- Tham gia
- 25/2/2011
- Bài viết
- 1
Những dự đoán về đồng USD mất giá đã đẩy giá nông sản quốc tế tính bằng USD tăng vọt, báo Kinh tế Trung Quốc cho biết.
"Giá lương thực quốc tế đang tăng tới ngưỡng nguy hiểm và đe dọa tới cuộc sống của hàng chục triệu người trên toàn cầu", Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick hôm 15/2 cho biết. Cảnh báo của ông Zoellick đã khiến vấn đề an ninh lương thực trở thành điểm nóng đáng chú ý nhất trong tuần qua.
Hiện, từ châu Á tới Trung Đông, cho đến các quốc gia khu vực Mỹ Latin, xu hướng giá lương thực leo thang đang khiến nhiều người dân ở các quốc gia đang phát triển cảm thấy đau đầu nhức óc.
Vậy tình hình an ninh lương thực thế giới hiện đã nghiêm trọng tới mức độ nào?
Báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, chỉ số giá lương thực toàn cầu (GFP) đã tăng 15% trong giai đoạn từ tháng 10/2010 đến tháng 1/2011, cao hơn 29% so với năm ngoái và gần chạm mức đỉnh năm 2008. Đặc biệt, giá những mặt hàng như lúa mỳ, ngô, đường và dầu ăn tăng mạnh.
Người dân nhiều nước châu Á đang gồng mình chống chọi với bão giá và lạm phát. Tại Trung Quốc, lạm phát tiêu dùng trong tháng 1/2011 đã tăng 4,9% trong bối cảnh giá cả lương thực nhảy vọt 10,3% lên gần mức cao nhất trong vòng 28 tháng qua. Các nhà phân tích cho rằng tỷ lệ lạm phát ở quốc gia này sẽ tiếp tục tăng cho đến giữa năm 2011 khi cung lương thực không đáp ứng nổi cầu.
Với mức lạm phát trong tháng 1 là 8,2%, cơn bão giá ở Ấn Độ cũng đang khiến các gia đình phải cắt giảm thịt và rau trong bữa ăn, khi giá rau nói riêng tăng thêm gần 2/3, còn giá thực phẩm nói chung tăng hơn 15%. Giá hành tây, thực phẩm được dùng hàng ngày ở Ấn Độ, đã tăng gấp ba lần chỉ từ tháng 12/2010 đến tháng 1/2011 do vụ mùa thất bát.
Còn tại Indonesia, giá ớt, thành phần chính trong nhiều món ăn, thậm chí còn vọt lên tới 10 lần trong những tháng gần đây do thời tiết không thuận lợi. Trong một số ngày tháng 1/2011, giá ớt xanh và đỏ còn tăng lên tới 22,2 USD/kg trước khi giảm xuống 10 đến 11 USD/kg. Ngay cả khi đã giảm, giá ớt vẫn đắt hơn giá thịt bò.
Mối đe dọa thiếu đói đang rình rập hơn 1 tỷ người trên khắp hành tinh trở nên trầm trọng hơn với thống kê từ Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết, giá lương thực và nhu yếu phẩm đã vọt lên mức cao chưa từng thấy từ năm 1990.
Những cảnh báo cho thấy cơn ác mộng đói kém đang dần thành hiện thực khi chỉ số giá 55 mặt hàng nhu yếu phẩm như thịt, ngũ cốc, đường, sữa… trong tháng 1/2011 đã lên tới gần 231 điểm, cao hơn mức 224 điểm ghi nhận trong thời điểm đỉnh cao của cuộc khủng hoảng lương thực 3 năm trước. Đáng giật mình là lúa mì - nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống con người - đã đắt hơn tới 80% trong năm 2010.
Có nhiều nguyên nhân đẩy giá lương thực thế giới lên cao. Chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ, tiền tệ hóa thị trường nông sản quốc tế, phát triển nhiên liệu sinh học và các điều kiện khí hậu khắc nghiệt được coi là những nguyên chính ảnh hưởng tới giá lương thực toàn cầu.
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khởi động cỗ máy "in tiền", khách quan mà nói đã tạo nên dư luận về việc đồng USD mất giá, đẩy giá nông sản tính bằng USD tăng vọt. Nhiều năm qua, xu hướng tài chính hóa thị trường nông sản quốc tế ngày càng nổi rõ, khiến giá lương thực càng dễ biến động. Những dự báo và tâm lý lo sợ của giới đầu tư tài chính đã mở rộng hơn phạm vi biến động của giá nông sản.
Thêm vào đó, theo nghiên cứu cách đây vài năm của WB, việc phát triển nhiên liệu sinh học ở Mỹ và châu Âu cũng góp phần khiến giá lương thực toàn cầu bùng nổ. Thông tin này sau khi được đăng tải trên tờ Guardian của Anh năm 2008 đã từng tạo ra dư luận mạnh mẽ trên khắp thế giới.
Chương trình trợ giá và ưu đãi thuế đối với nguyên liệu sinh học đang lấy đi khoảng 120 triệu tấn ngũ cốc từ nguồn tiêu dùng của con người sang phục vụ ngành giao thông vận tải cũng được xem là bất cập làm sự thiếu hụt thêm trầm trọng.
Thời tiết khắc nghiệt gây nạn hỏa hoạn lịch sử vào mùa hè năm ngoái tại Nga khiến 19 triệu tấn nông sản biến thành tro bụi; băng giá kỷ lục tại Canada làm sản lượng lúa và cây lương thực giảm hơn 17%; lụt lội ở Australia xóa sổ mùa màng; hạn hán ở Trung Quốc kéo tụt 36% khả năng sản xuất lương thực... đã dẫn tới khan hiếm trên thị trường toàn cầu.
Trong khi, tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp trong viện trợ phát triển chính thức (ODA) giảm từ 19% năm 1980 xuống 3% năm 2006 và 5% vào thời điểm hiện nay, số tiền đầu tư nhà nước và khu vực tư nhân để phát triển lĩnh vực này cũng chỉ dừng ở mức 140 tỷ USD/năm. Ngân khoản đó thật quá khiêm tốn so với chi phí quân sự 1.500 tỷ USD trên toàn cầu.
Hiện tại, vẫn có một số học giả phương Tây cho rằng, "nhu cầu lương thực tăng cao của các nước đang phát triển đã khiến giá lương thực bị đẩy bật", nhưng lối nói này rõ ràng là thiếu cơ sở xác thực. Điều khiến người ta lo lắng là, sau mỗi cuộc khủng hoảng, luôn luôn có bi kịch của con người, "khủng hoảng lương thực" càng đúng với điều này.
Theo thống kê của WB, từ tháng 6/2010 tới nay, giá lương thực quốc tế tăng cao đã đẩy hơn 44 triệu người ở các nước đang phát triển vào cảnh khốn cùng.
Cần phải chỉ ra rằng, ảnh hưởng của việc giá lương thực tăng cao đối với nước giàu và nước nghèo là khác nhau. Ở các nước giàu, chi phí cho thực phẩm chỉ chiếm một bộ phận rất nhỏ trong chi tiêu của dân chúng, ảnh hưởng của giá cả cũng rất ít, trong khi ở nước ngoài, chi phí này chiếm hơn một nửa, do vậy ảnh hưởng sẽ vô cùng sâu sắc.
Theo tờ Kinh tế Trung Quốc, khủng hoảng lương thực bùng nổ dự kiến sẽ khiến an ninh lương thực toàn cầu rơi vào tình thế nguy hiểm. Giải quyết nguy cơ này là một việc làm phức tạp. Cộng đồng quốc tế cần tăng cường hợp tác, thúc đẩy các nước phát triển áp dụng chính sách tiền tệ có trách nhiệm, tăng cường giám sát thị trường hàng hóa thiết yếu, cân nhắc ảnh hưởng của việc phát triển năng lượng sinh học với xã hội.
Đối với phần lớn các nước đang phát triển, lối thoát cơ bản cho khủng hoảng lương thực vẫn là phải "tự lực cánh sinh".
"Giá lương thực quốc tế đang tăng tới ngưỡng nguy hiểm và đe dọa tới cuộc sống của hàng chục triệu người trên toàn cầu", Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick hôm 15/2 cho biết. Cảnh báo của ông Zoellick đã khiến vấn đề an ninh lương thực trở thành điểm nóng đáng chú ý nhất trong tuần qua.
Hiện, từ châu Á tới Trung Đông, cho đến các quốc gia khu vực Mỹ Latin, xu hướng giá lương thực leo thang đang khiến nhiều người dân ở các quốc gia đang phát triển cảm thấy đau đầu nhức óc.
Vậy tình hình an ninh lương thực thế giới hiện đã nghiêm trọng tới mức độ nào?
Báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, chỉ số giá lương thực toàn cầu (GFP) đã tăng 15% trong giai đoạn từ tháng 10/2010 đến tháng 1/2011, cao hơn 29% so với năm ngoái và gần chạm mức đỉnh năm 2008. Đặc biệt, giá những mặt hàng như lúa mỳ, ngô, đường và dầu ăn tăng mạnh.
Người dân nhiều nước châu Á đang gồng mình chống chọi với bão giá và lạm phát. Tại Trung Quốc, lạm phát tiêu dùng trong tháng 1/2011 đã tăng 4,9% trong bối cảnh giá cả lương thực nhảy vọt 10,3% lên gần mức cao nhất trong vòng 28 tháng qua. Các nhà phân tích cho rằng tỷ lệ lạm phát ở quốc gia này sẽ tiếp tục tăng cho đến giữa năm 2011 khi cung lương thực không đáp ứng nổi cầu.
Với mức lạm phát trong tháng 1 là 8,2%, cơn bão giá ở Ấn Độ cũng đang khiến các gia đình phải cắt giảm thịt và rau trong bữa ăn, khi giá rau nói riêng tăng thêm gần 2/3, còn giá thực phẩm nói chung tăng hơn 15%. Giá hành tây, thực phẩm được dùng hàng ngày ở Ấn Độ, đã tăng gấp ba lần chỉ từ tháng 12/2010 đến tháng 1/2011 do vụ mùa thất bát.
Còn tại Indonesia, giá ớt, thành phần chính trong nhiều món ăn, thậm chí còn vọt lên tới 10 lần trong những tháng gần đây do thời tiết không thuận lợi. Trong một số ngày tháng 1/2011, giá ớt xanh và đỏ còn tăng lên tới 22,2 USD/kg trước khi giảm xuống 10 đến 11 USD/kg. Ngay cả khi đã giảm, giá ớt vẫn đắt hơn giá thịt bò.
Mối đe dọa thiếu đói đang rình rập hơn 1 tỷ người trên khắp hành tinh trở nên trầm trọng hơn với thống kê từ Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết, giá lương thực và nhu yếu phẩm đã vọt lên mức cao chưa từng thấy từ năm 1990.
Những cảnh báo cho thấy cơn ác mộng đói kém đang dần thành hiện thực khi chỉ số giá 55 mặt hàng nhu yếu phẩm như thịt, ngũ cốc, đường, sữa… trong tháng 1/2011 đã lên tới gần 231 điểm, cao hơn mức 224 điểm ghi nhận trong thời điểm đỉnh cao của cuộc khủng hoảng lương thực 3 năm trước. Đáng giật mình là lúa mì - nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống con người - đã đắt hơn tới 80% trong năm 2010.
Có nhiều nguyên nhân đẩy giá lương thực thế giới lên cao. Chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ, tiền tệ hóa thị trường nông sản quốc tế, phát triển nhiên liệu sinh học và các điều kiện khí hậu khắc nghiệt được coi là những nguyên chính ảnh hưởng tới giá lương thực toàn cầu.
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khởi động cỗ máy "in tiền", khách quan mà nói đã tạo nên dư luận về việc đồng USD mất giá, đẩy giá nông sản tính bằng USD tăng vọt. Nhiều năm qua, xu hướng tài chính hóa thị trường nông sản quốc tế ngày càng nổi rõ, khiến giá lương thực càng dễ biến động. Những dự báo và tâm lý lo sợ của giới đầu tư tài chính đã mở rộng hơn phạm vi biến động của giá nông sản.
Thêm vào đó, theo nghiên cứu cách đây vài năm của WB, việc phát triển nhiên liệu sinh học ở Mỹ và châu Âu cũng góp phần khiến giá lương thực toàn cầu bùng nổ. Thông tin này sau khi được đăng tải trên tờ Guardian của Anh năm 2008 đã từng tạo ra dư luận mạnh mẽ trên khắp thế giới.
Chương trình trợ giá và ưu đãi thuế đối với nguyên liệu sinh học đang lấy đi khoảng 120 triệu tấn ngũ cốc từ nguồn tiêu dùng của con người sang phục vụ ngành giao thông vận tải cũng được xem là bất cập làm sự thiếu hụt thêm trầm trọng.
Thời tiết khắc nghiệt gây nạn hỏa hoạn lịch sử vào mùa hè năm ngoái tại Nga khiến 19 triệu tấn nông sản biến thành tro bụi; băng giá kỷ lục tại Canada làm sản lượng lúa và cây lương thực giảm hơn 17%; lụt lội ở Australia xóa sổ mùa màng; hạn hán ở Trung Quốc kéo tụt 36% khả năng sản xuất lương thực... đã dẫn tới khan hiếm trên thị trường toàn cầu.
Trong khi, tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp trong viện trợ phát triển chính thức (ODA) giảm từ 19% năm 1980 xuống 3% năm 2006 và 5% vào thời điểm hiện nay, số tiền đầu tư nhà nước và khu vực tư nhân để phát triển lĩnh vực này cũng chỉ dừng ở mức 140 tỷ USD/năm. Ngân khoản đó thật quá khiêm tốn so với chi phí quân sự 1.500 tỷ USD trên toàn cầu.
Hiện tại, vẫn có một số học giả phương Tây cho rằng, "nhu cầu lương thực tăng cao của các nước đang phát triển đã khiến giá lương thực bị đẩy bật", nhưng lối nói này rõ ràng là thiếu cơ sở xác thực. Điều khiến người ta lo lắng là, sau mỗi cuộc khủng hoảng, luôn luôn có bi kịch của con người, "khủng hoảng lương thực" càng đúng với điều này.
Theo thống kê của WB, từ tháng 6/2010 tới nay, giá lương thực quốc tế tăng cao đã đẩy hơn 44 triệu người ở các nước đang phát triển vào cảnh khốn cùng.
Cần phải chỉ ra rằng, ảnh hưởng của việc giá lương thực tăng cao đối với nước giàu và nước nghèo là khác nhau. Ở các nước giàu, chi phí cho thực phẩm chỉ chiếm một bộ phận rất nhỏ trong chi tiêu của dân chúng, ảnh hưởng của giá cả cũng rất ít, trong khi ở nước ngoài, chi phí này chiếm hơn một nửa, do vậy ảnh hưởng sẽ vô cùng sâu sắc.
Theo tờ Kinh tế Trung Quốc, khủng hoảng lương thực bùng nổ dự kiến sẽ khiến an ninh lương thực toàn cầu rơi vào tình thế nguy hiểm. Giải quyết nguy cơ này là một việc làm phức tạp. Cộng đồng quốc tế cần tăng cường hợp tác, thúc đẩy các nước phát triển áp dụng chính sách tiền tệ có trách nhiệm, tăng cường giám sát thị trường hàng hóa thiết yếu, cân nhắc ảnh hưởng của việc phát triển năng lượng sinh học với xã hội.
Đối với phần lớn các nước đang phát triển, lối thoát cơ bản cho khủng hoảng lương thực vẫn là phải "tự lực cánh sinh".