Bí kíp của những sinh viên thành đạt?

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Sử gia, nhà sư phạm Ken Bain vừa viết cuốn sách bán chạy: Sinh viên giỏi nhất trường làm gì? đúc kết một số know – how (kỹ năng) bứt phá giúp sinh viên thành đạt khi ra trường.

ImageHandler.ashx
Dean Baker, CZ Viện nghiên cứu kinh tế và chính trị, ĐH Bucknell University.
Theo Bain, có ba loại học trò: khách quá giang (surface) –chỉ học láng cháng, cốt kiếm mảnh bằng ĐH; chiến lược gia (strategic), những người nhăm nhăm kiếm điểm số cao, chứ không cố lĩnh hội bằng được kiến thức thực thụ; và “uyên thâm” (deep learners), những người rời ĐH với kiến thức sâu, phong phú.Nét chung của “sinh viên uyên thâm” là niềm tin, rằng trí óc và năng lực là “giãn nở” (expandable), không cố định. Niềm tin này phát triển một năng lực siêu tư duy (meta – cognitive), giúp dàn xếp với các vấn đề có cấu trúc khó tiếp thu, chứ không dựa những đáp án có sẵn (để học vẹt).

Có quan niệm riêng về mục tiêu học, họ không bị mất tinh thần bởi điểm số, hoặc chịu sức ép bởi quan niệm truyền thống về thành tích học tập. Họ không thành đạt thuần túy bằng cách gò cho mục tiêu của mình thành công. Họ coi bằng cấp, danh hiệu khoa học là một sản phẩm phụ của quá trình tăng trường kiến thức nhờ dám chấp nhận rủi ro để trưởng thành, với “chất đốt” là ham hiểu biết.

Bain làm quen chúng ta với những (cựu) SV uyên thâm này: những người được giải Nobel, Emmy, còn trẻ và đã có tuổi, học giả và nghệ sĩ, những người đã nổi danh, hoặc đang lên... Họ khác biệt ngay với các bạn đồng khóa từ thời sinh viên.

Học vì đam mê, không vì điểm số. Khi còn ở giảng đường ĐH, nhà vật lý thiên văn lỗi lạc Neil deGrasse Tyson đã “bị thúc đẩy bởi tính tò mò, bởi những gì cuốn hút, bởi đam mê, còn chuyện cố để đạt điểm cao trong sát hạch, thi cử không hề là động cơ”. Khi đã trưởng thành, Tyson nhấn mạnh, “chẳng ai hỏi anh đã đạt điểm mấy. Điểm số trở thành không đáng kể”. Kết hợp cả kinh nghiệm làm trò, và làm thày, GS Tyson chiêm nghiệm: “tham vọng và (tư tưởng) cách tân luôn làm điểm số bị phăng teo (trump)”.

Tìm thấy huân chương trong chiến bại (To find reward in failure). Khi còn là SV, diễn viên hài Stephen Colbert vào làm cho một rạp diễn ứng khẩu ở Chicago. Colbert chia sẻ “Diễn ứng khẩu là một ông thày vĩ đại khi vở diễn hỏng. Không còn con đường nào khác để một diễn viên rạp ứng khẩu có thể thành đạt” trừ phi học được cách chuyển bại thành thắng. Ngoài ra, Colbert chỉ đọc những gì về nghệ thuật cuốn hút anh, dù nằm ngoài giáo trình...

Biết thì sống.
Eliza Noh, người Mỹ gốc Á (Hàn lai Việt) hiện là một giáo sư về lịch sử văn hóa của cộng đồng Mỹ gốc Á (Asian American studies). Sau khi chị gái của Eliza (từng làm phẫu thuật mũi và mắt để “giống” người phụ nữ Âu) tự tử, khi còn học đại học, Eliza Noh đã làm nghiên cứu riêng về đề tài “người thiểu số mẫu mực” (model minority): con em các gia đình Mỹ gốc Á chịu sức ép phải đạt kết quả học tập cao, và phải thành đạt về sự nghiệp.

“Né” các thầy cô cung cấp những “công thức” cứng nhắc (strict guideline), đến với các giáo sư “rèn” kỹ năng mềm (exercise flexibility), Eliza tập trung khảo sát đề tài sức khỏe tâm thần của phụ nữ Mỹ gốc Á (có tỉ lệ tự tử cao nhất trong các nhóm chủng tộc ở Mỹ độ tuổi 15 – 24, và ngoài 60), tìm thấy các nguyên nhân chính: đòi hỏi từ gia đình (Á Đông), trọng nam khinh nữ, cô độc giữa xã hội phương Tây (social alienation), kỳ thị chủng tộc…

Tích cực đọc, tích cực phản biện. Dean Baker, một trong rất ít nhà kinh tế dự báo cuộc sụp đổ kinh tế toàn cầu 2008, khi còn học ĐH từng bị cuốn hút vào chủ đề các lực lượng kinh tế nhào nặn đời người ra sao. Sinh viên Baker từng bị bắt hai lần khi phản đối quốc hội thông qua viện trợ QS cho phái Contras ở Nicaragua (cuối thập kỷ 80). Baker cho rằng phần trọng yếu của quá trình sáng tạo là năng lực nhận biết những ý tưởng tốt, như những “đốm lửa nhỏ” vụt sáng trong óc trò. Chỉ bằng cách “đấu trí” (encounter), giáo viên mới phát triển được ý tưởng và sáng tạo của người học, theo Baker.

Tự đặt những câu hỏi lớn – tự trả lời. Jeff Hawkins, một kỹ sư từng sáng chế ra thiết bị điện toán di động (mobile computing device) đầu tiên, đã bắt đầu nghiên cứu trong đời sinh viên dựa trên những câu hỏi như: Vì sao chúng ta có cuộc sống, bản chất của sự sống là gì? Một khi sự sống tồn tại, bản chất của trí thức là gì? …

Sáng tạo nhờ khác biệt. Reyna Grande, tác giả các tiểu thuyết nổi tiếng Vượt qua trăm núi (Across A Hundred Mountains) và Nhảy với đàn bướm (Dancing with Butterflies), đã bắt đầu viết lách nghiêm túc ngay trên ghế sinh viên. Thuở nhỏ trải qua “nước sôi lửa bỏng” của quá trình gia đình nhập cư “từng bộ phận” vào Mỹ, Reyna được Bain chọn để làm nổi luận điểm “làm bùng nổ sức mạnh của trí tuệ” (develop the discovery the dynamic power of the mind – chữ của Dean Baker) để trui rèn hoạt động sáng tạo (forge a creative life). Phát triển luận điểm “Không ai có bản sao của mình” (Everyone is unique – độc đáo) của Sherry Kafka, Bain nhấn mạnh thân phận mỗi người chứa nguồn sáng tạo cần khai mở, trong quỹ đạo tăng trưởng các giá trị của xã hội.

ImageHandler.ashx
GS Eliza Noh, ĐH QG Fullerton, California .
Vẫn đẽo cày giữa đường?Bain cho rằng còn một niềm tin quan trọng nữa. Là thầy cô tin mình sẽ xúc tác được sự “tự mọc” của trò, chứ không phải năng lực của trò đã “đóng gói sẵn” mất rồi (trong sổ điểm những năm học trước), hầu như không có cơ hội thay đổi…
Nhìn từ Việt Nam, chắc còn một “bí quyết” thành đạt nữa: duy trì một môi trường không tạo stress cho học sinh từ nhỏ, cũng như cho hoạt động nghiên cứu KH, hoạt động nghệ thuật.
Giáo dục Việt vẫn ngập ngừng giữa ngã ba đường: cứ dạy con/trò theo kiểu mẹ Hổ Amy Chua dưới bóng “ma cây đề” Khổng Tử, xen với những vụ lợi tầm ngắn; hay phải bứt phá quyết liệt về một không gian dạy và học thực sự hướng tới những giá trị không “ảo”?
Theo VietNamNet
 
×
Quay lại
Top Bottom