Bị bệnh tiêu chảy nên ăn chế độ như thế nào?

hagiang9219

Thành viên
Tham gia
25/8/2024
Bài viết
2

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là một vấn đề tiêu hóa phổ biến, thường liên quan đến đường ruột. Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh là phân có dạng lỏng hoặc nước, và người bệnh thường đi đại tiện hơn 3 lần mỗi ngày. Nếu số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần/ngày, thì không được coi là tiêu chảy. Tình trạng này có thể gây khó chịu và làm gián đoạn sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Theo lâm sàng, tiêu chảy được chia thành ba loại chính:

  • Tiêu chảy kéo dài (>14 ngày): Tình trạng này có thể dẫn đến mất nước và suy dinh dưỡng, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và người già.
  • Tiêu chảy cấp (
  • Hội chứng lỵ: Đặc trưng bởi đi ngoài phân nhầy máu, thường liên quan đến nhiễm trùng nghiêm trọng.

tiêu chảy là gì


Nguyên nhân nào gây ra tiêu chảy cấp

Chắc hẳn nhiều người thắc mắc về những nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Trên thực tế, bệnh có thể hình thành do nhiều lý do khác nhau, trong đó phần lớn là do cơ thể bị vi rút và vi khuẩn tấn công, chẳng hạn như vi rút rotavirus hoặc vi khuẩn salmonella.

Ngoài ra, việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm kém chất lượng và không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh. Do đó, chúng ta cần lưu ý lựa chọn thực phẩm chất lượng, chế biến sạch sẽ và nấu chín trước khi sử dụng. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, tình trạng đi ngoài ra phân dạng lỏng hoặc dạng nước có thể liên quan tới đường tiêu hóa. Đó là bệnh ruột kích thích, bệnh Crohn,…

Bên cạnh đó, khi sử dụng một số loại thuốc, người bệnh sẽ trải qua những tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có tình trạng tiêu chảy. Hoặc bạn luôn sống và làm việc với tâm lý căng thẳng, stress, mệt mỏi thì hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, hình ảnh nhiều bệnh không tốt.

nguyên nhân gây tiêu chảy


Chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân bị tiêu chảy cấp

Khi bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa của con người rất nhạy cảm và rất khó để hấp thụ những loại thực phẩm khó tiêu. Chúng chỉ khiến cho tình trạng bệnh ngày một trầm trọng hơn. Vì thế, bệnh nhân cần được xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý trong thời gian phát bệnh để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa

Lời khuyên của các bác sĩ đó là bạn nên tăng cường sử dụng thực phẩm dễ tiêu hóa bên cạnh gạo, rau củ và thực phẩm giàu đạm, vitamin và khoáng chất. Sữa chua là một trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh cực kỳ hiệu quả. Bởi vì trong thành phần của sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn axit lactic, chúng có khả năng bổ sung những vi khuẩn chí có lợi cho đường ruột. Bên cạnh sữa chua, bạn có thể dùng các sản phẩm bổ sung chất xơ như bột rau củ Nuris cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa

Trong thời gian mắc bệnh, cơ thể chúng ta sẽ mất nước nhanh chóng, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Người bệnh cần bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, với lượng tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Đặc biệt, nên uống nước đun sôi để đảm bảo không có vi khuẩn tồn tại trong nguồn nước. Bên cạnh đó, đừng quên uống các loại nước hoa quả giàu kali để cung cấp chất điện giải và các khoáng chất thiết yếu.

chế độ ăn tốt cho tiêu hóa


Thực phẩm không tốt cho bệnh nhân

Vậy những loại thực phẩm nào người bệnh nên hạn chế sử dụng trong thời gian phát bệnh hay không? Để tình trạng bệnh mau chóng thuyên giảm, chúng ta nên tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ. Trong đó, họ có nêu ra những món ăn người bệnh không nên ăn, ví dụ như thịt bò, hải sản hoặc là thực phẩm giàu chất xơ. Lý do chính là vì các thực phẩm vừa kể trên rất khó tiêu, hệ tiêu hóa sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Từ đó, bạn có nguy cơ bị rối loạn đường ruột, bệnh trở nên khá nghiêm trọng.
 
×
Quay lại
Top Bottom