- Tham gia
- 17/12/2011
- Bài viết
- 5.437
"Sẽ chẳng còn cảnh bố mẹ đày nắng hàng tiếng đồng hồ để chờ bạn thi xong. Sẽ chẳng có cảnh bố mẹ vội vàng sấp ngửa, trằn trọc hàng đêm vì lo cho bạn... Nếu bạn dũng cảm từ bỏ thi ĐH khi biết mình không đủ sức..."
Hàng trăm ngàn sĩ tử trên cả nước đang dồn hết tâm sức cho các đợt thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2013. Trong những ngày qua, nhiều câu chuyện, hình ảnh ấn tượng về các thí sinh và phụ huynh đã khiến nhiều người xúc động, nhưng cũng để lại nhiều nghĩ suy.
Chúng tôi nhận được bài viết thể hiện những trăn trở của bạn đọc Nguyễn Thanh Bình (quê Nam Định) xung quanh vấn đề thi đại học với nhiều góc nhìn mới. Xin gửi tới bạn đọc nguyên văn bài viết này.
----------//----------
Những ngày tháng 7 này, không khí thi cử đang tràn ngập trên khắp cả nước khi hàng trăm ngàn sĩ tử đang tham dự kỳ thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2013. Đi qua khu vực các trường thi, cảnh tượng hàng nghìn bậc phụ huynh đứng chờ con bên ngoài đã trở nên quen thuộc, thật đúng với câu “cả nhà đi thi”. Tôi như thấy lại hình ảnh của mình 7 năm về trước, khi tôi đang cặm cụi làm bài thi trong phòng thì cha tôi đội nắng đứng đợi bên ngoài cùng hàng ngàn phụ huynh khác.
Mới đây, đọc một bài báo viết về chuyện nhiều phụ huynh thức trắng đêm để lo cho con thi đại học, hay những giọt nước mắt lặng lẽ trong đêm của một người cha khi biết con mình thi không tốt, tôi đã vô cùng xúc động. Nhiều bạn đọc cũng đã comment dưới bài viết thể hiện sự xúc động giống tôi trước tình thương bao la, sự chăm sóc không gì sánh được của cha mẹ dành cho con đang thi đại học.
Nhưng cũng có những comment đặt ra câu hỏi “Nghe những câu chuyện như vậy, thấy những hình ảnh cha mẹ đội nắng vạ vật chờ con như vậy, bạn có suy nghĩ gì? Nếu phải lựa chọn, bạn có dám từ bỏ việc thi đại học để cha mẹ không phải có những đêm thức trắng, không phải chờ trong nắng, khóc trong đêm không?”.
Đó cũng là những trăn trở, những điều tôi suy nghĩ trong nhiều năm qua và muốn chia sẻ, cũng như muốn đặt câu hỏi đó cho các bạn.
Bạn suy nghĩ gì khi thấy cha mẹ mình vạ vật giữa trời nắng nóng để chờ bạn thi đại học? Ảnh: Dương Linh.
Tôi không đặt câu hỏi trên cho những bạn có đủ năng lực, sự yêu thích và quyết tâm khi lựa chọn thi tuyển vào các trường đại học. Tôi đặt câu hỏi ấy cho những bạn đi thi đại học chỉ vì "học hết lớp 12 thì tất nhiên phải đi thi đại học", "đi thi cho bằng bạn bằng bè" và cho cả không ít bạn đi thi với niềm tự an ủi"Biết đâu may mắn sẽ đỗ"... dù biết rõ, với sức học của mình, điều đó thật là... xa vời.
Cách đơn giản nhất khi biết rõ sức mình, khi hiểu rằng mình không thể vượt qua, đó là Dừng lại. Điều này không đồng nghĩa với thoái lui, từ bỏ mơ ước. Mà đó là tỉnh táo và thực tế, biết lượng sức mình đến đâu, để rồi tìm một đường đi đúng đắn hơn, hợp với mình hơn. Nhưng thật ít bạn đủ dũng cảm để nói lời Dừng lại.
Bạn sợ đối mặt với những ánh nhìn thắc mắc của bè bạn: "Sao cậu lại không thi đại học à. Cậu sẽ làm gì nếu không học đại học?". Bạn sợ xung quanh sẽ chê cười nếu mình thừa nhận không đủ sức để đỗ đại học. Bạn sợ phải nói với bố mẹ rằng: "Con không thể đỗ đại học được đâu, con sẽ chọn một con đường khác".
Dù bạn biết rõ, nếu mình Dừng lại, bố mẹ sẽ bớt chuỗi ngày lo lắng, trằn trọc trong suốt kì thi đại học của bạn, gia đình bạn có thể sẽ bớt tiêu tốn một khoản chi phí cho kì thi. Rộng hơn, giảm bớt những thí sinh "biết mình không thể đỗ", áp lực mà kì thi đại học tạo ra cho xã hội sẽ giảm đi rất nhiều...
Bố mẹ bạn có thể sẽ nuôi hi vọng trong 1 tháng, 2 tháng, từ khi bạn đi thi cho đến khi bạn biết kết quả. Nhưng để làm gì, nếu đó là niềm hi vọng không thể thành sự thực? Có đáng để cả gia đình bạn và bạn phải vất vả, khổ sở cho một điều như thế?
Cách đây mấy năm, tôi đi thi đại học với một sự chấp chới và gần như biết chắc mình không thể đỗ vì lực học của tôi cũng chỉ ở mức trung bình. Nhưng vì việc thi đại học được xem như là một lẽ dĩ nhiên khi học hết lớp 12 nên tôi cũng hào hứng đi thi như bao bạn bè cùng trang lứa. Khi tôi bước ra từ phòng thi đại học, tôi đã vô tình nghe được một thí sinh nói với người cha đang đứng đợi giữa trời nắng rằng: "Chắc con trượt rồi bố ạ. Từ đầu con đã xác định thế rồi mà". Chứng kiến cái thở dài, cái cúi đầu lặng lẽ của người cha vừa nghe con mình nói tỉnh bơ như vậy, tôi giật mình và bất giác lo sợ.
Năm đó, tôi trượt đại học. Mặc dù bố mẹ động viên tôi thi tiếp năm sau, bố mẹ sẵn sàng bỏ tiền cho tôi lên thành phố ôn luyện, nhưng tôi đã quyết định sẽ không thi đại học nữa mà đi học nghề sửa chữa điện lạnh. Bởi tôi biết rõ sức học của mình, tôi sợ ôn luyện một năm sẽ tiêu tốn nhiều tiền bạc của bố mẹ mà không đem lại kết quả gì. Tôi không muốn làm bố mẹ tôi hi vọng để rồi thất vọng vì tôi biết mình sẽ không thể thi đỗ. Tôi sợ nếu cứ cố thi tiếp, tôi sẽ phải chứng kiến cái thở dài và ánh mắt buồn rười rượi của cha tôi giống như câu chuyện tôi vừa kể về cậu học sinh ở trên. Vậy nên, tôi quyết định Dừng lại!
Cho đến bây giờ, càng ngày tôi càng thấy quyết định ngày đó của mình là đúng đắn. Với nghề điện lạnh đã học được, tôi đã mở một cửa hàng sửa chữa của riêng mình và có nguồn thu nhập ổn định từ nó. Ngoài việc tự lo được cho bản thân, mỗi tháng tôi cũng biếu bố mẹ được một khoản tiền nho nhỏ.
Tôi đã làm như vậy. Còn bạn, những người đi thi đại học mà biết mình sẽ không thể đỗ hay coi kì thi đại học là một cuộc dạo chơi được chăng hay chớ, bạn sẽ làm gì?
Có nhiều con đường đến với thành công và vào đại học chỉ là một trong những con đường đó. Nhưng đôi khi, người ta bị ánh sáng của con đường này làm mờ mắt, lầm tưởng đó là con đường độc đạo mà quên mất rằng còn nhiều con đường khác. Hãy suy nghĩ lại, hãy chọn và đi con đường dành cho mình, phù hợp với mình, đừng cố gồng mình chạy theo người khác để rồi cảm thấy mệt mỏi và hối tiếc!
Có nhiều con đường đến với thành công, vào đại học chỉ là một trong số đó. Bạn có đủ tự tin, nghị lực và niềm tin để dám bước đi trên con đường dành cho mình, phù hợp với mình?
Một điều nữa khiến tôi băn khoăn là tại sao cứ mỗi mùa thi đến, người ta có thể dễ dàng nhận ra một thí sinh lên thành phố dự thi qua hình ảnh phụ huynh tay xách nách mang đi cùng. Phải chăng cứ đi thi đại học là phải có người nhà đi theo đưa đón, phục vụ?
Ở đây, tôi không bàn đến việc tại sao cha mẹ lại chấp nhận đứng giữa trời nắng suốt mấy tiếng đồng hồ để chờ con thi bên trong, mặc dù đã có người cho rằng “làm vậy mệt mỏi mà chẳng giải quyết được gì, lại còn có thể gây thêm áp lực cho sĩ tử”. Bởi vì dù thế nào, đó cũng là cách cha mẹ quan tâm, lo lắng khi các con mình bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời; là vì “con đi thi lo một, cha mẹ lo gấp mười” nên các ông bố, bà mẹ bất chấp cái nắng thiêu đốt để đứng ngoài cổng trường – nơi gần con nhất có thể - để đồng hành cùng con trong kì thi.
Tôi đặt thắc mắc này cho các bạn, những sĩ tử đi thi đại học. Không lẽ, nếu không có bố mẹ đưa đón đến trường thi, không có bố mẹ tháp tùng từ quê lên thành phố thì bạn không thể tự mình vượt qua kì thi đại học?
Bạn có thể trả lời rằng: "Thi đại học rất quan trọng nên cần bố mẹ đưa đi cho yên tâm", rồi thì "chưa lên thành phố lần nào, không có bố mẹ đi cùng thì biết làm sao"... Nhưng theo tôi, xét cho cùng, đó chính là hậu quả của việc nhiều sĩ tử vốn chỉ biết cắm đầu vào học mà không biết rèn luyện cho mình những kĩ năng khác của cuộc sống, dẫn tới sự phụ thuộc, ỷ lại vào bố mẹ, không thể tự độc lập giải quyết khó khăn nên đi đâu, làm gì cũng phải kéo theo bố mẹ, dựa vào bố mẹ. Khi nghe đến đây, có thể bạn sẽ lý luận rằng "tự bố mẹ muốn đưa đi đấy chứ", nhưng đã bao giờ bạn có suy nghĩ, có ý định hay một lần nói với bố mẹ là "Con sẽ tự đi thi đại học được một mình" chưa?
Từ trước đến nay, hình ảnh mỗi sĩ tử đi thi là có ít nhất một người nhà đưa đón, tháp tùng, phục vụ đã trở nên quá quen thuộc, gần như là mặc định như vậy. Điều này kéo theo hệ quả là khu vực quanh trường thi luôn chật cứng phụ huynh chờ con gây ách tắc giao thông, rồi các bến xe luôn rơi vào tình trạng quá tải, chật cứng người đến ngạt thở mỗi khi sĩ tử và người nhà đến hay rời khỏi thành phố vào mỗi mùa thi đại học. Bên cạnh sự cực nhọc mà sĩ tử và người nhà phải chịu đựng, điều đó còn gây ra những áp lực rất lớn cho xã hội, tiêu tốn những nguồn lực không hề nhỏ của xã hội.
Thi đại học là một kì thi rất quan trọng với những áp lực khủng khiếp đè lên vai thí sinh dự thi vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội. Nhưng xét cho cùng, nó cũng chưa là gì với những khó khăn, chông gai mà bạn sẽ gặp phải trong chặng đường dài của cuộc đời phía trước. Vậy thì, bạn hãy thử một lần tự mình vượt qua thử thách thi đại học, tự mình đi thi mà không cần bố mẹ vất vả, bỏ công bỏ việc để đưa đi. Chắc chắn, bạn sẽ có cảm giác tự tin hơn và có những trải nghiệm bổ ích trong cuộc đời mình.
----------//----------
Hàng trăm ngàn sĩ tử trên cả nước đang dồn hết tâm sức cho các đợt thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2013. Trong những ngày qua, nhiều câu chuyện, hình ảnh ấn tượng về các thí sinh và phụ huynh đã khiến nhiều người xúc động, nhưng cũng để lại nhiều nghĩ suy.
Chúng tôi nhận được bài viết thể hiện những trăn trở của bạn đọc Nguyễn Thanh Bình (quê Nam Định) xung quanh vấn đề thi đại học với nhiều góc nhìn mới. Xin gửi tới bạn đọc nguyên văn bài viết này.
----------//----------
Những ngày tháng 7 này, không khí thi cử đang tràn ngập trên khắp cả nước khi hàng trăm ngàn sĩ tử đang tham dự kỳ thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2013. Đi qua khu vực các trường thi, cảnh tượng hàng nghìn bậc phụ huynh đứng chờ con bên ngoài đã trở nên quen thuộc, thật đúng với câu “cả nhà đi thi”. Tôi như thấy lại hình ảnh của mình 7 năm về trước, khi tôi đang cặm cụi làm bài thi trong phòng thì cha tôi đội nắng đứng đợi bên ngoài cùng hàng ngàn phụ huynh khác.
Mới đây, đọc một bài báo viết về chuyện nhiều phụ huynh thức trắng đêm để lo cho con thi đại học, hay những giọt nước mắt lặng lẽ trong đêm của một người cha khi biết con mình thi không tốt, tôi đã vô cùng xúc động. Nhiều bạn đọc cũng đã comment dưới bài viết thể hiện sự xúc động giống tôi trước tình thương bao la, sự chăm sóc không gì sánh được của cha mẹ dành cho con đang thi đại học.
Nhưng cũng có những comment đặt ra câu hỏi “Nghe những câu chuyện như vậy, thấy những hình ảnh cha mẹ đội nắng vạ vật chờ con như vậy, bạn có suy nghĩ gì? Nếu phải lựa chọn, bạn có dám từ bỏ việc thi đại học để cha mẹ không phải có những đêm thức trắng, không phải chờ trong nắng, khóc trong đêm không?”.
Đó cũng là những trăn trở, những điều tôi suy nghĩ trong nhiều năm qua và muốn chia sẻ, cũng như muốn đặt câu hỏi đó cho các bạn.
Bạn suy nghĩ gì khi thấy cha mẹ mình vạ vật giữa trời nắng nóng để chờ bạn thi đại học? Ảnh: Dương Linh.
Cách đơn giản nhất khi biết rõ sức mình, khi hiểu rằng mình không thể vượt qua, đó là Dừng lại. Điều này không đồng nghĩa với thoái lui, từ bỏ mơ ước. Mà đó là tỉnh táo và thực tế, biết lượng sức mình đến đâu, để rồi tìm một đường đi đúng đắn hơn, hợp với mình hơn. Nhưng thật ít bạn đủ dũng cảm để nói lời Dừng lại.
Bạn sợ đối mặt với những ánh nhìn thắc mắc của bè bạn: "Sao cậu lại không thi đại học à. Cậu sẽ làm gì nếu không học đại học?". Bạn sợ xung quanh sẽ chê cười nếu mình thừa nhận không đủ sức để đỗ đại học. Bạn sợ phải nói với bố mẹ rằng: "Con không thể đỗ đại học được đâu, con sẽ chọn một con đường khác".
Dù bạn biết rõ, nếu mình Dừng lại, bố mẹ sẽ bớt chuỗi ngày lo lắng, trằn trọc trong suốt kì thi đại học của bạn, gia đình bạn có thể sẽ bớt tiêu tốn một khoản chi phí cho kì thi. Rộng hơn, giảm bớt những thí sinh "biết mình không thể đỗ", áp lực mà kì thi đại học tạo ra cho xã hội sẽ giảm đi rất nhiều...
Bố mẹ bạn có thể sẽ nuôi hi vọng trong 1 tháng, 2 tháng, từ khi bạn đi thi cho đến khi bạn biết kết quả. Nhưng để làm gì, nếu đó là niềm hi vọng không thể thành sự thực? Có đáng để cả gia đình bạn và bạn phải vất vả, khổ sở cho một điều như thế?
Cách đây mấy năm, tôi đi thi đại học với một sự chấp chới và gần như biết chắc mình không thể đỗ vì lực học của tôi cũng chỉ ở mức trung bình. Nhưng vì việc thi đại học được xem như là một lẽ dĩ nhiên khi học hết lớp 12 nên tôi cũng hào hứng đi thi như bao bạn bè cùng trang lứa. Khi tôi bước ra từ phòng thi đại học, tôi đã vô tình nghe được một thí sinh nói với người cha đang đứng đợi giữa trời nắng rằng: "Chắc con trượt rồi bố ạ. Từ đầu con đã xác định thế rồi mà". Chứng kiến cái thở dài, cái cúi đầu lặng lẽ của người cha vừa nghe con mình nói tỉnh bơ như vậy, tôi giật mình và bất giác lo sợ.
Năm đó, tôi trượt đại học. Mặc dù bố mẹ động viên tôi thi tiếp năm sau, bố mẹ sẵn sàng bỏ tiền cho tôi lên thành phố ôn luyện, nhưng tôi đã quyết định sẽ không thi đại học nữa mà đi học nghề sửa chữa điện lạnh. Bởi tôi biết rõ sức học của mình, tôi sợ ôn luyện một năm sẽ tiêu tốn nhiều tiền bạc của bố mẹ mà không đem lại kết quả gì. Tôi không muốn làm bố mẹ tôi hi vọng để rồi thất vọng vì tôi biết mình sẽ không thể thi đỗ. Tôi sợ nếu cứ cố thi tiếp, tôi sẽ phải chứng kiến cái thở dài và ánh mắt buồn rười rượi của cha tôi giống như câu chuyện tôi vừa kể về cậu học sinh ở trên. Vậy nên, tôi quyết định Dừng lại!
Cho đến bây giờ, càng ngày tôi càng thấy quyết định ngày đó của mình là đúng đắn. Với nghề điện lạnh đã học được, tôi đã mở một cửa hàng sửa chữa của riêng mình và có nguồn thu nhập ổn định từ nó. Ngoài việc tự lo được cho bản thân, mỗi tháng tôi cũng biếu bố mẹ được một khoản tiền nho nhỏ.
Tôi đã làm như vậy. Còn bạn, những người đi thi đại học mà biết mình sẽ không thể đỗ hay coi kì thi đại học là một cuộc dạo chơi được chăng hay chớ, bạn sẽ làm gì?
Có nhiều con đường đến với thành công và vào đại học chỉ là một trong những con đường đó. Nhưng đôi khi, người ta bị ánh sáng của con đường này làm mờ mắt, lầm tưởng đó là con đường độc đạo mà quên mất rằng còn nhiều con đường khác. Hãy suy nghĩ lại, hãy chọn và đi con đường dành cho mình, phù hợp với mình, đừng cố gồng mình chạy theo người khác để rồi cảm thấy mệt mỏi và hối tiếc!
Có nhiều con đường đến với thành công, vào đại học chỉ là một trong số đó. Bạn có đủ tự tin, nghị lực và niềm tin để dám bước đi trên con đường dành cho mình, phù hợp với mình?
Một điều nữa khiến tôi băn khoăn là tại sao cứ mỗi mùa thi đến, người ta có thể dễ dàng nhận ra một thí sinh lên thành phố dự thi qua hình ảnh phụ huynh tay xách nách mang đi cùng. Phải chăng cứ đi thi đại học là phải có người nhà đi theo đưa đón, phục vụ?
Ở đây, tôi không bàn đến việc tại sao cha mẹ lại chấp nhận đứng giữa trời nắng suốt mấy tiếng đồng hồ để chờ con thi bên trong, mặc dù đã có người cho rằng “làm vậy mệt mỏi mà chẳng giải quyết được gì, lại còn có thể gây thêm áp lực cho sĩ tử”. Bởi vì dù thế nào, đó cũng là cách cha mẹ quan tâm, lo lắng khi các con mình bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời; là vì “con đi thi lo một, cha mẹ lo gấp mười” nên các ông bố, bà mẹ bất chấp cái nắng thiêu đốt để đứng ngoài cổng trường – nơi gần con nhất có thể - để đồng hành cùng con trong kì thi.
Tôi đặt thắc mắc này cho các bạn, những sĩ tử đi thi đại học. Không lẽ, nếu không có bố mẹ đưa đón đến trường thi, không có bố mẹ tháp tùng từ quê lên thành phố thì bạn không thể tự mình vượt qua kì thi đại học?
Bạn có thể trả lời rằng: "Thi đại học rất quan trọng nên cần bố mẹ đưa đi cho yên tâm", rồi thì "chưa lên thành phố lần nào, không có bố mẹ đi cùng thì biết làm sao"... Nhưng theo tôi, xét cho cùng, đó chính là hậu quả của việc nhiều sĩ tử vốn chỉ biết cắm đầu vào học mà không biết rèn luyện cho mình những kĩ năng khác của cuộc sống, dẫn tới sự phụ thuộc, ỷ lại vào bố mẹ, không thể tự độc lập giải quyết khó khăn nên đi đâu, làm gì cũng phải kéo theo bố mẹ, dựa vào bố mẹ. Khi nghe đến đây, có thể bạn sẽ lý luận rằng "tự bố mẹ muốn đưa đi đấy chứ", nhưng đã bao giờ bạn có suy nghĩ, có ý định hay một lần nói với bố mẹ là "Con sẽ tự đi thi đại học được một mình" chưa?
Từ trước đến nay, hình ảnh mỗi sĩ tử đi thi là có ít nhất một người nhà đưa đón, tháp tùng, phục vụ đã trở nên quá quen thuộc, gần như là mặc định như vậy. Điều này kéo theo hệ quả là khu vực quanh trường thi luôn chật cứng phụ huynh chờ con gây ách tắc giao thông, rồi các bến xe luôn rơi vào tình trạng quá tải, chật cứng người đến ngạt thở mỗi khi sĩ tử và người nhà đến hay rời khỏi thành phố vào mỗi mùa thi đại học. Bên cạnh sự cực nhọc mà sĩ tử và người nhà phải chịu đựng, điều đó còn gây ra những áp lực rất lớn cho xã hội, tiêu tốn những nguồn lực không hề nhỏ của xã hội.
Thi đại học là một kì thi rất quan trọng với những áp lực khủng khiếp đè lên vai thí sinh dự thi vì nhiều lý do từ gia đình, xã hội. Nhưng xét cho cùng, nó cũng chưa là gì với những khó khăn, chông gai mà bạn sẽ gặp phải trong chặng đường dài của cuộc đời phía trước. Vậy thì, bạn hãy thử một lần tự mình vượt qua thử thách thi đại học, tự mình đi thi mà không cần bố mẹ vất vả, bỏ công bỏ việc để đưa đi. Chắc chắn, bạn sẽ có cảm giác tự tin hơn và có những trải nghiệm bổ ích trong cuộc đời mình.
----------//----------
Theo Kenh14
Hiệu chỉnh bởi quản lý: