Bệnh huyết áp cao ở trẻ nhỏ

thuynguyen251

Thành viên
Tham gia
19/10/2015
Bài viết
2
Các bác sĩ cho rằng không chỉ riêng người già mà thậm chí ngày nay nhiều người trẻ tuổi cũng đang có các nguy cơ khác nhau mắc phải căn bệnh huyết áp cao và khá là nguy hiềm này. Bệnh huyết áp cao là một chứng bệnh âm thầm và nguy hiểm đối với con người chúng ta hiện nay đặc biệt là đối với người trẻ tuổi thì việc phát hiện ra bệnh sớm đồng thời có các biện pháp can thiệp kịp thời hơn nữa giúp cho người bệnh huyết áp cao không còn phải ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và cũng sẽ không phải dùng quá nhiều đến các loại thuốc khác nhau nữa. Một số điều các bậc cha mẹ nên làm để hạn chế và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao ở trẻ như sau:
image001-81f76.jpg

Duy trì cho trẻ trọng lượng cơ thể phù hợp, tránh nguy cơ tăng cân cho các con là cách tốt nhất phù hợp đối với con người nhằm hạn chế các ảnh hưởng từ căn bệnh huyết áp cao cho con người chúng ta. Đồng thời đối với những người béo phì và thừa cân thì nguy cơ bị bệnh huyết áp cao luôn lớn hơn hẳn so với người bình thường. Trẻ có nguy cơ béo phì khi cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến một chế độ dinh dưỡng phù hợp ở trẻ. Thậm chí ở nhiều các gia đình các bậc phụ huynh còn tuỳ ý cho con cái lựa chọn các loại thực phẩm, thức ăn ưa thích. Những việc làm này đang vô hình khiến cho sức khoẻ của trẻ bị ảnh hưởng, thậm chí nguy cơ mắc phải chứng bệnh huyết áp cao từ sớm cũng là một điều khó có thể tránh khỏi.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
logo.png


Viện Y Tế xin chia sẻ 1 số kiến thức về bệnh cao huyết áp ở trẻ nhỏ :


Cao huyết áp thường được cho rằng nó chỉ xuất hiện ở nhóm người lớn hay người cao tuổi có tiền sử mắc bệnh, vì vậy việc bỏ qua hay không phát hiện được căn bệnh cao huyết áp ở trẻ em cũng dễ hiểu. Mặc dù trong thực tế tỷ lệ trẻ em mắc bệnh béo phì, lười vận động ngày càng cao làm cho bệnh này ngày càng phát triển mạnh và là mối nguy hiểm tiềm ẩn đe dọa đến sức khỏe của trẻ em.



14989_images[3].jpg



Cao huyết áp ở nhóm người trẻ này có thể phòng ngừa và điều trị dễ dàng bằng cách thay đổi lối sống, ăn uống khoa học, trong đó nên chú ý đến 5 khuyến cáo dưới đây:


  1. Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý: trọng lượng cơ thể được tính bằng công thức BMI
BMI = trọng lượng (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao( tính bằng mét)

nếu BMI = 18.5 – 24.9 là bình thường.

BMI = 25 – 30 là thừa cân

BMI > 30 là béo phì.

  1. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, hợp lý, hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường, mỡ, mặn, thức ăn nhanh. Tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ, rau xanh, trái cây...
  2. Tăng cường hoạt động thể chất cho trẻ như: tập thể dục, vui chơi hoạt động ngoài trời, khuyến khích trẻ năng động. Hạn chế ngồi quá lâu trước màn hình vi tính, chơi game, xem ti vi...
  3. Giảm thực phẩm giàu chất béo, đường và muối.
  4. Giúp trẻ đối phó với stress: Theo các chuyên gia nghiên cứu thì stress (căng thẳng) là thủ phạm làm gia tăng bệnh cao huyết áp, kể cả người lớn lẫn trẻ em.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ cao huyết áp:

Trẻ bị cao huyết áp thường có biểu hiện nhức đầu, nôn ói, chóng mặt, đỏ bừng mặt, vã mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, giảm thị lực, co giật, mệt mỏi, phù...

Nếu trẻ bị cao huyết áp mà không được điều trị sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như bị suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não hay bệnh não do cao huyết áp.

Khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu cao huyết áp nói trên, phụ huynh cần bình tĩnh đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán cao huyết áp và tìm nguyên nhân điều trị.


 
×
Quay lại
Top