Bí ẩn hồ hóa đá ở Tanzania

minhtan20xx

Nhân Viên Tư Vấn
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2012
Bài viết
2.255
Bí ẩn hồ hóa đá ở Tanzania

10/10/2013 09:35

Một nhiếp ảnh gia làm việc tại vùng hẻo lánh ở Tanzania đã chụp được những hình ảnh đáng sợ về một vùng hồ bí ẩn, vốn bị đồn là nơi biến động vật thành tượng đá.
hoada1.jpg


hoada2.jpg


hoada3.jpg


hoada4.jpg

Những sinh vật bị vôi hóa vì nước hồ quá mặn và độ kiềm cao - Ảnh: Nickbrandt.com

Khi đến bờ hồ Natron tại Tanzania, nhiếp ảnh gia Nick Brandt đối mặt với cảnh tượng hãi hùng: khắp nơi là những “bức tượng” ma quái của những sinh vật từ chim chóc đến dơi.

Chúng bị hóa thành xác ướp đông cứng sau khi lọt xuống khu hồ chết chóc. “Chẳng ai biết được lý do tại sao những con vật này lại thiệt mạng, nhưng có vẻ như sự phản chiếu quá sắc nét của mặt hồ đã khiến chúng bị mất phương hướng, làm chúng nhào xuống hồ rồi chết”, website The Huffington Post dẫn lời nhiếp ảnh gia Brandt viết trong bộ tác phẩm ảnh Dọc theo vùng đất bị tàn phá.

Ông cho hay nước ở đây có độ mặn cực cao, có thể xóa mực khỏi các hộp phim Kodak của nhiếp ảnh gia này trong vòng vài giây. “Chất soda và muối trong nước khiến các sinh vật trên bị hóa vôi và giữ nguyên hình dạng bất động sau khi nước bay hơi hết”, theo Brandt.

Natron tại Tanzania là một trong những khu hồ yên ả nhất châu Phi, nhưng cũng là nơi xuất xứ những bức hình tưởng như chỉ là ảo ảnh từng được ống kính con người ghi lại. Thay vì là nơi sinh hoạt của một loài hồng hạc đang đối mặt với nguy cơ biến mất, hồ Natron được cho là vùng hồ chết, với nhiệt độ có thể lên đến 60 độ C, theo tờ New Scientist. Chất kiềm trong hồ Natron có độ pH đến 10,5; có thể đốt cháy da và mắt của các sinh vật không thích ứng được với nó.

Nước hóa kiềm là do lượng sodium carbonate và các khoáng chất khác đổ xuống hồ từ những đồi xung quanh. Và lượng trầm tích sodium carbonate, từng được dùng để ướp xác vào thời Ai Cập cổ, cũng biến thành hóa chất giữ xác hiệu quả cho những con vật thiệt mạng vì nhiễm nước hồ.

Tuy nhiên, bất chấp một số bài báo mới đây, những con vật xấu số không chỉ đơn giản hóa thành đá và chết ngay tức khắc sau khi tiếp xúc với nước hồ. Trên thực tế, chất kiềm của hồ Natron hỗ trợ hệ sinh thái dồi dào của các đầm lầy muối, các sinh vật sinh sống tại đây như hồng hạc và chim đầm lầy. Trong mùa giao phối, hơn 2 triệu con hồng hạc cỡ trung (tên khoa học là Phoenicopterus minor) sử dụng vùng hồ cạn này làm nơi sinh sản chính tại châu Âu. Tổ của hồng hạc được xây trên các hòn đảo nhỏ nổi lên giữa hồ trong mùa khô. Natron là một trong hai hồ nhiễm kiềm ở Đông Phi, hồ còn lại là Bahi. Cả hai đều là hồ ở điểm cuối, tức không thoát nước ra sông hoặc biển, trong khi vẫn nhận nước từ các suối nước nóng và những con sông nhỏ. Đó là lý do nhiệt độ nước hồ đôi khi có thể đạt đến 60 độ C.

Hạo Nhiên

https://www.thanhnien.com.vn/pages/20131009/bi-an-ho-hoa-da-o-tanzania.aspx
 
×
Quay lại
Top Bottom