Bitcoin là gì?
Bitcoin là một loại tiền điện tử được phát minh bởi 1 lập trình viên ẩn danh có tên là Satoshi Nakatomo vào năm 2009. Đối với nhiều người, lợi ích chính của Bitcoin là sự độc lập khỏi thế giới chính trị, các thể chế ngân hàng và tập đoàn. Không ai có thể can thiệp vào các giao dịch BTC, áp đặt phí giao dịch hay là lấy đi mất tiền của người khác. Ngoài ra, những chuyển biến của Bitcoin đều cực kỳ minh bạch - mỗi giao dịch đều được lưu trữ trong một sổ cái công cộng phần tán được gọi là mạng lưới Blockchain.
Cũng chính vì điều đó mà người ta vẫn luôn đặt ra một câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng và vẫn là một tranh cãi trong cộng đồng bitcoin. Bitcoin là gì, nó là tiền tệ hay là một loại tài sản như vàng?
Bitcoin đã tăng từ 0.0007 USD lên 20.000 USD 1 bit sau 10 năm
Mua bitcoin tại đây: Aliniex
Nhận định của các chuyên gia về Bitcoin
Theo ông Noah Eric Silverman, chuyên gia trí tuệ nhân tao, người sáng lập Công ty Helios cho biết, bitcoin có 3 xu hướng chính:
Thứ nhất, bitcoin được nhiều nhà đầu tư coi như một dạng đầu tư như vàng.
Thứ hai, bitcoin được coi như tiền tệ, ví dụ như Nhật Bản và rất nhiều quốc gia, các công ty, tập đoàn lớn cho phép bitcoin được sử dụng ở quán cafe, nhà hàng.
Thứ ba, nhiều doanh nghiệp coi bitcoin là công cụ trong hoạt động kinh doanh của mình, nhưng 95% doanh nghiệp thất bại. Tuy nhiên, ông cho biết, đáng mừng là 5% đang phát triển và sẽ là những doanh nghiệp đột phá.
Luật không cấm sử dụng Bitcoin
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên BASICO khẳng định:
“Không nên cấm giao dịch đầu tư, kinh doanh bitcoin, mặc dù nó rất ảo và rất rủi ro.”
Ông Đức phân tích, theo luật hiện hành thì tiền ảo không bị cấm giao dịch mua bán, trao đổi, tặng cho,... Chỉ bị cấm thanh toán, tức là cấm coi nó như tiền. Từ ngày 1-1-2018, không có chuyện Nhà nước thắt chặt pháp lý với tiền ảo.
Trong khi đó, ông nhận xét, bitcoin không phải là công nghệ, mà là sản phẩm của công nghệ. Ngoài ra, bitcoin không phải là tiền, chẳng là ngoại tệ, càng không phải là nội tệ; cũng không phải là tiền điện tử, tiền mã hoá, không có mối liên hệ trực tiếp với đồng tiền, mà chỉ là một thứ tiền nhái, tiền ảo.
Ông bổ sung thêm, bitcoin không phải là 3 loại tài sản vật, tiền, giấy tờ có giá, mà là loại tài sản thứ tư, đó là quyền tài sản. “Vấn đề là tài sản tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự, chỉ còn có công nhận nó là hàng hoá hay không theo quy định của Luật Thương mại”, ông nói.
Bitcoin là tài sản nhưng không thể là tiền tệ
Bitcoin được công nhận là tài sản hợp pháp ở Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trên thực tế, một vụ án tại Trung Quốc được đưa lên tòa gần đây nhìn nhận Bitcoin là tài sản hợp pháp một cách sâu sắc hơn. Nó không chỉ là tài sản cá nhân mà còn là tài sản mà công dân Trung Quốc được phép sở hữu hơn cả “hàng hóa” đơn thuần, trong khi một số sản phẩm khác xung quanh Bitcoin vẫn bị coi là bất hợp pháp hoặc bị cấm.
Những nhận định của các chuyên gia pháp lý về “tài sản” Bitcoin được tổng hợp trong bài nghiên cứu công bố trên Tạp chí Luật và Công nghệ (JOLT) tại Đại học Richmond (Mỹ). Trong đó, Johan David Michels và ba học giả pháp lý khác đã đánh giá khả năng các token mã hóa có thể không phải là tài sản có hiệu lực pháp lý tại một số khu vực thẩm định, tập trung vào các tòa án ở Anh và xứ Wales.
Cho đến nay, hầu hết các tòa án đã công nhận Bitcoin là tài sản có giá trị của các bên liên quan. Bất cứ nơi nào xảy ra hành vi trộm cắp, tòa án có nhiệm vụ tìm kiếm công lý thay mặt cho công dân trong phạm vi quyền hạn của mình. Có một vùng mập mờ xung quanh quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số bởi toàn bộ ngành công nghiệp còn tương đối non trẻ. Đồng thời, chắc hẳn một bị cáo không nên nói rằng mình không đánh cắp coin mã hóa đơn giản chỉ vì coin không phải là loại tài sản hợp pháp. Lời bào chữa an toàn hơn có lẽ là phủ nhận việc sở hữu các loại coin này.
Các loại tiền tệ ảo như bitcoin là tài sản nhưng bản thân bitcoin không có những đặc tính cơ bản cần thiết để trở thành một loại tiền tệ có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hiện đại. Đó là nhận xét từ ông Sheng Songcheng, cố vấn cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí tài chính Yicai, Sheng nói: "Bitcoin không có các thuộc tính cơ bản cần thiết cho một loại tiền tệ vì nó là một chuỗi mã được tạo ra bởi các thuật toán phức tạp ... Nhưng tôi không phủ nhận rằng các loại tiền tệ ảo có giá trị kỹ thuật và là một loại tài sản".
Bình luận của Sheng được đưa ra sau khi PBOC tăng cường kiểm tra các sàn giao dịch bitcoin tại Trung Quốc vào đầu năm nay, từ đó thúc đẩy các công ty này ngừng cho vay ký quỹ, đưa ra mức phí giao dịch và ban hành các quy tắc nhằm kiềm chế người dùng.
Nhiều chính phủ trên thế giới vẫn đang cân nhắc làm thế nào để quản lý và xếp loại bitcoin. Loại tiền ảo này đã tăng giá mạnh trong tháng 6 và có lúc gần chạm mức 3.000 USD/bitcoin. Trung Quốc đã phân loại bitcoin là "tài sản ảo".
Ông Sheng cho rằng việc nguồn cung bitcoin sẽ bị chấm dứt vào năm 2140 khiến nó khó trở thành một phương tiện trung gian trao đổi có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hiện đại, vì nguồn cung tiền nên liên quan đến nhu cầu kinh tế.
Pháp lý về bitcoin tại Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, sự xuất hiện của đồng tiền điện tử Bitcoin đang được quan tâm với quy mô thế giới. Sự khác biệt của Bitcoin về cơ chế sở hữu, sự kiểm soát với công nghệ Blockchain- là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian do đó được gọi là chuỗi khối, có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin, Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu và cho phép những người lạ có thể giao dịch an toàn vớinhau mà không cần sự tin tưởng. Có thể xem đây là cuốn sổ cái ghi lại số dư của mỗi tài khoản và lịch sử các loại tài khoản tham gia vào giao dịch trước đó. Cùng tìm hiểu quy trình khai thác và những quy định pháp luật về loại tiền này nhé.
Mang giá trị thanh toán và trao đổi, với những quốc gia chấp nhận Bitcoin như Nhật Bản thì số lượng người dùng ngày một tăng.
Bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam năm 2013. Lúc bây giờ Bitcoin chưa bị Nhà nước hay Bộ Công Thương có những quy định cụ thể điều chỉnh nhưng cũng không hề công nhận. Cho đến khi Đại học FPT thông tin chấp nhận sinh viên đóng học phí bằng Bitcoin thì các vấn đề pháp lý được bàn đến trước đó được đề cập nhiều hơn. Ngay sau đó thì NHNN đã phản ứng bằng việc đưa ra các chế tài với việc ra tuyên bố, hành vi phát hành, cung ứng phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể như sau:
Tại Khoản 6, Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Phạt tiền từ 150.000.000 đến 200.000.000 đồng đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.
Theo đó, tại Điều 4, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016) đã có quy định rất rõ các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó không có loại phương tiện tương tự như Bitcoin, cụ thể: "Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán, bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước” sẽ được Nhà nước chấp nhận.
Ngoài ra, từ ngày 01/01/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).Về tội vi phạm các quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng mà gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp.
Tại sao Việt Nam lại không chấp nhận Bitcoin?
Với cơ chế hoạt động không có sự kiểm soát, Bitcoin nằm ngoài thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nướckhi bạn mở một tài khoản Bitcoin, bạn không cần phải khai báo bạn là ai, đến từ đâu, làm gì và thu nhập bao nhiêu hàng tháng. Chỉ cần một vài cú click chuột để tạo một địa chỉ ví trên hệ thống (wallet address), địa chỉ đó thường là một dãy ký tự xếp ngẫu nhiên tương tự như số tài khoản ngân hàng của bạn, và bạn có thể gửi nó cho bất kỳ ai để bảo họ chuyển tiền vào đó cho bạn.
Vì thế những giao dịch ngầm chúng ta khó kiểm soát được cho những hoạt động của tội phạm rửa tiền, trốn thuế, chuyển tiền bất hợp pháp, thanh toán, tài trợ chủ quyền quốc gia về phát hành tiền tệ sẽ bị xâm phạm, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, pháp luận nước ta đã thực hiện những chính sách quản lý riêng. Tuy nhiên, mức độ phủ sóngcủa Bitcoin hiện tại vẫn còn những vấn đề Nhà nước chưa kiểm soát được. Hy vọng trong thời gian sớm nhất chúng ta sẽ có một cái nhìn cụ thể về loại hình này.
Các sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế giới, đăng ký để tradecoin làm tăng số bitcoin của bạn:
Binance, Bitmex, CoinEX, Coinbase, Kucoin, Bibox, Bitforex, Digifinex
Bitcoin là một loại tiền điện tử được phát minh bởi 1 lập trình viên ẩn danh có tên là Satoshi Nakatomo vào năm 2009. Đối với nhiều người, lợi ích chính của Bitcoin là sự độc lập khỏi thế giới chính trị, các thể chế ngân hàng và tập đoàn. Không ai có thể can thiệp vào các giao dịch BTC, áp đặt phí giao dịch hay là lấy đi mất tiền của người khác. Ngoài ra, những chuyển biến của Bitcoin đều cực kỳ minh bạch - mỗi giao dịch đều được lưu trữ trong một sổ cái công cộng phần tán được gọi là mạng lưới Blockchain.
Cũng chính vì điều đó mà người ta vẫn luôn đặt ra một câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng và vẫn là một tranh cãi trong cộng đồng bitcoin. Bitcoin là gì, nó là tiền tệ hay là một loại tài sản như vàng?
Bitcoin đã tăng từ 0.0007 USD lên 20.000 USD 1 bit sau 10 năm
Mua bitcoin tại đây: Aliniex
Nhận định của các chuyên gia về Bitcoin
Theo ông Noah Eric Silverman, chuyên gia trí tuệ nhân tao, người sáng lập Công ty Helios cho biết, bitcoin có 3 xu hướng chính:
Thứ nhất, bitcoin được nhiều nhà đầu tư coi như một dạng đầu tư như vàng.
Thứ hai, bitcoin được coi như tiền tệ, ví dụ như Nhật Bản và rất nhiều quốc gia, các công ty, tập đoàn lớn cho phép bitcoin được sử dụng ở quán cafe, nhà hàng.
Thứ ba, nhiều doanh nghiệp coi bitcoin là công cụ trong hoạt động kinh doanh của mình, nhưng 95% doanh nghiệp thất bại. Tuy nhiên, ông cho biết, đáng mừng là 5% đang phát triển và sẽ là những doanh nghiệp đột phá.
Luật không cấm sử dụng Bitcoin
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên BASICO khẳng định:
“Không nên cấm giao dịch đầu tư, kinh doanh bitcoin, mặc dù nó rất ảo và rất rủi ro.”
Ông Đức phân tích, theo luật hiện hành thì tiền ảo không bị cấm giao dịch mua bán, trao đổi, tặng cho,... Chỉ bị cấm thanh toán, tức là cấm coi nó như tiền. Từ ngày 1-1-2018, không có chuyện Nhà nước thắt chặt pháp lý với tiền ảo.
Trong khi đó, ông nhận xét, bitcoin không phải là công nghệ, mà là sản phẩm của công nghệ. Ngoài ra, bitcoin không phải là tiền, chẳng là ngoại tệ, càng không phải là nội tệ; cũng không phải là tiền điện tử, tiền mã hoá, không có mối liên hệ trực tiếp với đồng tiền, mà chỉ là một thứ tiền nhái, tiền ảo.
Ông bổ sung thêm, bitcoin không phải là 3 loại tài sản vật, tiền, giấy tờ có giá, mà là loại tài sản thứ tư, đó là quyền tài sản. “Vấn đề là tài sản tuân theo quy định của Bộ luật Dân sự, chỉ còn có công nhận nó là hàng hoá hay không theo quy định của Luật Thương mại”, ông nói.
Bitcoin là tài sản nhưng không thể là tiền tệ
Bitcoin được công nhận là tài sản hợp pháp ở Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trên thực tế, một vụ án tại Trung Quốc được đưa lên tòa gần đây nhìn nhận Bitcoin là tài sản hợp pháp một cách sâu sắc hơn. Nó không chỉ là tài sản cá nhân mà còn là tài sản mà công dân Trung Quốc được phép sở hữu hơn cả “hàng hóa” đơn thuần, trong khi một số sản phẩm khác xung quanh Bitcoin vẫn bị coi là bất hợp pháp hoặc bị cấm.
Những nhận định của các chuyên gia pháp lý về “tài sản” Bitcoin được tổng hợp trong bài nghiên cứu công bố trên Tạp chí Luật và Công nghệ (JOLT) tại Đại học Richmond (Mỹ). Trong đó, Johan David Michels và ba học giả pháp lý khác đã đánh giá khả năng các token mã hóa có thể không phải là tài sản có hiệu lực pháp lý tại một số khu vực thẩm định, tập trung vào các tòa án ở Anh và xứ Wales.
Cho đến nay, hầu hết các tòa án đã công nhận Bitcoin là tài sản có giá trị của các bên liên quan. Bất cứ nơi nào xảy ra hành vi trộm cắp, tòa án có nhiệm vụ tìm kiếm công lý thay mặt cho công dân trong phạm vi quyền hạn của mình. Có một vùng mập mờ xung quanh quyền sở hữu tài sản kỹ thuật số bởi toàn bộ ngành công nghiệp còn tương đối non trẻ. Đồng thời, chắc hẳn một bị cáo không nên nói rằng mình không đánh cắp coin mã hóa đơn giản chỉ vì coin không phải là loại tài sản hợp pháp. Lời bào chữa an toàn hơn có lẽ là phủ nhận việc sở hữu các loại coin này.
Các loại tiền tệ ảo như bitcoin là tài sản nhưng bản thân bitcoin không có những đặc tính cơ bản cần thiết để trở thành một loại tiền tệ có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hiện đại. Đó là nhận xét từ ông Sheng Songcheng, cố vấn cho Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí tài chính Yicai, Sheng nói: "Bitcoin không có các thuộc tính cơ bản cần thiết cho một loại tiền tệ vì nó là một chuỗi mã được tạo ra bởi các thuật toán phức tạp ... Nhưng tôi không phủ nhận rằng các loại tiền tệ ảo có giá trị kỹ thuật và là một loại tài sản".
Bình luận của Sheng được đưa ra sau khi PBOC tăng cường kiểm tra các sàn giao dịch bitcoin tại Trung Quốc vào đầu năm nay, từ đó thúc đẩy các công ty này ngừng cho vay ký quỹ, đưa ra mức phí giao dịch và ban hành các quy tắc nhằm kiềm chế người dùng.
Nhiều chính phủ trên thế giới vẫn đang cân nhắc làm thế nào để quản lý và xếp loại bitcoin. Loại tiền ảo này đã tăng giá mạnh trong tháng 6 và có lúc gần chạm mức 3.000 USD/bitcoin. Trung Quốc đã phân loại bitcoin là "tài sản ảo".
Ông Sheng cho rằng việc nguồn cung bitcoin sẽ bị chấm dứt vào năm 2140 khiến nó khó trở thành một phương tiện trung gian trao đổi có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hiện đại, vì nguồn cung tiền nên liên quan đến nhu cầu kinh tế.
Pháp lý về bitcoin tại Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, sự xuất hiện của đồng tiền điện tử Bitcoin đang được quan tâm với quy mô thế giới. Sự khác biệt của Bitcoin về cơ chế sở hữu, sự kiểm soát với công nghệ Blockchain- là công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian do đó được gọi là chuỗi khối, có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin, Blockchain được thiết kế để chống lại sự thay đổi dữ liệu và cho phép những người lạ có thể giao dịch an toàn vớinhau mà không cần sự tin tưởng. Có thể xem đây là cuốn sổ cái ghi lại số dư của mỗi tài khoản và lịch sử các loại tài khoản tham gia vào giao dịch trước đó. Cùng tìm hiểu quy trình khai thác và những quy định pháp luật về loại tiền này nhé.
Mang giá trị thanh toán và trao đổi, với những quốc gia chấp nhận Bitcoin như Nhật Bản thì số lượng người dùng ngày một tăng.
Bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam năm 2013. Lúc bây giờ Bitcoin chưa bị Nhà nước hay Bộ Công Thương có những quy định cụ thể điều chỉnh nhưng cũng không hề công nhận. Cho đến khi Đại học FPT thông tin chấp nhận sinh viên đóng học phí bằng Bitcoin thì các vấn đề pháp lý được bàn đến trước đó được đề cập nhiều hơn. Ngay sau đó thì NHNN đã phản ứng bằng việc đưa ra các chế tài với việc ra tuyên bố, hành vi phát hành, cung ứng phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể như sau:
Tại Khoản 6, Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Phạt tiền từ 150.000.000 đến 200.000.000 đồng đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.
Theo đó, tại Điều 4, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016) đã có quy định rất rõ các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó không có loại phương tiện tương tự như Bitcoin, cụ thể: "Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán, bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước” sẽ được Nhà nước chấp nhận.
Ngoài ra, từ ngày 01/01/2018, hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).Về tội vi phạm các quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng mà gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp.
Tại sao Việt Nam lại không chấp nhận Bitcoin?
Với cơ chế hoạt động không có sự kiểm soát, Bitcoin nằm ngoài thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nướckhi bạn mở một tài khoản Bitcoin, bạn không cần phải khai báo bạn là ai, đến từ đâu, làm gì và thu nhập bao nhiêu hàng tháng. Chỉ cần một vài cú click chuột để tạo một địa chỉ ví trên hệ thống (wallet address), địa chỉ đó thường là một dãy ký tự xếp ngẫu nhiên tương tự như số tài khoản ngân hàng của bạn, và bạn có thể gửi nó cho bất kỳ ai để bảo họ chuyển tiền vào đó cho bạn.
Vì thế những giao dịch ngầm chúng ta khó kiểm soát được cho những hoạt động của tội phạm rửa tiền, trốn thuế, chuyển tiền bất hợp pháp, thanh toán, tài trợ chủ quyền quốc gia về phát hành tiền tệ sẽ bị xâm phạm, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, pháp luận nước ta đã thực hiện những chính sách quản lý riêng. Tuy nhiên, mức độ phủ sóngcủa Bitcoin hiện tại vẫn còn những vấn đề Nhà nước chưa kiểm soát được. Hy vọng trong thời gian sớm nhất chúng ta sẽ có một cái nhìn cụ thể về loại hình này.
Các sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế giới, đăng ký để tradecoin làm tăng số bitcoin của bạn:
Binance, Bitmex, CoinEX, Coinbase, Kucoin, Bibox, Bitforex, Digifinex