Bật ngửa với những thói quen khó đỡ quanh nhà vệ sinh

falllovely

Tiểu Ngư
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/1/2012
Bài viết
618
Đó là những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại khiến cơ thể chúng ta "khóc thét".

20131112-0457-toilet-02.jpg


Thay vì làm cho cơ thể con người sạch sẽ hơn thì một số thói quen vệ sinh hàng ngày lại sản sinh ra rất nhiều loại vi khuẩn tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật. Nhiều nghiên cứu mới được công bố gần đây đã làm cả thế giới bất ngờ về những thói quen hàng ngày của chính mình.

1. Ăn bánh ở... bồn cầu sạch hơn bàn làm việc

Các chuyên gia chỉ ra rằng, cứ khoảng 2,5cm2 diện tích sàn phòng tắm chứa tới trên 2 triệu vi khuẩn, con số này cao gấp 200 lần bề mặt của bồn cầu. Giáo sư Charles GerbaĐH Arizona (Mỹ) đưa ra khái niệm "đơn vị bề mặt vệ sinh", nó có nghĩa bề mặt đạt chuẩn, đủ sạch chỉ ở khoảng 1.000 vi khuẩn trên mỗi 2,5cm2 mà thôi.

Trong nghiên cứu của mình, giáo sư chỉ ra rằng, trong khi chỗ ngồi trên bồn cầu có thể vượt qua cuộc kiểm tra vệ sinh để đạt chuẩn là đơn vị bề mặt sạch (tức là đặt chiếc bánh lên đó ta vẫn có thể ăn được) thì tất cả 20 chiếc bàn làm việc tham gia nghiên cứu đều không đạt chuẩn này.

20131112-0455-eating-at-desk.jpg


Điều đó có nghĩa là nếu bạn cầm một cái bánh ngồi ăn trong bồn cầu thì sẽ sạch sẽ hơn là ngồi ăn ở bàn làm việc.

2. Không phải tất cả mọi thứ xả ra trong bồn cầu đều nằm yên ở đó

Hầu như tất cả bàn chải đánh răng được đặt trong phòng tắm, cách khu vực bồn cầu không xa. Vậy liệu điều này có mối nguy hại nào không?

20131112-0500-ban-chai-danh-rang-trong-toi-let.jpg


Một thí nghiệm rất bất ngờ và thú vị đã được 2 nhà nghiên cứu Jamie HynemanAdam Savage thực hiện. Họ đặt 24 cái bàn chải đánh răng vào trong phòng tắm và chỉ sử dụng 2 cái để đánh răng nhưng họ đều rửa sạch tất cả những cái còn lại mỗi ngày.

Sau một tháng, họ đem bảo quản những bàn chải này cẩn thận và mang đến kiểm tra tại phòng thí nghiệm. Một kết quả bất ngờ đã xảy ra, các nhà vi sinh học sau đó đã tìm thấy những điểm phân người li ti nằm lẩn trong những cọng lông của bàn chải. Điều này chứng minh rằng, thực sự có mối liên quan giữa phân người xả xuống bồn cầu và bàn chải đánh răng trong phòng tắm.

20131112-0501-toiletsandtoothbrushesrdh.jpg


Theo các nhà khoa học, thiết kế mở của bồn cầu đã khiến cho phân người sau khi trôi theo nước không nằm yên mà bay vào không khí và ám vào nhiều đồ vật trong phòng tắm, trong đó có cả bàn chải đánh răng.

Họ cho rằng, khi bồn cầu mở, các vi khuẩn có trong phân đủ khả năng bay vào không khí, lan rộng ra đến 6 feet (khoảng 1,8m). Hẳn nhiên, bàn chải chúng ta dùng mỗi ngày sẽ bị phủ phân nếu chúng nằm gọn trong vùng đó.

3. Giặt đồ có thể loại bỏ bụi bẩn nhưng lại "xây dựng" nơi trú ẩn của vi khuẩn E.coli

Các nhà khoa học Mỹ tuyên bố rằng, quần áo thậm chí còn có thể trở nên... bẩn hơn sau khi được giặt sạch sẽ. Lý do là bởi máy giặt được cho là nơi chứa đầy rẫy các vi khuẩn, chúng không ngừng tìm cách bám vào quần áo và sau đó xâm nhập vào cơ thể người.

20131112-0506-toilet-04.jpg


Nghiên cứu của giáo sư sinh vật học Charles Gerba ở ĐH Arizona (Mỹ) đã cho thấy, chỉ cần giặt một đống đồ lót trong máy giặt là có thể có đến 100 triệu vi khuẩn E.coli từ những đồ lót này được hòa vào trong nước.

Sau khi nước giặt này được xả đi nhưng vi khuẩn bám lại trong máy giặt vẫn nhiều. Nghiên cứu này cũng chỉ ra, có đến 0,1g vi khuẩn tồn tại chỉ riêng ở vùng bẹn của một cặp quần lót.

20131112-0507-toilet-03.jpg


Charles Gerba cho rằng, ngay cả khi những chiếc quần áo dính ít phân đã được giặt sạch thì vi khuẩn E.coli vẫn còn bám trụ trên đó. Và hẳn nhiên, chúng ta vẫn mặc những chiếc quần áo dính phân cho dù lượng vi khuẩn trên đó không nhiều như trước. Và lượng khuẩn này vẫn đủ để khiến ta có nguy cơ nhiễm bệnh viêm gan A, bệnh đường ruột, nhiễm khuẩn dạ dày...

Trên thực tế, các loại chất tẩy rửa và xà phòng không thể giúp loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và vi khuẩn. Để giảm nguy cơ nhiễm bệnh, nghiên cứu chỉ ra rằng, cần phải giặt quần áo ở 150 độ C và sau đó chuyển sang chế độ sấy khô càng nhanh càng tốt vì vi khuẩn sinh sôi rất nhanh trong môi trường ẩm ướt.

20131112-0508-toilet-05.jpg


Nếu giặt đồ bằng nước lạnh, các chuyên gia khuyên chúng ta rửa lại tay thật kỹ, đặc biệt là sau khi giặt đồ trẻ em. Ngoài ra, máy giặt cũng cần được tẩy rửa bằng nước tẩy thông thường khi không có quần áo trong đó. Một cách khác để diệt vi khuẩn là phơi quần áo dưới ánh nắng Mặt trời bởi tia cực tím có tác dụng diệt vi khuẩn rất hữu hiệu.

Rõ ràng, có rất nhiều vấn đề vệ sinh trong chính thói quen tưởng rằng rất sạch sẽ của con người. Tuy vậy, những điều được phát hiện trên đây sẽ phần nào khiến chúng ta phải "bật ngửa" và thay đổi ngay thói quen vệ sinh của mình.
 
×
Quay lại
Top Bottom