- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Mạng xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến và thâm nhập vào nhiều lĩnh vực trong đời sống trong đó có giáo dục. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều giáo viên có thể vận dụng mạng xã hội để quản lý và tăng sức hấp dẫn trong các bài giảng của mình.
1. Khuyến khích sinh viên có ý thức cộng đồng
iTunes U là một chương trình của Apple hợp tác với các trường đại học trên thế giới để đưa các bài giảng lên internet. Ứng dụng chứa một kho tàng kiến thức rộng lớn trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, tài chính, khoa học kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật ...
Anna Divinsky, một giáo viên tại Đại học tiểu bang Penn của Mỹ, đã tạo ra một lớp học "ảo" trên iTunes U với tên gọi là Art 10: Introduction to Visual Studies. Sau đó chương trình này đã phát triển thành một khóa học trực tuyến với tên gọi Coursera (cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí của các trường đại học uy tín). Khóa học này hiện đã thu hút được hơn 58.000 sinh viên tham gia.
Trong mỗi lớp học này, mỗi nhóm sinh viên sẽ chịu trách nhiệm đánh giá việc học tập của nhau. Vì là lớp trực tuyến nên mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối người học và tạo ra một cộng đồng học tập trực tuyến.
Từ đây người học sẽ chia sẻ kết quả học tập của mình trên nhiều mạng xã hội khác nhau. Trên Flickr, họ có thể đánh dấu tác phẩm nghệ thuật của mình với từ khoá artmooc. Trên Twitter, họ chia sẻ công việc với các hashtag #artmooc. Một số sinh viên khác thì chọn Facebook làm nơi để trao đổi các kiến thức và thành tích học tập của mình.
2. Sử dụng hashtag để tạo thảo luận giữa diễn giả và khách mời
Theo một cuộc khảo sát gần đây của YPulse, 21% người dùng sử dụng Twitter như một nguồn thông tin chính của họ. Khuyến khích học sinh tham gia với khách mời thông qua Twitter sẽ giúp học sinh tham gia nhiều hơn vào việc học tập trong môi trường trực tuyến.
Một cách khác là kết hợp hashtags trong các cuộc thảo luận để khuyến khích sinh viên "tweet" câu hỏi trong khi diễn giả đang thuyết trình. Phương pháp này đảm bảo rằng sinh viên sẽ không làm gián đoạn mạch văn của bài diễn thuyết trong khi diễn giả nói. Quan trọng hơn, những người không tham gia các lớp học này cũng vẫn có thể đặt câu hỏi đối với các diễn giả về những vấn đề họ quan tâm.
3. Yêu cầu sinh viên viết blog
Trong khi giảng dạy tại một lớp học kinh doanh ở Đại học New York, cô giáo Ted Magner đã yêu cầu mỗi sinh viên giữ viết blog về các xu hướng truyền thông mà họ lựa chọn. Hoạt động này không chỉ khuyến khích đọc báo mỗi ngày mà còn giúp sinh viên hình thành kỹ năng sử dụng link, chèn hình ảnh và trích dẫn từ các tài liệu trên mạng.
Tuy nhiên, nhiều sinh viên đại học và học sinh trung học lại thấy viết blog giống như một việc vặt nhiều hơn là một cách để định hướng nghề nghiệp. Do đó, giáo viên nên định hướng cho học sinh, sinh viên thông qua những việc tưởng chừng như chỉ là "nhỏ nhặt" ấy mà không cần gây một áp lực nào khác đối với người học.
4. Sử dụng Google Hangouts
Đối với các giáo viên đang giảng dạy từ xa, hoặc đang giảng dạy trên một lớp học trực tuyến, Google Hangouts có thể là một cách tuyệt vời để kiểm tra việc học tập của các sinh viên thông qua phương thức trao đổi trực tuyến (chat).
5. Tạo lớp học cộng đồng trên Edmodo
Edmodo là công cụ dạy học theo mô hình mạng xã hội. Với hơn 17 triệu người sử dụng , Edmodo là một công cụ dạy học rất hữu ích và hiệu quả. Giáo viên có thể chia sẻ file, link, bài học, điểm số cũng như gửi các thông báo hoặc trò chuyện với người học như trên Facebook, tiến hành các khảo sát chất lượng dạy học và quản lí lớp học bằng lịch. Học sinh có thể trao đổi trực tuyến với giáo viên hướng dẫn hoặc nhắn cho các bạn học khác, tương tác với không gian thảo luận và thậm chí là có thể truy cập Edmodo từ smartphone thông qua một trang web đã được tối ưu hóa cho điện thoại.
6. Tổ chức dạy học trên Second Life
Đối với lớp Triết học không gian ảo tại đại học Northwestern, sinh viên tạo ra các tài khoản trên Second Life để khám phá các chủ đề như danh bạ trực tuyến, xây dựng cộng đồng trực tuyến trong game.
Trong mỗi tuần sẽ có vài ngày các sinh viên được giao lưu với nhau trong thế giới ảo thay vì gặp mặt tại một giảng đường thực tế. Trước mỗi tiết học ảo như vậy thì người giáo viên sẽ gửi một email thông báonhư "Lớp học vào hôm thứ ba sẽ được tổ chức trong Second Life thay vì lên giảng đường. Tôi sẽ gửi email thông báo thời điểm online cho tất cả các bạn".
Theo vnreview
1. Khuyến khích sinh viên có ý thức cộng đồng
iTunes U là một chương trình của Apple hợp tác với các trường đại học trên thế giới để đưa các bài giảng lên internet. Ứng dụng chứa một kho tàng kiến thức rộng lớn trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, tài chính, khoa học kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật ...
Anna Divinsky, một giáo viên tại Đại học tiểu bang Penn của Mỹ, đã tạo ra một lớp học "ảo" trên iTunes U với tên gọi là Art 10: Introduction to Visual Studies. Sau đó chương trình này đã phát triển thành một khóa học trực tuyến với tên gọi Coursera (cung cấp các khóa học trực tuyến miễn phí của các trường đại học uy tín). Khóa học này hiện đã thu hút được hơn 58.000 sinh viên tham gia.
Trong mỗi lớp học này, mỗi nhóm sinh viên sẽ chịu trách nhiệm đánh giá việc học tập của nhau. Vì là lớp trực tuyến nên mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối người học và tạo ra một cộng đồng học tập trực tuyến.
Từ đây người học sẽ chia sẻ kết quả học tập của mình trên nhiều mạng xã hội khác nhau. Trên Flickr, họ có thể đánh dấu tác phẩm nghệ thuật của mình với từ khoá artmooc. Trên Twitter, họ chia sẻ công việc với các hashtag #artmooc. Một số sinh viên khác thì chọn Facebook làm nơi để trao đổi các kiến thức và thành tích học tập của mình.
"Thật thú vị khi thấy các học viên từ khắp nơi trên thế giới muốn kết nối với nhau để xây dựng một cộng đồng cùng học tập", Divinsky nói.
2. Sử dụng hashtag để tạo thảo luận giữa diễn giả và khách mời
Theo một cuộc khảo sát gần đây của YPulse, 21% người dùng sử dụng Twitter như một nguồn thông tin chính của họ. Khuyến khích học sinh tham gia với khách mời thông qua Twitter sẽ giúp học sinh tham gia nhiều hơn vào việc học tập trong môi trường trực tuyến.
Một cách khác là kết hợp hashtags trong các cuộc thảo luận để khuyến khích sinh viên "tweet" câu hỏi trong khi diễn giả đang thuyết trình. Phương pháp này đảm bảo rằng sinh viên sẽ không làm gián đoạn mạch văn của bài diễn thuyết trong khi diễn giả nói. Quan trọng hơn, những người không tham gia các lớp học này cũng vẫn có thể đặt câu hỏi đối với các diễn giả về những vấn đề họ quan tâm.
3. Yêu cầu sinh viên viết blog
Trong khi giảng dạy tại một lớp học kinh doanh ở Đại học New York, cô giáo Ted Magner đã yêu cầu mỗi sinh viên giữ viết blog về các xu hướng truyền thông mà họ lựa chọn. Hoạt động này không chỉ khuyến khích đọc báo mỗi ngày mà còn giúp sinh viên hình thành kỹ năng sử dụng link, chèn hình ảnh và trích dẫn từ các tài liệu trên mạng.
Tuy nhiên, nhiều sinh viên đại học và học sinh trung học lại thấy viết blog giống như một việc vặt nhiều hơn là một cách để định hướng nghề nghiệp. Do đó, giáo viên nên định hướng cho học sinh, sinh viên thông qua những việc tưởng chừng như chỉ là "nhỏ nhặt" ấy mà không cần gây một áp lực nào khác đối với người học.
4. Sử dụng Google Hangouts
Đối với các giáo viên đang giảng dạy từ xa, hoặc đang giảng dạy trên một lớp học trực tuyến, Google Hangouts có thể là một cách tuyệt vời để kiểm tra việc học tập của các sinh viên thông qua phương thức trao đổi trực tuyến (chat).
5. Tạo lớp học cộng đồng trên Edmodo
Edmodo là công cụ dạy học theo mô hình mạng xã hội. Với hơn 17 triệu người sử dụng , Edmodo là một công cụ dạy học rất hữu ích và hiệu quả. Giáo viên có thể chia sẻ file, link, bài học, điểm số cũng như gửi các thông báo hoặc trò chuyện với người học như trên Facebook, tiến hành các khảo sát chất lượng dạy học và quản lí lớp học bằng lịch. Học sinh có thể trao đổi trực tuyến với giáo viên hướng dẫn hoặc nhắn cho các bạn học khác, tương tác với không gian thảo luận và thậm chí là có thể truy cập Edmodo từ smartphone thông qua một trang web đã được tối ưu hóa cho điện thoại.
6. Tổ chức dạy học trên Second Life
Đối với lớp Triết học không gian ảo tại đại học Northwestern, sinh viên tạo ra các tài khoản trên Second Life để khám phá các chủ đề như danh bạ trực tuyến, xây dựng cộng đồng trực tuyến trong game.
Trong mỗi tuần sẽ có vài ngày các sinh viên được giao lưu với nhau trong thế giới ảo thay vì gặp mặt tại một giảng đường thực tế. Trước mỗi tiết học ảo như vậy thì người giáo viên sẽ gửi một email thông báonhư "Lớp học vào hôm thứ ba sẽ được tổ chức trong Second Life thay vì lên giảng đường. Tôi sẽ gửi email thông báo thời điểm online cho tất cả các bạn".
Theo vnreview