sinhvienktkt
Banned
- Tham gia
- 29/3/2014
- Bài viết
- 5
Từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm, chỉ bằng chiếc điện thoại thông minh, người dùng có thể thanh toán cho tất cả các nhu cầu của mình mà không cần phải dùng đến tiền mặt. Thanh toán di động, ví điện tử Việt Nam đang hiện thực hóa dần viễn cảnh này.
Tăng nhanh người dùng
Ví điện tử xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam năm 2008, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết 2013, Việt Nam có 1,84 triệu ví điện tử, tổng lượng giao dịch trong năm đạt 23.350 tỷ đồng. Trong năm 2009, chỉ có 70.000 ví được lập và giao dịch chỉ 5 tỷ đồng. Con số vượt trội 4 năm sau này có sự góp sức của việc phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin – viễn thông cũng như việc phổ cập các thiết bị công nghệ với giá ngày càng rẻ. Các cải thiện về việc dễ tiếp cận, sử dụng đơn giản hơn, các dịch vụ thanh toán được nhiều hơn cũng góp phần giúp số lượng người sử dụng ví điện tử thanh toán thay cho tiền mặt tăng lên nhanh chóng.
Ví điện tử có thể hiểu đơn giản là một tài khoản điện tử, có chức năng như một chiếc Ví tiền trong thế giới Internet nhằm hỗ trợ người dùng thanh toán, giao dịch trên môi trường internet (online) và cả mua hàng, thanh toán trực tiếp nhờ các ứng dụng trên điện thoại thông minh gần đây. Theo ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó Tổng Giám đốc M_Sevice, chủ quản dịch vụ ví điện tử MoMo thì “Ví điện tử MoMo là ứng dụng trên điện thoại di động, đứng trung gian giúp khách hàng ngân hàng thanh toán, mua hàng rất nhiều dịch vụ và tiện ích. Sự tiện lợi trong việc giao dịch thông qua ví điện tử MoMo còn kích thích người dùng mở các tài khoản ở ngân hàng”.
Càng ngày càng nhiều bạn trẻ thích mua hàng hàng hoặc thanh toán trên di động
Tại Việt Nam, ngoài MoMo còn có khá nhiều nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử như Payoo, VNPay, Ngân Lượng, VTC Pay… nhưng hầu hết đều chú trọng hoạt động trên môi trường web, tính thích ứng chưa cao với nhu cầu thanh toán tức thời và di động của người các thiết bị mới. Các ví này được xem sẽ thúc đẩy việc thanh toán thương mại điện tử nhưng chỉ tác động được đến các giao dịch của doanh nghiệp với doanh nghiệp là chủ yếu, người dùng cuối, với thói quen và việc các trang thương mại điện tử cho phép thanh toán bằng tiền mặt khi giao hàng đã chưa thấy sự cần thiết của phương tiện thanh toán này. Vì thế, việc chuyển dịch lên điện thoại di động - thiết bị luôn đi theo của mỗi người có lẽ là cú hích lớn để thay đổi thói quen thanh toán của người dùng Việt.
Tiện và lợi nhiều đường
Anh Quốc Thiều, Thủ Đức, TPHCM nói “Vì thường xuyên vắng nhà lúc người thu tiền điện, nước, internet, truyền hình cáp… đến nên tôi cứ phải đi đóng sau đó rất mất thời gian hoặc chịu bị cắt. Cho đến khi tôi dùng ứng dụng MoMo trên điện thoại, tôi cứ chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản ví này và đầu tháng cứ thanh toán một lượt. Ứng dụng MoMo nhớ tất cả các dịch vụ tôi đã đóng nên cũng không cần phải nhập lại”.
Nhu cầu của người dùng với một chiếc ví ảo luôn sẵn sàng để hỗ trợ mọi thanh toán giao dịch trong điện thoại, giải quyết tất cả các nhu cầu từ xa hay khi mình không sẵn tiền mặt là có thật. Chỉ riêng ứng dụng MoMo, số lượng khách hàng tải trên các kho ứng dụng lớn như Google Play, Appstore và Windows Phone đã đạt hơn 500.000 lượt, dù chỉ mới ra đời từ tháng 6/2014. Ứng dụng VTC Pay cũng đạt 50.000 tải.
Hiện tại, với ví MoMo, người dùng có thể làm từ các dịch vụ đơn giản như nạp tiền điện thoại cho mình và người khác, thanh toán các hóa đơn dịch vụ đến mua vé xem phim của nhiều cụm rạp, vé máy bay, mua các mã thẻ game hay diệt virus, thậm chí thanh toán khoản vay tiêu dùng cá nhân, quyên góp từ thiện hay bình chọn trong các chương trình truyền hình. Các hình thức chiết khấu cao cùng khuyến mãi lớn khi sử dụng thanh toán thông qua ví điện từ này là điều mà giao dịch trực tiếp không thể có. Thêm vào dó, việc tránh phải mang một lượng tiền mặt lớn sẽ hạn chế các rủi ro về an ninh cho người dùng. Như gần đây, câu chuyện về việc lừa đóng tiền điện bằng hóa đơn giả, người dùng hoàn toàn tránh được việc này khi thanh toán qua các kênh thanh toán như ví điện tử.
MoMo cho biết đã đầu tư hàng triệu USD/năm cho công nghệ và kỳ vọng sẽ đạt 1 triệu người dùng, đưa số dịch vụ từ 70 lên 100 trong năm nay. “Chúng tôi tin với sự an toàn, đơn giản và nhanh chóng của ví điện tử, toàn bộ giao dịch thanh toán/mua sắm trong đời sống, thanh toán/chuyển tiền với nhau của người dùng từ sáng đến tối sẽ chỉ cần gói gọn trong chiếc điện thoại thông minh trong thời gian gần”, ông Tường nói.
Download ứng dụng Momo dành cho :
Android: bit.ly/momoandroid
iOS : bit.ly/momo-apple
Windows Phone: bit.ly/momo-winphone
Tăng nhanh người dùng
Ví điện tử xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam năm 2008, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết 2013, Việt Nam có 1,84 triệu ví điện tử, tổng lượng giao dịch trong năm đạt 23.350 tỷ đồng. Trong năm 2009, chỉ có 70.000 ví được lập và giao dịch chỉ 5 tỷ đồng. Con số vượt trội 4 năm sau này có sự góp sức của việc phát triển của hạ tầng công nghệ thông tin – viễn thông cũng như việc phổ cập các thiết bị công nghệ với giá ngày càng rẻ. Các cải thiện về việc dễ tiếp cận, sử dụng đơn giản hơn, các dịch vụ thanh toán được nhiều hơn cũng góp phần giúp số lượng người sử dụng ví điện tử thanh toán thay cho tiền mặt tăng lên nhanh chóng.
Ví điện tử có thể hiểu đơn giản là một tài khoản điện tử, có chức năng như một chiếc Ví tiền trong thế giới Internet nhằm hỗ trợ người dùng thanh toán, giao dịch trên môi trường internet (online) và cả mua hàng, thanh toán trực tiếp nhờ các ứng dụng trên điện thoại thông minh gần đây. Theo ông Nguyễn Mạnh Tường, Phó Tổng Giám đốc M_Sevice, chủ quản dịch vụ ví điện tử MoMo thì “Ví điện tử MoMo là ứng dụng trên điện thoại di động, đứng trung gian giúp khách hàng ngân hàng thanh toán, mua hàng rất nhiều dịch vụ và tiện ích. Sự tiện lợi trong việc giao dịch thông qua ví điện tử MoMo còn kích thích người dùng mở các tài khoản ở ngân hàng”.
Càng ngày càng nhiều bạn trẻ thích mua hàng hàng hoặc thanh toán trên di động
Tiện và lợi nhiều đường
Anh Quốc Thiều, Thủ Đức, TPHCM nói “Vì thường xuyên vắng nhà lúc người thu tiền điện, nước, internet, truyền hình cáp… đến nên tôi cứ phải đi đóng sau đó rất mất thời gian hoặc chịu bị cắt. Cho đến khi tôi dùng ứng dụng MoMo trên điện thoại, tôi cứ chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản ví này và đầu tháng cứ thanh toán một lượt. Ứng dụng MoMo nhớ tất cả các dịch vụ tôi đã đóng nên cũng không cần phải nhập lại”.
Nhu cầu của người dùng với một chiếc ví ảo luôn sẵn sàng để hỗ trợ mọi thanh toán giao dịch trong điện thoại, giải quyết tất cả các nhu cầu từ xa hay khi mình không sẵn tiền mặt là có thật. Chỉ riêng ứng dụng MoMo, số lượng khách hàng tải trên các kho ứng dụng lớn như Google Play, Appstore và Windows Phone đã đạt hơn 500.000 lượt, dù chỉ mới ra đời từ tháng 6/2014. Ứng dụng VTC Pay cũng đạt 50.000 tải.
Ứng dụng MoMo nhanh chóng “được lòng” người dùng
Hiện tại, với ví MoMo, người dùng có thể làm từ các dịch vụ đơn giản như nạp tiền điện thoại cho mình và người khác, thanh toán các hóa đơn dịch vụ đến mua vé xem phim của nhiều cụm rạp, vé máy bay, mua các mã thẻ game hay diệt virus, thậm chí thanh toán khoản vay tiêu dùng cá nhân, quyên góp từ thiện hay bình chọn trong các chương trình truyền hình. Các hình thức chiết khấu cao cùng khuyến mãi lớn khi sử dụng thanh toán thông qua ví điện từ này là điều mà giao dịch trực tiếp không thể có. Thêm vào dó, việc tránh phải mang một lượng tiền mặt lớn sẽ hạn chế các rủi ro về an ninh cho người dùng. Như gần đây, câu chuyện về việc lừa đóng tiền điện bằng hóa đơn giả, người dùng hoàn toàn tránh được việc này khi thanh toán qua các kênh thanh toán như ví điện tử.
MoMo cho biết đã đầu tư hàng triệu USD/năm cho công nghệ và kỳ vọng sẽ đạt 1 triệu người dùng, đưa số dịch vụ từ 70 lên 100 trong năm nay. “Chúng tôi tin với sự an toàn, đơn giản và nhanh chóng của ví điện tử, toàn bộ giao dịch thanh toán/mua sắm trong đời sống, thanh toán/chuyển tiền với nhau của người dùng từ sáng đến tối sẽ chỉ cần gói gọn trong chiếc điện thoại thông minh trong thời gian gần”, ông Tường nói.
Download ứng dụng Momo dành cho :
Android: bit.ly/momoandroid
iOS : bit.ly/momo-apple
Windows Phone: bit.ly/momo-winphone
Nguồn: Thanh Niên