- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Áp lực, căng thẳng không hẳn là kẻ thù nếu chúng ta biết cách sử dụng, vận dụng nó đúng cách.
Trong cuộc sống bạn có thể gặp rất nhiều áp lực, căng thẳng, đó có thể là sự trằn trọc vào đêm trước khi hôm sau có bài kiểm tra quan trọng, có thể là một buổi sáng bận rộn chuẩn bị đến trường, hoặc là cơn đau đầu ập đến sau một ngày dài với cả đống bài tập...
Trên nhiều tạp chí, sách, báo, người ta nói rất nhiều về tác hại của sự căng thẳng. Mọi người quan tâm xem làm thế nào để giảm, quản lý hay vượt qua nó, coi đó là tác nhân phản diện của thời đại chúng ta. Nhưng bạn chưa biết rằng, căng thẳng không hẳn là kẻ thù nếu chúng ta biết cách sử dụng, vận dụng nó. Hãy khôn khéo khiến căng thẳng “hợp tác” với ta, không chống lại ta. Dưới đây là 5 điều ngạc nhiên chứng minh căng thẳng là “món quà” cải thiện cuộc sống của bạn:
Căng thẳng cung cấp cho bạn năng lượng để xử lý khủng hoảng
Bạn có nhớ khoảng thời gian bạn phải thức đêm để kịp tiến độ công việc hoặc đưa ra một quyết định trong trường hợp khẩn cấp? Trong những lúc đó, phản ứng căng thẳng gây ra sự thắt chặt các cơ, nâng lượng đường trong máu nhưng đồng thời nâng cao sự tập trung của não bộ, tạo cho bạn có sức mạnh, năng lượng và khả năng tập trung cao độ để hoàn thành nhanh công việc hay đưa ra quyết định nhanh chóng. Có thể coi căng thẳng tạo sự hưng phấn, giúp bạn phản ứng nhanh với mọi khủng hoảng.
Khi gặp phải căng thẳng, bạn sẽ không còn quan tâm xem người khác nghĩ gì, lúc đó bạn sẽ đối mặt với chính bản thân mình
Căng thẳng buộc bạn phải đào sâu suy nghĩ, tư duy sắc và nhanh. Nó làm tăng sự tự tin của bạn, và hướng bạn tới con đường quyết định đúng đắn và nhanh nhạy. Căng thẳng là động lực thúc đẩy bạn vượt qua giới hạn trước kia của mình và đạt tới tiềm năng mới cao hơn.
Ảnh minh họa: Allwomanstalk.
Căng thẳng cho bạn biết bạn gặp áp lực trong vấn đề gì và thúc giục bạn giải tỏa căng thẳng đó
Đôi khi sự căng thẳng vô tình trở thành dấu hiệu tốt trong cuộc sống của bạn. Căng thẳng từ việc học hành, mối quan hệ hay trong việc sắp xếp lịch trình... là điều khó tránh khỏi, nhưng sau đó bạn nên có thời gian xem xét tác nhân gây ra căng thẳng trong những vấn đề ấy.
Có lẽ bạn đã quá chú trọng vấn đề, đặt kỳ vọng, niềm tin quá cao cho điều phi thực tế chăng? Để được thoải mái hơn, hãy nhìn vào những vấn đề không có khả năng giải tỏa được áp lực mà thay đổi nó, biến nó thành động cơ tích cực phục vụ bản thân mình, thậm chí cho nó biến mất vĩnh viễn. Tất cả đó đều cần ở bạn một sự sáng suốt, tinh tường.
Đi bộ để giải tỏa căng thẳng
Khi bạn gặp căng thẳngbạn cũng đồng thời được lên dây cót, muốn đi bộ để thư thái tâm hồn. Bình thường bạn ít khi đi bộ thể dục mà dùng máy tập hoặc thậm chí không có thời gian tập thể dục, trong khi đó, đi bộ rất tốt cho tim mạch, đồng thời qua đó cũng giúp bạn nhìn nhận vấn đề, không vội vàng trong quyết định, có thời gian suy xét kĩ mọi việc.
Bạn có thể học cách đọc biểu đồ cảm xúc của cơ thể
Điều này lí giải không có gì lạ khi các nhà lãnh đạo vĩ đại có trí tuệ cảm xúc cao. Bạn có thể sử dụng các mô hình phản ứng căng thẳng của bạn để hiểu biểu đồ cảm xúc của bản thân. Ví dụ, một dạ dày thắt chặt sẽ khi khó kiểm soát bản thân hoặc sợ tranh giành quyền lực, vai căng thẳng có thể là một dấu hiệu của sự quá tải công việc, mỏi cổ có nghĩa là không được nhanh nhẹn hoặc thiếu linh hoạt, rối loạn chính kiến...
Căng thẳng chỉ là một phản ứng sinh lý với một ý nghĩ hay cảm xúc. Vì vậy, khi bạn đọc được biểu đồ căng thẳng, bạn có thể hiểu được cảm xúc cơ bản của bản thân mà điều chỉnh lại cho phù hợp.
Hãy đối mặt với căng thẳng bởi nó là vấn đề thuộc về tâm lý không thể giải quyết ngay được. Bạn hãy khôn khéo tìm ra cách để sử dụng nó, khiến nó tạo lợi thế và trở thành nhân tố tích cực phục vụ cuộc sống của chính mình nhé!
Trong cuộc sống bạn có thể gặp rất nhiều áp lực, căng thẳng, đó có thể là sự trằn trọc vào đêm trước khi hôm sau có bài kiểm tra quan trọng, có thể là một buổi sáng bận rộn chuẩn bị đến trường, hoặc là cơn đau đầu ập đến sau một ngày dài với cả đống bài tập...
Trên nhiều tạp chí, sách, báo, người ta nói rất nhiều về tác hại của sự căng thẳng. Mọi người quan tâm xem làm thế nào để giảm, quản lý hay vượt qua nó, coi đó là tác nhân phản diện của thời đại chúng ta. Nhưng bạn chưa biết rằng, căng thẳng không hẳn là kẻ thù nếu chúng ta biết cách sử dụng, vận dụng nó. Hãy khôn khéo khiến căng thẳng “hợp tác” với ta, không chống lại ta. Dưới đây là 5 điều ngạc nhiên chứng minh căng thẳng là “món quà” cải thiện cuộc sống của bạn:
Căng thẳng cung cấp cho bạn năng lượng để xử lý khủng hoảng
Bạn có nhớ khoảng thời gian bạn phải thức đêm để kịp tiến độ công việc hoặc đưa ra một quyết định trong trường hợp khẩn cấp? Trong những lúc đó, phản ứng căng thẳng gây ra sự thắt chặt các cơ, nâng lượng đường trong máu nhưng đồng thời nâng cao sự tập trung của não bộ, tạo cho bạn có sức mạnh, năng lượng và khả năng tập trung cao độ để hoàn thành nhanh công việc hay đưa ra quyết định nhanh chóng. Có thể coi căng thẳng tạo sự hưng phấn, giúp bạn phản ứng nhanh với mọi khủng hoảng.
Khi gặp phải căng thẳng, bạn sẽ không còn quan tâm xem người khác nghĩ gì, lúc đó bạn sẽ đối mặt với chính bản thân mình
Căng thẳng buộc bạn phải đào sâu suy nghĩ, tư duy sắc và nhanh. Nó làm tăng sự tự tin của bạn, và hướng bạn tới con đường quyết định đúng đắn và nhanh nhạy. Căng thẳng là động lực thúc đẩy bạn vượt qua giới hạn trước kia của mình và đạt tới tiềm năng mới cao hơn.
Ảnh minh họa: Allwomanstalk.
Căng thẳng cho bạn biết bạn gặp áp lực trong vấn đề gì và thúc giục bạn giải tỏa căng thẳng đó
Đôi khi sự căng thẳng vô tình trở thành dấu hiệu tốt trong cuộc sống của bạn. Căng thẳng từ việc học hành, mối quan hệ hay trong việc sắp xếp lịch trình... là điều khó tránh khỏi, nhưng sau đó bạn nên có thời gian xem xét tác nhân gây ra căng thẳng trong những vấn đề ấy.
Có lẽ bạn đã quá chú trọng vấn đề, đặt kỳ vọng, niềm tin quá cao cho điều phi thực tế chăng? Để được thoải mái hơn, hãy nhìn vào những vấn đề không có khả năng giải tỏa được áp lực mà thay đổi nó, biến nó thành động cơ tích cực phục vụ bản thân mình, thậm chí cho nó biến mất vĩnh viễn. Tất cả đó đều cần ở bạn một sự sáng suốt, tinh tường.
Đi bộ để giải tỏa căng thẳng
Khi bạn gặp căng thẳngbạn cũng đồng thời được lên dây cót, muốn đi bộ để thư thái tâm hồn. Bình thường bạn ít khi đi bộ thể dục mà dùng máy tập hoặc thậm chí không có thời gian tập thể dục, trong khi đó, đi bộ rất tốt cho tim mạch, đồng thời qua đó cũng giúp bạn nhìn nhận vấn đề, không vội vàng trong quyết định, có thời gian suy xét kĩ mọi việc.
Bạn có thể học cách đọc biểu đồ cảm xúc của cơ thể
Điều này lí giải không có gì lạ khi các nhà lãnh đạo vĩ đại có trí tuệ cảm xúc cao. Bạn có thể sử dụng các mô hình phản ứng căng thẳng của bạn để hiểu biểu đồ cảm xúc của bản thân. Ví dụ, một dạ dày thắt chặt sẽ khi khó kiểm soát bản thân hoặc sợ tranh giành quyền lực, vai căng thẳng có thể là một dấu hiệu của sự quá tải công việc, mỏi cổ có nghĩa là không được nhanh nhẹn hoặc thiếu linh hoạt, rối loạn chính kiến...
Căng thẳng chỉ là một phản ứng sinh lý với một ý nghĩ hay cảm xúc. Vì vậy, khi bạn đọc được biểu đồ căng thẳng, bạn có thể hiểu được cảm xúc cơ bản của bản thân mà điều chỉnh lại cho phù hợp.
Hãy đối mặt với căng thẳng bởi nó là vấn đề thuộc về tâm lý không thể giải quyết ngay được. Bạn hãy khôn khéo tìm ra cách để sử dụng nó, khiến nó tạo lợi thế và trở thành nhân tố tích cực phục vụ cuộc sống của chính mình nhé!
Giao Linh (theo Lifehack)