- Tham gia
- 15/12/2011
- Bài viết
- 1.979
Trong trường học đã xuất hiện ngày một nhiều học sinh cá biệt kết lại thành băng nhóm trộm cướp, trấn lột, xin đểu trong và ngoài nhà trường. Một số băng nhóm trong nhà trường phải làm cho công an phường “ngao ngán”. Tại trường THPT H và THCS L, một nhóm học sinh lớp 10A3 đang chơi đá cầu thì một nhóm học sinh lớp 9A1 tới giành chỗ. Theo lời kể của các học sinh trong trường, sự việc đáng lẽ ra chỉ dừng lại chỗ cãi cọ qua lại, nhưng do bạn bè nói khích nên nhóm học sinh lớp 9A1 (gồm 5 em) sau đó đã tiếp tục kéo đến và mang 2 con dao đâm Thanh và Hiệp (học sinh lớp 10A3) làm Hiệp phải đi cấp cứu.
H là con anh T, cảnh sát khu vực phường 2, quận Bình Thạnh. Bạn bè cho biết em là một học sinh hiền lành, không có biểu hiện hư đốn. Thế nhưng do xích mích với T là bạn cùng lớp và “được” D (lớp 10A22) đứng ra dàn xếp. Duy đòi tiền công 300.000 đồng. Cùng lúc đó, V (bạn cùng lớp với T) đứng ra bênh vực Tiến với mục đích đòi tiền H. V doạ: "Hạn chót là 7/10, nếu không chi tiền thì đừng có trách". Về nhà, H tìm cách cậy tủ, sáng 7/10 mang theo 16 cây vàng tới lớp. Với sự giúp đỡ của T "đen" (lớp 10A21), H đem bán vàng được 90 triệu đồng và bao băng nhóm này đi chơi Vũng Tàu cho đến ngày được gia đình tìm thấy.Trở về nhà, H không dám tới lớp vì sợ bị trả thù. Em cho biết trong trường có nhiều băng còn "hung dữ" hơn nhóm của T. Sáng 20/10, T hùng hồn nói với bố H: "Chú cứ cho H đi học. Đảm bảo không có đứa nào dám đụng đến bạn ấy nữa vì đã có con bảo kê!".
Con hư tại gia đình!
Trách nhiệm trước tiên trong vấn đề này thuộc về gia đình. Gia đình khó khăn, bố mẹ thiếu điều kiện quan tâm đến con cái đã đành. Gia đình giàu có thì bố mẹ lại bận lo làm ăn nên cũng không có thời gian lo cho con. Không ít phụ huynh phó mặc con cho nhà trường vì nghĩ rằng nhà trường phải có trách nhiệm với con mình. Một số đối tượng học sinh cá biệt được nhà trường, công an địa phương theo dõi gọi lên răn đe... rồi gọi cả phụ huynh lên để thông tin cảnh báo. Tuy nhiên, cũng không ít phụ huynh xin nhà trường cho con nghỉ học một buổi để dẫn con đến Công an phường hứa sẽ về ngồi lại với con khuyên bảo, nhưng mới nói khi sáng, đến chiều uống rượu vào lại đến đồn công an chửi bới, vác dao đến trường đe doạ thầy cô. Có trường hợp mẹ của một học sinh được triệu tập đến công an phường làm việc về hành vi vi phạm pháp luật của con. Khi công an la nạt thì học sinh đó lên giọng hăm doạ: “ông mà dám đánh tui chừ thì tối nay ông coi chừng đó”.
Nhà trường và xã hội
Nhiệm vụ của nhà trường không chỉ là dạy cho các em biết chữ mà còn phải dạy cho các em đạo đức làm người. Bao giờ trong mắt học sinh thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai. Chính vì vậy, mỗi thầy cô giáo, mỗi nhân viên trong nhà trường cần phải là một tấm gương sáng về đạo đức để các em noi theo. Nếu thầy cô chỉ nói suông mà không thực hành thì các em sẽ không bao giờ kính nể. Tình trạng sa sút đạo đức trong đội ngũ nhà giáo luôn tỉ lệ thuận với tình trạng sa sút đạo đức của học sinh. Thầy cô dùng roi vọt đánh học sinh thì học sinh cũng dùng mã tấu để “xử” nhau. Thầy cô “làm tiền” học sinh thì học sinh cũng có “bảo kê”... Một vấn đề nữa cũng rất đáng quan tâm là thầy cô vì lợi nhuận, mãi lo “chạy sô” nên không có thời gian quan tâm đến học sinh.
Thời buổi công nghệ thông tin, cộng thêm sự giao thoa giữa các nền văn hóa nên học sinh rất dễ dàng tiếp xúc với những văn hóa phẩm không lành mạnh: game bạo lực, chat, phim s.ex, truyện có nội dung đồi trụy,... Tác hại của những trò chơi bạo lực, của thế giới ảo là không hề nhỏ. Nó làm gia tăng tình trạng bạo lực, băng nhóm ở học sinh. Đã có trường hợp học sinh chết ngay ở tiệm nét vì mãi chơi game hay chỉ vì mâu thuẫn nhỏ. H là một học sinh ngoan, con nhà giàu. H chơi game và nghiện lúc nào không hay. Cậu có thể ngồi thâu đêm suốt sáng bên máy vi tính để chơi game mà không hề biết chán, không buồn ăn uống. Ba mẹ biết chuyện nên không cho cậu chơi điện tử ở nhà. H bỏ đi bụi và tìm đến tiệm nét. Bố mẹ muốn tìm H chỉ còn một cách là nhắn tin trên mạng cho H mà thôi. Ma túy, thuốc lắc, rượu cùng với lối sống buông thả cũng ngày càng phá hủy không ít cuộc đời các bạn trẻ. Khi có chất kích thích trong người các teen sẵn sàng làm bất cứ việc gì mà không hề nghĩ đến hậu quả. Lúc tỉnh dậy hối hận thì đã muộn màng.
Những băng nhóm học đường đa phần là độ tuổi cấp 2, cấp 3. Ở độ tuổi này các em có nhiều biến đổi về sinh lý, tâm lý. Cái tôi của các em rất lớn. Các em luôn cần bạn, luôn muốn chứng tỏ mình trước mặt bạn bè nên rất dễ bị kích động. Chính vì điều này mà các bậc cha mẹ, thầy cô cần hết sức quan tâm, chia sẻ, cần làm bạn để lắng nghe tâm tư, tình cảm của các em từ đó định hướng cho các em trong hoạt động học tập, giao tiếp, vui chơi để các em có một cuộc sống lành mạnh, bổ ích.
H là con anh T, cảnh sát khu vực phường 2, quận Bình Thạnh. Bạn bè cho biết em là một học sinh hiền lành, không có biểu hiện hư đốn. Thế nhưng do xích mích với T là bạn cùng lớp và “được” D (lớp 10A22) đứng ra dàn xếp. Duy đòi tiền công 300.000 đồng. Cùng lúc đó, V (bạn cùng lớp với T) đứng ra bênh vực Tiến với mục đích đòi tiền H. V doạ: "Hạn chót là 7/10, nếu không chi tiền thì đừng có trách". Về nhà, H tìm cách cậy tủ, sáng 7/10 mang theo 16 cây vàng tới lớp. Với sự giúp đỡ của T "đen" (lớp 10A21), H đem bán vàng được 90 triệu đồng và bao băng nhóm này đi chơi Vũng Tàu cho đến ngày được gia đình tìm thấy.Trở về nhà, H không dám tới lớp vì sợ bị trả thù. Em cho biết trong trường có nhiều băng còn "hung dữ" hơn nhóm của T. Sáng 20/10, T hùng hồn nói với bố H: "Chú cứ cho H đi học. Đảm bảo không có đứa nào dám đụng đến bạn ấy nữa vì đã có con bảo kê!".
Con hư tại gia đình!
Trách nhiệm trước tiên trong vấn đề này thuộc về gia đình. Gia đình khó khăn, bố mẹ thiếu điều kiện quan tâm đến con cái đã đành. Gia đình giàu có thì bố mẹ lại bận lo làm ăn nên cũng không có thời gian lo cho con. Không ít phụ huynh phó mặc con cho nhà trường vì nghĩ rằng nhà trường phải có trách nhiệm với con mình. Một số đối tượng học sinh cá biệt được nhà trường, công an địa phương theo dõi gọi lên răn đe... rồi gọi cả phụ huynh lên để thông tin cảnh báo. Tuy nhiên, cũng không ít phụ huynh xin nhà trường cho con nghỉ học một buổi để dẫn con đến Công an phường hứa sẽ về ngồi lại với con khuyên bảo, nhưng mới nói khi sáng, đến chiều uống rượu vào lại đến đồn công an chửi bới, vác dao đến trường đe doạ thầy cô. Có trường hợp mẹ của một học sinh được triệu tập đến công an phường làm việc về hành vi vi phạm pháp luật của con. Khi công an la nạt thì học sinh đó lên giọng hăm doạ: “ông mà dám đánh tui chừ thì tối nay ông coi chừng đó”.
Nhà trường và xã hội
Nhiệm vụ của nhà trường không chỉ là dạy cho các em biết chữ mà còn phải dạy cho các em đạo đức làm người. Bao giờ trong mắt học sinh thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai. Chính vì vậy, mỗi thầy cô giáo, mỗi nhân viên trong nhà trường cần phải là một tấm gương sáng về đạo đức để các em noi theo. Nếu thầy cô chỉ nói suông mà không thực hành thì các em sẽ không bao giờ kính nể. Tình trạng sa sút đạo đức trong đội ngũ nhà giáo luôn tỉ lệ thuận với tình trạng sa sút đạo đức của học sinh. Thầy cô dùng roi vọt đánh học sinh thì học sinh cũng dùng mã tấu để “xử” nhau. Thầy cô “làm tiền” học sinh thì học sinh cũng có “bảo kê”... Một vấn đề nữa cũng rất đáng quan tâm là thầy cô vì lợi nhuận, mãi lo “chạy sô” nên không có thời gian quan tâm đến học sinh.
Thời buổi công nghệ thông tin, cộng thêm sự giao thoa giữa các nền văn hóa nên học sinh rất dễ dàng tiếp xúc với những văn hóa phẩm không lành mạnh: game bạo lực, chat, phim s.ex, truyện có nội dung đồi trụy,... Tác hại của những trò chơi bạo lực, của thế giới ảo là không hề nhỏ. Nó làm gia tăng tình trạng bạo lực, băng nhóm ở học sinh. Đã có trường hợp học sinh chết ngay ở tiệm nét vì mãi chơi game hay chỉ vì mâu thuẫn nhỏ. H là một học sinh ngoan, con nhà giàu. H chơi game và nghiện lúc nào không hay. Cậu có thể ngồi thâu đêm suốt sáng bên máy vi tính để chơi game mà không hề biết chán, không buồn ăn uống. Ba mẹ biết chuyện nên không cho cậu chơi điện tử ở nhà. H bỏ đi bụi và tìm đến tiệm nét. Bố mẹ muốn tìm H chỉ còn một cách là nhắn tin trên mạng cho H mà thôi. Ma túy, thuốc lắc, rượu cùng với lối sống buông thả cũng ngày càng phá hủy không ít cuộc đời các bạn trẻ. Khi có chất kích thích trong người các teen sẵn sàng làm bất cứ việc gì mà không hề nghĩ đến hậu quả. Lúc tỉnh dậy hối hận thì đã muộn màng.
Những băng nhóm học đường đa phần là độ tuổi cấp 2, cấp 3. Ở độ tuổi này các em có nhiều biến đổi về sinh lý, tâm lý. Cái tôi của các em rất lớn. Các em luôn cần bạn, luôn muốn chứng tỏ mình trước mặt bạn bè nên rất dễ bị kích động. Chính vì điều này mà các bậc cha mẹ, thầy cô cần hết sức quan tâm, chia sẻ, cần làm bạn để lắng nghe tâm tư, tình cảm của các em từ đó định hướng cho các em trong hoạt động học tập, giao tiếp, vui chơi để các em có một cuộc sống lành mạnh, bổ ích.