- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Các chuyên gia cho rằng có sáu kiểu trong tình yêu, và các kiểu “yêu” này sẽ thay đổi theo từng giai đoạn trong mối quan hệ của bạn.
Tiến sĩ Susan Hendrick: Biết được kiểu yêu của mình sẽ giúp bạn đánh giá được mối quan hệ bạn đang có. Ý thức được điều đó giúp bạn có cái nhìn thực tế hơn về tình yêu và hiểu được bạn mong đợi tình yêu sẽ phát triển tới độ nào.
Vậy bạn thuộc tuýp yêu nào? Hãy tham khảo các khái niệm sau và hướng giải quyết để bạn luôn có mối quan hệ bền vững và hạnh phúc với người mình yêu.
1. Kiểu lãng mạn (The Romantic)
Bạn thích được yêu. Bạn bị lôi cuốn bởi vẻ bề ngoài hay cơ thể của anh ấy/cô ấy, nhưng dần dần bạn cảm thấy thất vọng vì vẻ đẹp ấy đã thay đổi.
Giải pháp:
Bạn phải nhớ rằng tình yêu thực sự không bị ảnh hưởng bởi kiểu tóc và sự lãng mạn sẽ không bị phai nhạt nếu mối quan hệ của bạn đã đạt độ chín. Hãy sắp xếp các buổi hẹn hò, những ngày nghỉ cuối tuần đi xa, hoặc các kì nghỉ chỉ có hai bạn để thắp lại ngọn nến đã nhen nhóm tình yêu của hai người- Tiến sĩ Pepper Schwartz, Giáo sư Xã Hội học Đại Học Washington-Seattle, gợi ý.
2. Người lập danh sách (List-maker)
“Bạn lập ra một danh sách các tiêu chí và sẽ không thay đổi bằng bất cứ giá nào”, TS Schwartz khẳng định. Hoặc nếu bạn đã yêu ai đó bạn sẽ “gây áp lực” bắt người yêu của bạn phải đạt được tiêu chuẩn của mình
Giải pháp:
Quên danh sách các tiêu chí của bạn đi. Mối quan hệ như vậy sẽ là một đống các áp lực và khó chịu hoặc bạn sẽ phải lựa chọn một cuộc đời cô đơn. TS phát biểu thêm: “Mục đích cao cả nhất của tình yêu là sự đồng hành, tình yêu đôi lứa và sự dung thứ chứ không phải là những thứ phù phiếm mang ra để khoe khoang với người ngoài”.
3. Người hay bị ám ảnh (The Obsessive)
Bạn muốn lúc nào cũng được ở bên người yêu của bạn và luôn luôn lo lắng về mối quan hệ của mình mặc dù bạn và người ấy đã yêu nhau rất lâu rồi. TS Schwartz cho rằng người luôn có cảm giác như vậy có thể là người độc đoán hoặc do những đợt thăng trầm trong tình cảm làm cô ấy/ anh ấy phải lo lắng.
Giải pháp:
Nếu bạn cảm thấy như vậy thì cũng đừng gây áp lực đối với nửa kia của bạn. Bạn phải hiểu rằng “tốt nhiều quá sẽ trở thành quá nhiều”. Bạn nên tìm đến bác sĩ tâm lí để giúp bạn hiểu tại sao bạn lại cảm thấy như vậy và giúp mối quan hệ của bạn có triển vọng hơn.
4. Người hy sinh (The Giver)
Bạn cho đi nhiều hơn là nhận được. Bạn làm hết mình để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của người yêu hay chồng bạn, và bạn không quan tâm gì đến bản thân mình.
Giải pháp:
Có một cuộc sống riêng ngoài cuộc sống của gia đình là điều rất quan trọng. Hãy dành thời gian cho sở thích của bạn, hãy gặp gỡ bạn bè nhiều hơn, và hãy để ra một chút thời gian để làm những gì bạn muốn một mình.
5. Kẻ dạo chơi (The Player)
Bạn thích tán tỉnh. TS Swartz cho rằng các cuộc tình đối với các đối tượng thuộc tuýp này đến rồi lại đi. Người yêu theo kiểu này nhanh chóng chán ngấy với các mối quan hệ lâu dài và bắt đầu nhòm ngó những đối tượng khác.
Giải pháp:
Trước hết phải tránh các tình huống có thể dẫn đến các mối quan hệ tình ái như uống say với anh bạn đồng nghiệp thú vị của bạn. Bạn phải gạt bỏ những sự quyến rũ kiểu như vậy trong cuộc sống của mình. Thay vì tìm kiếm thú vui ngoài, bạn hãy thử các thứ lành mạnh như nhảy khiêu vũ (điệu Cha-cha-cha chẳng hạn) cùng với người yêu của bạn chẳng hạn, và bạn sẽ thấy anh ấy thật hấp dẫn dưới ánh đèn.
6. Bạn thân (The Pal)
Tình yêu phát triển dần dần trong bạn. Một ngày nào đó bạn chợt nhận ra rằng “ồ, mình đã giành thật nhiều thời gian với Jack” và bạn hiểu rằng bạn đã yêu anh ấy. Tình yêu như vậy rất lặng lẽ nhưng lại vô cùng bền bỉ.
Lời khuyên:
Đừng để tình cảm của bạn đơn điệu quá. Tiến sĩ khuyên rằng bạn phải có những khoảnh khắc lãng mạn bên nhau. Hãy chuẩn bị bữa tối chỉ cho hai người và thỉnh thoảng tặng cho anh ấy một nụ hôn say đắm để cho anh ấy biết (và cả nhắc nhở bạn nữa) rằng bạn nghĩ anh ấy thật hấp dẫn và nồng nhiệt.
Bài viết đã giúp tôi thay đổi một số cách nhìn nhận khá cực đoan và phiến diện của mình. Hy vọng các bạn tìm được sự hữu ích khi đọc bài viết và gìn giữ mối quan hệ bền vững với nửa kia của mình!
Tiến sĩ Susan Hendrick: Biết được kiểu yêu của mình sẽ giúp bạn đánh giá được mối quan hệ bạn đang có. Ý thức được điều đó giúp bạn có cái nhìn thực tế hơn về tình yêu và hiểu được bạn mong đợi tình yêu sẽ phát triển tới độ nào.
Vậy bạn thuộc tuýp yêu nào? Hãy tham khảo các khái niệm sau và hướng giải quyết để bạn luôn có mối quan hệ bền vững và hạnh phúc với người mình yêu.
1. Kiểu lãng mạn (The Romantic)
Bạn thích được yêu. Bạn bị lôi cuốn bởi vẻ bề ngoài hay cơ thể của anh ấy/cô ấy, nhưng dần dần bạn cảm thấy thất vọng vì vẻ đẹp ấy đã thay đổi.
Giải pháp:
Bạn phải nhớ rằng tình yêu thực sự không bị ảnh hưởng bởi kiểu tóc và sự lãng mạn sẽ không bị phai nhạt nếu mối quan hệ của bạn đã đạt độ chín. Hãy sắp xếp các buổi hẹn hò, những ngày nghỉ cuối tuần đi xa, hoặc các kì nghỉ chỉ có hai bạn để thắp lại ngọn nến đã nhen nhóm tình yêu của hai người- Tiến sĩ Pepper Schwartz, Giáo sư Xã Hội học Đại Học Washington-Seattle, gợi ý.
2. Người lập danh sách (List-maker)
“Bạn lập ra một danh sách các tiêu chí và sẽ không thay đổi bằng bất cứ giá nào”, TS Schwartz khẳng định. Hoặc nếu bạn đã yêu ai đó bạn sẽ “gây áp lực” bắt người yêu của bạn phải đạt được tiêu chuẩn của mình
Giải pháp:
Quên danh sách các tiêu chí của bạn đi. Mối quan hệ như vậy sẽ là một đống các áp lực và khó chịu hoặc bạn sẽ phải lựa chọn một cuộc đời cô đơn. TS phát biểu thêm: “Mục đích cao cả nhất của tình yêu là sự đồng hành, tình yêu đôi lứa và sự dung thứ chứ không phải là những thứ phù phiếm mang ra để khoe khoang với người ngoài”.
3. Người hay bị ám ảnh (The Obsessive)
Bạn muốn lúc nào cũng được ở bên người yêu của bạn và luôn luôn lo lắng về mối quan hệ của mình mặc dù bạn và người ấy đã yêu nhau rất lâu rồi. TS Schwartz cho rằng người luôn có cảm giác như vậy có thể là người độc đoán hoặc do những đợt thăng trầm trong tình cảm làm cô ấy/ anh ấy phải lo lắng.
Giải pháp:
Nếu bạn cảm thấy như vậy thì cũng đừng gây áp lực đối với nửa kia của bạn. Bạn phải hiểu rằng “tốt nhiều quá sẽ trở thành quá nhiều”. Bạn nên tìm đến bác sĩ tâm lí để giúp bạn hiểu tại sao bạn lại cảm thấy như vậy và giúp mối quan hệ của bạn có triển vọng hơn.
4. Người hy sinh (The Giver)
Bạn cho đi nhiều hơn là nhận được. Bạn làm hết mình để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của người yêu hay chồng bạn, và bạn không quan tâm gì đến bản thân mình.
Giải pháp:
Có một cuộc sống riêng ngoài cuộc sống của gia đình là điều rất quan trọng. Hãy dành thời gian cho sở thích của bạn, hãy gặp gỡ bạn bè nhiều hơn, và hãy để ra một chút thời gian để làm những gì bạn muốn một mình.
5. Kẻ dạo chơi (The Player)
Bạn thích tán tỉnh. TS Swartz cho rằng các cuộc tình đối với các đối tượng thuộc tuýp này đến rồi lại đi. Người yêu theo kiểu này nhanh chóng chán ngấy với các mối quan hệ lâu dài và bắt đầu nhòm ngó những đối tượng khác.
Giải pháp:
Trước hết phải tránh các tình huống có thể dẫn đến các mối quan hệ tình ái như uống say với anh bạn đồng nghiệp thú vị của bạn. Bạn phải gạt bỏ những sự quyến rũ kiểu như vậy trong cuộc sống của mình. Thay vì tìm kiếm thú vui ngoài, bạn hãy thử các thứ lành mạnh như nhảy khiêu vũ (điệu Cha-cha-cha chẳng hạn) cùng với người yêu của bạn chẳng hạn, và bạn sẽ thấy anh ấy thật hấp dẫn dưới ánh đèn.
6. Bạn thân (The Pal)
Tình yêu phát triển dần dần trong bạn. Một ngày nào đó bạn chợt nhận ra rằng “ồ, mình đã giành thật nhiều thời gian với Jack” và bạn hiểu rằng bạn đã yêu anh ấy. Tình yêu như vậy rất lặng lẽ nhưng lại vô cùng bền bỉ.
Lời khuyên:
Đừng để tình cảm của bạn đơn điệu quá. Tiến sĩ khuyên rằng bạn phải có những khoảnh khắc lãng mạn bên nhau. Hãy chuẩn bị bữa tối chỉ cho hai người và thỉnh thoảng tặng cho anh ấy một nụ hôn say đắm để cho anh ấy biết (và cả nhắc nhở bạn nữa) rằng bạn nghĩ anh ấy thật hấp dẫn và nồng nhiệt.
Bài viết đã giúp tôi thay đổi một số cách nhìn nhận khá cực đoan và phiến diện của mình. Hy vọng các bạn tìm được sự hữu ích khi đọc bài viết và gìn giữ mối quan hệ bền vững với nửa kia của mình!
Theo Health.com
SAGA
SAGA