anhquan290196
Thành viên
- Tham gia
- 12/4/2017
- Bài viết
- 2
“Chào bác sĩ. Cháu năm nay 27 tuổi, hiện đang là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây, cháu thường hay bị đau quặn bụng từng cơn, có khi còn bị đau lan sang hai bên hông và bị đi tiểu ra máu. Cháu có đi khám thì bác sĩ kết luận cháu bị sỏi thận 4mm. Cháu đang rất hoang mang và lo lắng không biết sỏi thận có nguy hiểm không? Bệnh sỏi thận có chữa được không? Xin bác sĩ trả lời sớm giúp cháu ạ. Cháu xin cảm ơn ạ.”
(Nông Thị Duyên - 27 tuổi - Tuyên Quang)
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, sau đây chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Sỏi thận có nguy hiểm không?
Sỏi thận có nguy hiểm không?
Tắc đường tiểu
Sỏi thận được hình thành trong lòng đường tiểu như đài thận, bể thận đều có khả năng rơi vào niệu quản hoặc niệu đạo và gây tắc. Khi đó, hệ niệu đạo sẽ phản ứng co bóp mạnh để cố gắng đưa sỏi ra khỏi chỗ tắc nghẽn. Điều này sẽ dẫn đến những cơn đau quặn thận. Từ đó gây ra hiện tượng thận ứ nước hoặc niệu quản ứ nước. Nếu không đưa sỏi ra kịp thời thì hiện tượng này có thể gây ứ nước độ 1 hoặc độ 2, thận không còn khả năng phục hồi sau đó nữa, gây ra hiện tượng bí tiểu.
Nhiễm trùng
Sỏi năm lâu ngày trong hệ niệu là nơi vi khuẩn tập trung và phát triển, từ đó sẽ gây ra nhiễm trùng. Ở các trường hợp nhiễm trùng nhẹ, các triệu chứng có thể là tiểu gắt, đau lưng, thử nước tiểu thấy có bạch cầu một hoặc hai. Trường hợp bệnh nặng hơn, người bệnh có thể bị tiểu ra mủ, sốt cao. Nếu kết hợp với tắc đường tiểu thì có thể gây ra thận ứ mủ hoặc thận hóa mủ.
Người bệnh cần phải được phát hiện sớm, để đến giai đoạn nhiễm trùng thì việc điều trị sỏi thận sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nhiều.
Suy thận cấp
Tình trạng suy thận cấp xảy ra khi cả hai quả thận đều bị tắc cùng lúc. Khi đó, người bệnh sẽ không có nước tiểu và có thể làm người bệnh tử vong nếu không được điều trị trong vòng vài ngày.
Suy thận mãn tính
Khi người bệnh bị sỏi thận, quá trình nhiễm trùng, ứ nước lâu ngày sẽ hủy hoại dần mô thận. Các bạn nên biết cả hai thận có khoảng chừng 1 triệu đơn vị thận. Trong suốt quá trình đó, luôn có một số đơn vị thận chết đi qua thời gian mà không có hiện tượng tái sinh.
Nếu bị thiếu khoảng 50% số đơn vị thận, con người vẫn có thể sống bình thường. Nhưng nếu thiếu khoảng 75% đơn vị thận thì tình trạng suy thận sẽ xuất hiện. Người bệnh cần phải được điều trị bằng những biện pháp rất tốn kém như chạy thận, ghép thận để duy trì tính mạng.
Vỡ thận
Sỏi thận có chữa được không?
Để tránh biến chứng sỏi thận thì nên điều trị sớm, nhanh chóng phục hồi chức năng thận. Khi điều trị sỏi thận cũng cần lưu ý đến việc phòng tránh tái phát sỏi thận vì mỗi lần tài phát thì nguy cơ suy thận tăng lên. Liệu bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “ sỏi thận có nguy hiểm không?” chưa?
Sỏi thận có chữa được không?
Sỏi thận ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Có nhiều cách chữa sỏi thận bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Mỗi cách chữa trị sỏi thận lại có những ưu và nhược điểm riêng. Cách chữa trị nội khoa theo Tây y có kết quả chỉ trong giới hạn và khá tốn kém. Điều trị ngoại khoa bằng cách phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi… có chi phí điều trị khá đắt đỏ, cần có những chỉ định chuyên biệt.
Với những sỏi nhỏ hoặc chưa có biến chứng thì các bạn có thể sử dụng thuốc làm tan sỏi thận sẽ phù hợp hơn vì tính an toàn, tiện dụng và thích hợp với những người có thể trạng yếu. Bạn có thể sử dụng những bài thuốc Đông y, có nguồn gốc từ thiên nhiên. Bên cạnh đó, người bệnh cần uống nhiều nước, thường xuyên vận động thể dục thể thao. Người bệnh cần được theo dõi bằng siêu âm, nếu sau 2-3 tháng mà kích thước sỏi không giảm thì cần chuyển cách điều trị.
Sỏi thận ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
- Sự di chuyển của sỏi, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu.
- Nếu sỏi bị kẹt trong cuống đài thận, nó chèn ép làm đài thận giãn nở, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước. Đài thận bị căng trướng nước tiểu sẽ tạo áp lực cao tác động vào thần kinh thận, gây ra cơn đau quặn thận. Người bệnh sẽ bị đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt. Khi bị nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như suy thận.
- Chức năng của thận suy giảm nếu không được điều trị kịp thời, nếu kèm theo sự viêm nhiễm có thể gây suy thận.
Nguồn: https://baothanan.com/soi-than-co-nguy-hiem-khong
Hiệu chỉnh: