- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Chọn một đôi giày chuyên dụng, tận dụng các điểm bám là những bí kíp giúp bạn có một chuyến leo núi an toàn.
Thời gian
Điều bạn quan tâm đầu tiên là xác định thời gian và thời tiết khi theo núi. Ở Việt Nam, thời gian thích hợp cho chuyến leo núi là mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Bạn cũng tìm hiểu kỹ địa hình mà bạn sắp thực hiện chuyến leo núi.
Kỹ năng leo núi
Chọn một đôi giày leo núi chuyên dụng, có độ bám cao sẽ trợ giúp bạn leo núi một cách dễ dàng. Khi lên dốc, bạn phải sử dụng sức nhiều, nên rất dễ bị mệt. Hãy giữ cho nhịp thở điều hoà, nếu thở nhanh có nghĩa là các bạn đã đi quá sức, hãy tạm nghỉ chừng 5 – 10 phút. Không nên nghỉ lâu vì cơ bắp bạn sẽ bị giãn, gây đau nhức.
Bạn cần phải có một chiếc gậy leo núi, hay đơn giản có thể bẻ một cành cây. Nếu mỗi lần bước lên phiến đá, hãy ướm thử độ bám trước khi đặt chân lên. Nếu dốc đứng, hãy men theo triền theo hình chữ Z, tay bám vào các mô đá, thân cây bên đường.
Khi xuống dốc, khác với lúc leo lên, bạn phải cẩn thận, không nên đi quá nhanh vì rất dễ bị vấp té. Hãy khom người và chùn đầu gối lại, giữ cho ba lô ổn định. Nếu dốc khá đứng, hãy xoay người lại đối diện với vách núi, sử dụng luôn cả hai tay để bám leo xuống.
Đồ dùng cá nhân
Di chuyển trên đường núi, bạn phải chuẩn bị đồ dùng cá nhân một cách tối giản nhưng đầy đủ. Đồ dùng leo núi tùy vào từng mùa mà bạn chuẩn bị cho thích hợp, nhưng quan trọng là phải rộng rãi, thoáng mát. Mùa rét nên có áo khoác chống thấm, chống lạnh và thoát hơi, giày nhẹ, đế mềm, bám đường tốt, miếng bọc gối, cổ chân, khuỷu tay, mũ có vành mềm, áo mưa bền, nhẹ. Dao và đèn pin cũng là những vật dụng không thể thiếu.
Với những lộ trình khó, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng chuyến đi bằng máy định vị GPS, khi di chuyển phải đánh dấu đường phòng trường hợp bị lạc. Trên núi cao có thể mất sóng điện thoại, việc liên lạc bằng máy bộ đàm cũng là một lợi thế.
Thực phẩm
Thực phẩm dự trữ như các loại bánh có năng lượng cao, nước uống là thứ không thể thiếu. Nên có một bình nước với vòi hút để có thể uống từng ngụm nhỏ trong quá trình di chuyển liên tục. Uống nước đúng cách giúp bạn tiết kiệm sức lực và bù đắp lại năng lượng đúng lúc. Nên mang theo nước chanh pha đường, cùng chút muối là lựa chọn hoàn hảo cho chuyến leo núi.
Lưu ý trên đường đi
Trước cảnh đẹp của núi rừng, bạn không tùy tiện ăn hoa quả, lá cây trong rừng nếu không biết chắc chắn về công dụng của nó. Đi rừng rậm nhiệt đới phải có thuốc phòng chống côn trùng như muỗi, vắt, một vài dụng cụ sơ cứu bông, băng đề phòng trường hợp bị trầy xước.
Nên di chuyển chậm, nhịp nhàng, thư giãn. Tận dụng các điểm bám cho bàn tay, các điểm tựa cho bàn chân có sẵn trong tự nhiên, bạn không nên đeo găng tay khi đeo bám.
Không ôm nhau, lôi kéo nhau trên vách đá. Bạn nên ướm thử các gò đá trước khi đặt toàn bộ trọng lượng lên.
Tránh những nơi đá có rêu phủ, ẩm ướt, không sử dụng cây cỏ làm điểm bám tay chân, không đu mình bằng dây leo, cành cây, bụi cỏ. Tốt nhất, bạn không nên leo núi đơn độc một mình mà phải có bạn đi cùng, tránh những trường hợp rủi ro.
Thời gian
Điều bạn quan tâm đầu tiên là xác định thời gian và thời tiết khi theo núi. Ở Việt Nam, thời gian thích hợp cho chuyến leo núi là mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Bạn cũng tìm hiểu kỹ địa hình mà bạn sắp thực hiện chuyến leo núi.
Kỹ năng leo núi
Chọn một đôi giày leo núi chuyên dụng, có độ bám cao sẽ trợ giúp bạn leo núi một cách dễ dàng. Khi lên dốc, bạn phải sử dụng sức nhiều, nên rất dễ bị mệt. Hãy giữ cho nhịp thở điều hoà, nếu thở nhanh có nghĩa là các bạn đã đi quá sức, hãy tạm nghỉ chừng 5 – 10 phút. Không nên nghỉ lâu vì cơ bắp bạn sẽ bị giãn, gây đau nhức.
Bạn cần phải có một chiếc gậy leo núi, hay đơn giản có thể bẻ một cành cây. Nếu mỗi lần bước lên phiến đá, hãy ướm thử độ bám trước khi đặt chân lên. Nếu dốc đứng, hãy men theo triền theo hình chữ Z, tay bám vào các mô đá, thân cây bên đường.
Khi xuống dốc, khác với lúc leo lên, bạn phải cẩn thận, không nên đi quá nhanh vì rất dễ bị vấp té. Hãy khom người và chùn đầu gối lại, giữ cho ba lô ổn định. Nếu dốc khá đứng, hãy xoay người lại đối diện với vách núi, sử dụng luôn cả hai tay để bám leo xuống.
Đồ dùng cá nhân
Di chuyển trên đường núi, bạn phải chuẩn bị đồ dùng cá nhân một cách tối giản nhưng đầy đủ. Đồ dùng leo núi tùy vào từng mùa mà bạn chuẩn bị cho thích hợp, nhưng quan trọng là phải rộng rãi, thoáng mát. Mùa rét nên có áo khoác chống thấm, chống lạnh và thoát hơi, giày nhẹ, đế mềm, bám đường tốt, miếng bọc gối, cổ chân, khuỷu tay, mũ có vành mềm, áo mưa bền, nhẹ. Dao và đèn pin cũng là những vật dụng không thể thiếu.
Với những lộ trình khó, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng chuyến đi bằng máy định vị GPS, khi di chuyển phải đánh dấu đường phòng trường hợp bị lạc. Trên núi cao có thể mất sóng điện thoại, việc liên lạc bằng máy bộ đàm cũng là một lợi thế.
Thực phẩm
Thực phẩm dự trữ như các loại bánh có năng lượng cao, nước uống là thứ không thể thiếu. Nên có một bình nước với vòi hút để có thể uống từng ngụm nhỏ trong quá trình di chuyển liên tục. Uống nước đúng cách giúp bạn tiết kiệm sức lực và bù đắp lại năng lượng đúng lúc. Nên mang theo nước chanh pha đường, cùng chút muối là lựa chọn hoàn hảo cho chuyến leo núi.
Lưu ý trên đường đi
Trước cảnh đẹp của núi rừng, bạn không tùy tiện ăn hoa quả, lá cây trong rừng nếu không biết chắc chắn về công dụng của nó. Đi rừng rậm nhiệt đới phải có thuốc phòng chống côn trùng như muỗi, vắt, một vài dụng cụ sơ cứu bông, băng đề phòng trường hợp bị trầy xước.
Nên di chuyển chậm, nhịp nhàng, thư giãn. Tận dụng các điểm bám cho bàn tay, các điểm tựa cho bàn chân có sẵn trong tự nhiên, bạn không nên đeo găng tay khi đeo bám.
Không ôm nhau, lôi kéo nhau trên vách đá. Bạn nên ướm thử các gò đá trước khi đặt toàn bộ trọng lượng lên.
Tránh những nơi đá có rêu phủ, ẩm ướt, không sử dụng cây cỏ làm điểm bám tay chân, không đu mình bằng dây leo, cành cây, bụi cỏ. Tốt nhất, bạn không nên leo núi đơn độc một mình mà phải có bạn đi cùng, tránh những trường hợp rủi ro.