệm tổng hợp các tiền chất của sự sống. Điều này giúp ta khẳng định chắc chắn hơn về sự có mặt và vai trò của chúng trong việc hình thành sự sống”, theo Jan M.Hollis tại trung tâm NASA's Goddard Space Flight Center, Greenbelt, Maryland.

Những phân tử này tuy ở trong không gian nhưng chúng có khả năng mang lại sự sống cho các hành tinh khác, một giả thiết được đặt ra là nếu có một sao chổi mang những chất đó rồi va vào các hành tinh, và các phân tử đóng vai trò như chất xúc tác cho sự sống. Nếu đó thực sự là nguồn gốc sự sống trên Trái Đất, vậy nhiệm vụ tìm kiếm sự sống trên sao Hoả sẽ trở nên đơn giản và có nhiều khả năng thành công hơn.


alma_space_sugar-4-c8b6b.jpg


ALMA đã tìm thấy các phân tử glycolaldehyde trong lớp khí xung quanh hệ thống sao 16293 – 2422, chúng cách ngôi sao đó 1,85 tỉ dặm và đang di chuyển vào gần nhau, tiến vào vùng “có thể ở được” – habitable zone, đây là khu vực xung quanh một ngôi sao mà hành tinh gần đó nếu có đủ áp suất khí quyển thì sẽ có thể giữ được nước trên bề mặt của nó.

Ngôi sao này rất gần chúng ta - chỉ 400 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Ophiuchus, so với khoảng cách 26.000 năm ánh sáng khi lần đầu người ta tìm thấy sự xuất hiện của glycolaldehyde năm 2000. Trong tương lai, phát hiện này sẽ là cơ hội tuyệt vời để các nhà thiên văn học nghiên cứu cụ thể và hiểu rõ hơn về cách mà các phân tử trong không gian có thể phát triển thành sự sống như thế nào.


Genk​

 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top Bottom