- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Một số mẹo thi cho cả bốn phần của bài thi
PHẦN THI NGHE
1. Đọc kỹ các hướng dẫn chứ không chỉ liếc qua. Các chỉ dẫn này không giống y như trong bài luyện thi hay trong các bài thi ra trước đó.
2. Người nói sẽ thường đưa ra câu trả lời rồi ngay sau đó tự sửa lại điều vừa nói – hãy chú ý điểm này. Đây là một bẫy thường gặp.
3. Cố đoán xem người nói trong băng sẽ nói gì. Việc này yêu cầu sự tập trung – có thể dễ dàng khi nghe ngôn ngữ của bạn, nhưng với tiếng Anh thì sẽ khó hơn.
4. Nên nhớ nếu bạn muốn đạt điểm cao, bạn cần đặt mục tiêu trả lời đúng tất cả các câu hỏi ở phần 1 và 2. Đừng chủ quan ở những phần dễ hơn này.
5. Mặc dù ngoài thị trường không có bán nhiều sách luyện thi IELTS nhưng các sách luyện thi khác của Cambridge như FCE và CAE cũng có thể giúp bạn luyện tập tốt.
6. Các lỗi nhỏ có thể dẫn tới điểm thấp như lỗi chính tả, không thêm (s) hoặc ghi giờ chưa đủ, ví dụ 1.30.
7. Đừng hốt hoảng nếu bạn nghĩ chủ đề nghe quá khó hoặc băng nói quá nhanh. Hãy thư giãn và thích nghi dần.
8. Đọc, viết và nghe cùng một lúc. Điều này khó nhưng hãy cố gắng luyện tập!
9. Đừng bỏ trống, bạn sẽ không bị trừ điểm nếu thử đoán từ để điền.
PHẦN THI ĐỌC
1. Bỏ qua nếu bạn không trả lời được. Nếu bạn mất quá nhiều thời giờ để trả lời một câu hỏi thì quả là không tốt chút nào. Bạn có thể quay lại nếu còn thời gian và có thể đoán nếu không còn cách nào khác.
2. Đừng hoảng sợ nếu bạn không biết gì về đoạn văn đang đọc. Tất cả các câu trả lời đều nằm trong bài và bạn không cần phải có kiến thức chuyên môn.
3. Nên nhớ rằng bạn không có thêm thời gian để ghi phần trả lời của mình, nhiều thí sinh nghĩ rằng vì họ có thêm thời gian làm việc này trong phần thi nghe thì họ cũng có thể làm vậy trong bài thi đọc. Bạn không thể.
4. Trước kỳ thi, bạn nên đọc càng nhiều càng tốt, ví dụ như đọc báo, tạp chí, tập san. Đừng chỉ đọc một loại văn và cố gắng đọc các bài xã luận với cách viết hàn lâm nếu có thể.
5. Xem cách các đoạn văn được tổ chức như thế nào.
6.Thử đoán trước nội dung của đoạn văn từ câu mở bài.
7.Thử đặt tựa đề cho đoạn văn bạn đọc.
8. Đừng tập trung vào các từ bạn không biết. Điều này rất nguy hiểm và sẽ làm mất thời gian quý báu của bạn.
9.Cố gắng dành một khoảng thời gian nhất định hàng ngày để đọc.
10. Các lỗi chủ quan, nếu bất cẩn sẽ mất rất nhiều điểm. Nếu câu trả lời có trong đoạn văn, bạn nhớ chép lại một cách cẩn thận.
11. Kiểm tra lỗi chính tả.
12. Chỉ đưa ra một câu trả lời nếu đề bài yêu cầu bạn làm vậy.
13. Cẩn thận với danh từ số ít/số nhiều
PHẦN THI VIẾT
1. Đánh dấu/khoanh tròn các từ khóa.
2. Chia các đoạn văn cẩn thận.
3. Không lặp ý bằng các cách khác nhau.
4. Tránh không để lạc đề.
5. Tính toán thời gian cẩn thận – không làm Bài 2 vội vàng, phần này dài hơn và quan trọng hơn.
6. Mỗi đoạn chỉ nêu một ý.
7. Tránh sử dụng ngôn ngữ không trang trọng.
8. Học cách nhận biết độ dài của bài văn 150 từ bạn viết. Bạn thường không có đủ thời gian để đếm từng từ.
9. Không viết quá dài, đặc biệt là đối với Bài 1.
10. Tập làm quen với việc luôn dành ra vài phút để đọc lại và soát lỗi bài luận của bạn.
11. Không nên học thuộc lòng các bài văn mẫu, chúng sẽ không phù hợp với đề thi và bạn sẽ tạo ra nhiều lỗi bất cẩn.
PHẦN THI NÓI
1. Phần này không chỉ kiểm tra độ chính xác về ngữ pháp mà cả khả năng giao tiếp hữu hiệu của bạn.
2. Không nên học thuộc lòng các một loạt các câu trả lời sẵn. Giám khảo được đào tạo để phát hiện ra điều này và sẽ đổi câu hỏi.
3. Phát triển câu trả lời của bạn càng nhiều càng tốt.
4. Nói nhiều hơn người khảo thí.
5. Hỏi lại giám khảo cho rõ nếu cần thiết.
6. Nên nhớ rằng phần thi này không nhằm kiểm tra kiến thức và không chỉ có một câu trả lời đúng mà nhằm đảm bảo rằng bạn nêu được ý kiến của mình. Đừng lo rằng bạn chưa tỏ ra đủ uyên thâm.
7. Các lĩnh vực thi có thể đoán trước được và không phải là vô hạn. Bạn nên luyện tập ở nhà và ghi các ý tưởng của mình vào băng.
PHẦN THI NGHE
1. Đọc kỹ các hướng dẫn chứ không chỉ liếc qua. Các chỉ dẫn này không giống y như trong bài luyện thi hay trong các bài thi ra trước đó.
2. Người nói sẽ thường đưa ra câu trả lời rồi ngay sau đó tự sửa lại điều vừa nói – hãy chú ý điểm này. Đây là một bẫy thường gặp.
3. Cố đoán xem người nói trong băng sẽ nói gì. Việc này yêu cầu sự tập trung – có thể dễ dàng khi nghe ngôn ngữ của bạn, nhưng với tiếng Anh thì sẽ khó hơn.
4. Nên nhớ nếu bạn muốn đạt điểm cao, bạn cần đặt mục tiêu trả lời đúng tất cả các câu hỏi ở phần 1 và 2. Đừng chủ quan ở những phần dễ hơn này.
5. Mặc dù ngoài thị trường không có bán nhiều sách luyện thi IELTS nhưng các sách luyện thi khác của Cambridge như FCE và CAE cũng có thể giúp bạn luyện tập tốt.
6. Các lỗi nhỏ có thể dẫn tới điểm thấp như lỗi chính tả, không thêm (s) hoặc ghi giờ chưa đủ, ví dụ 1.30.
7. Đừng hốt hoảng nếu bạn nghĩ chủ đề nghe quá khó hoặc băng nói quá nhanh. Hãy thư giãn và thích nghi dần.
8. Đọc, viết và nghe cùng một lúc. Điều này khó nhưng hãy cố gắng luyện tập!
9. Đừng bỏ trống, bạn sẽ không bị trừ điểm nếu thử đoán từ để điền.
PHẦN THI ĐỌC
1. Bỏ qua nếu bạn không trả lời được. Nếu bạn mất quá nhiều thời giờ để trả lời một câu hỏi thì quả là không tốt chút nào. Bạn có thể quay lại nếu còn thời gian và có thể đoán nếu không còn cách nào khác.
2. Đừng hoảng sợ nếu bạn không biết gì về đoạn văn đang đọc. Tất cả các câu trả lời đều nằm trong bài và bạn không cần phải có kiến thức chuyên môn.
3. Nên nhớ rằng bạn không có thêm thời gian để ghi phần trả lời của mình, nhiều thí sinh nghĩ rằng vì họ có thêm thời gian làm việc này trong phần thi nghe thì họ cũng có thể làm vậy trong bài thi đọc. Bạn không thể.
4. Trước kỳ thi, bạn nên đọc càng nhiều càng tốt, ví dụ như đọc báo, tạp chí, tập san. Đừng chỉ đọc một loại văn và cố gắng đọc các bài xã luận với cách viết hàn lâm nếu có thể.
5. Xem cách các đoạn văn được tổ chức như thế nào.
6.Thử đoán trước nội dung của đoạn văn từ câu mở bài.
7.Thử đặt tựa đề cho đoạn văn bạn đọc.
8. Đừng tập trung vào các từ bạn không biết. Điều này rất nguy hiểm và sẽ làm mất thời gian quý báu của bạn.
9.Cố gắng dành một khoảng thời gian nhất định hàng ngày để đọc.
10. Các lỗi chủ quan, nếu bất cẩn sẽ mất rất nhiều điểm. Nếu câu trả lời có trong đoạn văn, bạn nhớ chép lại một cách cẩn thận.
11. Kiểm tra lỗi chính tả.
12. Chỉ đưa ra một câu trả lời nếu đề bài yêu cầu bạn làm vậy.
13. Cẩn thận với danh từ số ít/số nhiều
PHẦN THI VIẾT
1. Đánh dấu/khoanh tròn các từ khóa.
2. Chia các đoạn văn cẩn thận.
3. Không lặp ý bằng các cách khác nhau.
4. Tránh không để lạc đề.
5. Tính toán thời gian cẩn thận – không làm Bài 2 vội vàng, phần này dài hơn và quan trọng hơn.
6. Mỗi đoạn chỉ nêu một ý.
7. Tránh sử dụng ngôn ngữ không trang trọng.
8. Học cách nhận biết độ dài của bài văn 150 từ bạn viết. Bạn thường không có đủ thời gian để đếm từng từ.
9. Không viết quá dài, đặc biệt là đối với Bài 1.
10. Tập làm quen với việc luôn dành ra vài phút để đọc lại và soát lỗi bài luận của bạn.
11. Không nên học thuộc lòng các bài văn mẫu, chúng sẽ không phù hợp với đề thi và bạn sẽ tạo ra nhiều lỗi bất cẩn.
PHẦN THI NÓI
1. Phần này không chỉ kiểm tra độ chính xác về ngữ pháp mà cả khả năng giao tiếp hữu hiệu của bạn.
2. Không nên học thuộc lòng các một loạt các câu trả lời sẵn. Giám khảo được đào tạo để phát hiện ra điều này và sẽ đổi câu hỏi.
3. Phát triển câu trả lời của bạn càng nhiều càng tốt.
4. Nói nhiều hơn người khảo thí.
5. Hỏi lại giám khảo cho rõ nếu cần thiết.
6. Nên nhớ rằng phần thi này không nhằm kiểm tra kiến thức và không chỉ có một câu trả lời đúng mà nhằm đảm bảo rằng bạn nêu được ý kiến của mình. Đừng lo rằng bạn chưa tỏ ra đủ uyên thâm.
7. Các lĩnh vực thi có thể đoán trước được và không phải là vô hạn. Bạn nên luyện tập ở nhà và ghi các ý tưởng của mình vào băng.
Hiệu chỉnh: