Bệnh phù phổi cấp tính

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
PHÙ PHỔI CẤP TÍNH
GS. TS. Nguyễn Phú Kháng

Phù phổi cấp tính là cấp cứu nội khoa, do sự thấm, thoát nhanh, đột ngột của dịch ở tổ chức phổi, huyết tương hoặc máu từ hệ mao mạch chức năng của phổi vào phế nang, phế quản gây ra tình trạng suy hô hấp cấp tính và suy tim trái cấp tính.

Phù phổi cấp tính có thể gặp ở tất cả các khoa lâm sàng, từ 1-5% trong tổng số cấp cứu nội khoa ở bệnh viện.

Tiên lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguyên nhân gây ra và mức độ bệnh: nhẹ, trung bình,nặng, mức độ tăng của áp lực trung bình ở động mạch phổi, mức độ suy hô hấp cấp tính, mức độ suy tim trái cấp tính, trình độ hiểu biết bệnh sinh và tổ chức cấp cứu...

1. Tuần hoàn phổi liên quan đến bệnh lý tim mạch.

1.1. Lịch sử:

- Từ thế kỷ 18 một số tác giả đã quan tâm đến vấn đề này, nhưng người đầu tiên là bác sĩ Abel Ayerza ở Buenos Aires 1901 mô tả khi giải phẫu thi thể bệnh nhân viêm phế quản mạn tính thấy tăng áp lực mạch máu phổi, sau đó gây phì đại nhĩ phải, thất phải kèm theo tím nên đặt tên là bệnh “tim đen” (Black cardiac); ít năm sau một sinh viên của ông cũng mô tả một bệnh suy tim phải có xơ hoá động mạch phổi và đặt tên bệnh là tên thầy giáo của mình, bệnh “Ayerza” ngày nay gọi là bệnh tim phổi mạn tính.

- 30 năm sau nhiều tác giả đã thu được những số liệu khoa học chứng minh sự liên quan giữa tim-phổi khi phù phổi cấp nhờ các phương pháp: Xquang, điện tim và thông tim.

- Sau chiến tranh thế giới thứ 2: Euter và Liljestrand 1946 đánh giá được tình trạng giảm O2 và tăng CO2 khi phù phổi cấp.

- 20 năm gần đây là sự tiến bộ trong phương pháp thăm dò siêu âm-Doppler tim ước lượng áp lực động mạch phổi và điều trị nhờ thở O2, kháng sinh, thuốc giãn phế quản, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc cường tim mới, nên đã hạ được tỉ lệ tử vong do phù phổi cấp gây ra.
..........
1.2. Đặc điểm tuần hoàn phổi:
1.3. Điều hoà tuần hoàn phổi:
1.4.Đáp ứng của phổi trong bệnh tim mạch.
2. Nguyên nhân bệnh sinh của phù phổi cấp.
3. Tổn thương mô bệnh học:
4. Triệu chứng lâm sàng:
5. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt.
6. Cấp cứu điều trị:
7. Kết luận.
....
Các bạn có thể xem chi tiết bên dưới
ST​



 

Đính kèm

  • PHÙ PHỔI CẤP TÍNH.docx
    33,8 KB · Lượt xem: 268
×
Quay lại
Top