Bài giảng chấn thương ngực kín

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
BÀI

CHẤN THƯƠNG NGỰC KÍN

Mục tiêu

1. Trình bày được sinh lý và cơ chế chấn thương ngực, vết thương ngực
2. Chẩn đoán được các bệnh cảnh lâm sàng trong chấn thương ngực và vết thương
ngực
3. Trình bày được nguyên tắc điều trị trong chấn thương ngực và vết thương ngực.

CHẤN THƯƠNG NGỰC KÍN

ư Sự hiểu biết sinh lý bệnh và cơ chế chấn thương ngực giúp cho việc pháthiện các thương tổn và đưa ra phương pháp thăm dò chẩn đoán và điềutrị kịp thời đúng đắn.

ư Có 2 nguyên nhân gây nên chèn ép cấp cần phải lưu tâm đến là: tràndịch màng tim hoặc tràn khí màng phổi dưới áp lực.

ư Nguyên nhân gây chấn thương ngực kín: do tai nạn giao thông chiếm70% trường hợp và 25% trường hợp chết tại chỗ. Tỷ lệ tử vong thứ phátdo 2 rối loạn: suy hô hấp và suy tuần hoàn.

1. Sinh lý bệnh

1.1. Sinh lý bệnh của chấn thươngngực kín: Cơ chế gây thương tổn

1.1.1 Do chấn thương trực tiếp: Cơchế này thường gặp.


Người ta phân ra 2 trường hợp:

ư Chấn thương khi lồng ngực cố định
ư Chấn thương khi lồng ngực di động
Trong trường hợp thứ nhất, tácnhân gây chấn thương đập trực tiếp vàolồng ngực. Mức độ trầm trọng của chấn thương phụ thuộc vào khối lượng, tốcđộ và hình dạng tác nhân gây chấn thương. Chấn thương ngực khi lồng ngựcdi động và đập trực tiếp vào vật cản. Mức độ trầm trọng của chấn thương phụthuộc vào mức độ thay đổi vận tốc, vị trí và hướng tác động. Sự thay đổi vị trícác cơ quan trong lồng ngực gây nên các thương tổn nhổ bật tại vị trí cố địnhcác cơ quan.

1.1.2. Chấn thương do chèn ép

Cơ chế này gây nên các thương tổn tại thành ngực và đụng giập cơ tim,phổi.

1.1.3. Các thương tổn thường gặp trong chấn thương trực tiếp và chèn ép
Bao gồm các thương tổn tại thành ngực và các cơ quan trong lồng ngực.Thành ngực được cấu tạo bởi khung xương sườn và cơ hoành. Gãy xương sườnthường gặp từ xương sườn thứ 3 đến xương sườn thứ 10. Các chấn thương gâygãy xương sườn 1-2 thường rất nặng và cần phải nghiên cứu các thương tổnđộng mạch chủ và các thân động mạch trên quai động mạch chủ. Gãy cácxương sườn cuối cần phải tìm kiếm những thương tổn trong ổ bụng phối hợp.Vỡ cơ hoành là do tăng áp lực trong ổ bụng. 80% là vỡ cơ hoành bên trái.

Trong số các yếu tố trong lồng ngực, trước hết người ta chú ý đến các yếutố mạch máu (tim, động mạch chủ, các thân động mạch trên quai động mạchchủ). Đụng giập cơ tim là thương tổn chính của tim, thường do chèn ép hoặc đè ép tim vào xương ức. Cơ chế giảm tốc đột ngột gây thương tổn vỡ eo động mạchchủ giữa phần di động (quai động mạch chủ) và phần cố định (động mạch chủ xuống). Phế quản có thể bị thương tổn do cơ chế giảm tốc hoặc chèn ép. Nhu mô phổi có thể bị đụng giập gây tụ máu và khí tại vùng thương tổn.

1.2. Sinh lý bệnh của suy hô hấp
1.2.1. Rối loạn cơ chế thông khí
Tham gia vào cơ chế này bao gồm hệ thần kinh trung ương, thành ngựcvà nhu mô phổi. Những rối loạn chức năng của một trong những yếu tố này cóthể gây nên tình trạng suy hô hấp.

ư Suy hô hấp do nguyên nhân thần kinh: do chấn thương sọ não, nhưngcũng có thể do chấn thương tuỷ sống cổ.

ư Suy hô hấp do nguyên nhân thành ngực: mãng sườn di động. Đây lànguyên nhân chính gây suy hô hấp trong chấn thương ngực. Biên độ diđộng phụ thuộc vào kích thước, vị trí và diện tích của mảng sườn. Giảm

Oxy máu là do giảm thông khí phế nang, do giảm sự chuyển động củathành ngực (quan điểm hô hấp đảo ngược là không đúng: thật vậy, thànhngực và mảng sườn di động di chuyển cùng một chiều nhưng biên độ diđộng khác nhau gây nên chuyển động của thành ngực bị giảm).

Mảng sườn di động trước và bên thường không vững chắc, trái lại mảngsườn di động sau được che phủ bởi xương bả vai và khối cơ lưng nên ít di động.

Nguyên nhân khác nữa là vỡ cơ hoành. Thật vậy, do sự khác nhau áp lựcgiữa ổ bụng (áp lực dương) và lồng ngực (áp lực âm) làm cho các tạng trong ổbụng bị hút lên trong lồng ngực gây nên bệnh cảnh như tràn dịch màng phổilàm giảm thể tích của phổi.

ư Suy hô hấp do tắc nghẽn phế quản: tắc nghẽn phế quản được gợi ý bởi sựtắc nghẽn đường khí đạo trên khi có chấn thương vùng mặt phối hợphoặc do vỡ phế quản. Sự tăng tiết phế quản cũng có thể gây tắc nghẽn.

Điều này dễ gặp sau stress hoặc do giảm thông khí thứ phát sau chấnthương thành ngực.

1.2.2. Sự suy yếu quá trình trao đổi khí phế nang - mao mạch

Nguyên nhân đầu tiên gây thương tổn màng phế nang - mao mạch là dođụng giập phổi. Trong hoàn cảnh như vậy, giảm oxy máu được giải thích bởi 3hiện tượng: ảnh hưởng của Shunt do hiện diện một vùng tưới máu không đượcthông khí, shunt thực sự do tổn thương mạch máu và thương tổn nhu mô phổi.

1.3. Sinh lý bệnh của suy tuần hoàn

Có hai tình trạng sốc có thể gặp trong chấn thương ngực kín. Sốc timthường gặp hơn. Nên hiểu rằng, đụng giập cơ tim là nguyên nhân đầu tiên.
Nhưng cũng có thể đó là nguyên nhân thứ phát do thương tổn van tim hoặc dochèn ép tim. Sốc giảm thể tích do chảy máu ra ngoài hoặc không. Trong số nhữngnguyên nhân gây chảy máu trong lồng ngực có thể có nguyên nhân vỡ động mạchchủ (90% vỡ eo động mạch chủ) hoặc vỡ các động mạch trên quai động mạch chủ.
.....
Các bạn có thể xem chi tiết tại file bên dưới nhé
ST
 

Đính kèm

  • BÀI CTN.docx
    25,1 KB · Lượt xem: 214
×
Quay lại
Top