- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Tính đến nay, thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam đã có sự tham gia của khá nhiều nhà đầu tư cả nước ngoài lẫn trong nước, song vẫn chưa có bước phát triển đột phá. Theo lý giải của những người trong cuộc, thị trường này tuy nhiều tiềm năng nhưng lại lắm thách thức.
Nhiều bài toán khó
Cách đây hơn 2 năm, P.M.Đ - một người trẻ đam mê thương mại điện tử - đã gọi vốn từ một số nhà đầu tư cá nhân để xây dựng một website bán lẻ trực tuyến chuyên về thời trang. Nhưng khoảng 5 tháng qua, nhiều người quen của anh lại thấy anh đang tất tả lo cho một dự án kinh doanh mới chẳng liên quan gì đến bán lẻ trực tuyến cả. Khi được hỏi, Đ. chua xót: "Dù đã lường trước một số khó khăn nhưng khi bắt tay mới thấy mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Đặc biệt, do vốn ít nên không thể trụ lại".
Trên thực tế, không phải chỉ riêng website của Đ. mà trong vài năm gần đây, song hành với sự xuất hiện của nhiều website bán lẻ trực tuyến là sự ra đi của không ít website khác. Nói về điều này, Christopher B.Beselin, Tổng giám đốc Công ty TNHH Giờ Giải Lao (sở hữu website bán hàng trực tuyến lazada.vn), cho rằng: "Do thị trường bán lẻ trực tuyến của Việt Nam còn khá mới nên có rất nhiều khó khăn, không tránh khỏi việc có những website phải chia tay sớm".
Bán lẻ điện tử là hình thức được kỳ vọng sẽ thực sự phát triển mạnh ở Việt Nam vì những lợi ích nó mang lại.
Vốn được xem là thách thức đầu tiên cho các nhà đầu tư, nhất là với một số nhà đầu tư tư nhân của Việt Nam. Tom Trần, người sáng lập kay.vn, chia sẻ "Hiện kay.vn đang có một vài nhà đầu tư cá nhân cùng tham gia. Trong tương lai chúng tôi sẽ gọi vốn đầu tư lớn từ các quỹ trong và ngoài nước vì mô hình này muốn phát triển mạnh cần nhiều vốn".
Nói về vốn, có lẽ một cái tên đang nổi đình đám hiện nay chính là lazada.vn. Chỉ hơn 1 năm sau ngày có mặt tại Việt Nam, lazada.vn đã thu hút được 100 triệu USD từ hàng loạt quỹ đầu tư như Holtzbrinck Ventures, AB Kinnevik, Summit Partners, Tengelmann Group hay Verlinvest… Đây có thể được xem như một lợi thế của lazada.vn so với những website khác. Bên cạnh bài toán vốn, còn nhiều bài toán khác cũng không dễ tìm lời giải cho các nhà đầu tư. Đó là thói quen mua sắm, hệ thống hậu cần và vấn đề thanh toán trực tuyến…
Với thói quen thích được sờ tận tay trước khi mua hàng, lại thêm việc mất niềm tin sau sự sụp đổ của một số website bán hàng theo nhóm trong năm 2012, người tiêu dùng dường như vẫn chưa thực sự muốn tìm đến hình thức mua hàng mới này. Ngoài ra, thanh toán trực tuyến cũng là thách thức không dễ vượt qua.
"Thật tuyệt nếu mọi người đều có thẻ tín dụng và thanh toán ngay sau khi đặt hàng. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam người tiêu dùng vẫn có những e ngại nhất định với hình thức thanh toán trực tuyến" - ông Christopher nói.
Chính vì thế, hiện hầu hết các website đều có sự liên kết chặt chẽ với các ngân hàng để khuyến khích khách hàng sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến. Ngoài ra, không thể không nhắc đến khó khăn về hậu cần, nhất là khi phải giải quyết những đơn hàng ở các khu vực xa thành thị. Khó khăn là thế, nhưng khi được hỏi đến cơ hội ai cũng khẳng định thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam rất tiềm năng.
Bao giờ bùng nổ?
Chưa ai có thể đưa ra con số tương đối về mặt thời gian rằng 2 năm, 3 năm hay 5 năm nữa ngành bán lẻ trực tuyến sẽ bùng nổ tại Việt Nam, dù những con số về lượng người dùng internet được khảo sát hàng năm đang không ngừng gia tăng. Một khảo sát gần đây của VNPT chỉ ra rằng lượng người dùng internet của Việt Nam hiện khoảng hơn 32 triệu người và sẽ tăng lên khoảng 58 triệu vào năm 2016.
Thực ra, thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam chỉ mới thực sự được nói đến nhiều vào năm 2012, khi mô hình bán hàng theo nhóm gặp nhiều tai tiếng. Còn trước đó, những cái tên như chodientu.com, rongbay.com… gần như không mạnh tay trong các hoạt động quảng bá.
Phải đến cuối năm 2012, khi Rocket Internet, một đại gia thương mại điện tử của Đức, vào Việt Nam với 3 mô hình là lazada.vn, zalora.vn và foodpanda.vn thì bán lẻ trực tuyến mới lại được nói đến nhiều bởi sức lan tỏa từ các hoạt động quảng bá của những website này.
1 website bán hàng trực tuyến.
Theo Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin Việt Nam, những mô hình thương mại điện tử như chodientu.com, 5giay.vn, solo.vn… đã chiếm đến hơn 90% tổng giá trị giao dịch trong năm 2012. Cụ thể, chodientu.vn chiếm khoảng 23% thị trường, solo.vn khoảng 17%...
Vậy người đến sau như Rocket Internet sẽ làm gì? Để đẩy mạnh sự lan tỏa của mình, mới đây lazada.vn đã cho triển khai 2 mô hình mới là dự án Marketplace (sàn giao dịch điện tử với quy trình bán hàng đơn giản và hiệu quả cho các nhà cung cấp) và ứng dụng mua sắm trực tuyến Lazada cho điện thoại Android.
Tất cả vẫn đang ở phía trước, đường đua bán lẻ trực tuyến hẳn sẽ càng ngày càng thêm sôi động. Và cuộc đua nào cũng sẽ không tránh được việc có những người bị bỏ lại phía sau. Cũng cần nhắc thêm một khó khăn của nhà đầu tư mà bản thân họ đôi khi không muốn trực tiếp nói tới.
Đó chính là phần nhiều các website bán hàng trực tuyến không phải là nhà sản xuất sản phẩm, họ chỉ là khâu trung gian mang đến một trải nghiệm mua sắm mới cho người tiêu dùng. Chính vì thế, họ sẽ gặp thách thức về quản lý sản phẩm hay bảo hành. Đây cũng chính là một điểm hay bị người tiêu dùng than phiền.
Theo Sài Gòn Đầu tư tài chính
Nhiều bài toán khó
Cách đây hơn 2 năm, P.M.Đ - một người trẻ đam mê thương mại điện tử - đã gọi vốn từ một số nhà đầu tư cá nhân để xây dựng một website bán lẻ trực tuyến chuyên về thời trang. Nhưng khoảng 5 tháng qua, nhiều người quen của anh lại thấy anh đang tất tả lo cho một dự án kinh doanh mới chẳng liên quan gì đến bán lẻ trực tuyến cả. Khi được hỏi, Đ. chua xót: "Dù đã lường trước một số khó khăn nhưng khi bắt tay mới thấy mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Đặc biệt, do vốn ít nên không thể trụ lại".
Trên thực tế, không phải chỉ riêng website của Đ. mà trong vài năm gần đây, song hành với sự xuất hiện của nhiều website bán lẻ trực tuyến là sự ra đi của không ít website khác. Nói về điều này, Christopher B.Beselin, Tổng giám đốc Công ty TNHH Giờ Giải Lao (sở hữu website bán hàng trực tuyến lazada.vn), cho rằng: "Do thị trường bán lẻ trực tuyến của Việt Nam còn khá mới nên có rất nhiều khó khăn, không tránh khỏi việc có những website phải chia tay sớm".
Bán lẻ điện tử là hình thức được kỳ vọng sẽ thực sự phát triển mạnh ở Việt Nam vì những lợi ích nó mang lại.
Vốn được xem là thách thức đầu tiên cho các nhà đầu tư, nhất là với một số nhà đầu tư tư nhân của Việt Nam. Tom Trần, người sáng lập kay.vn, chia sẻ "Hiện kay.vn đang có một vài nhà đầu tư cá nhân cùng tham gia. Trong tương lai chúng tôi sẽ gọi vốn đầu tư lớn từ các quỹ trong và ngoài nước vì mô hình này muốn phát triển mạnh cần nhiều vốn".
Nói về vốn, có lẽ một cái tên đang nổi đình đám hiện nay chính là lazada.vn. Chỉ hơn 1 năm sau ngày có mặt tại Việt Nam, lazada.vn đã thu hút được 100 triệu USD từ hàng loạt quỹ đầu tư như Holtzbrinck Ventures, AB Kinnevik, Summit Partners, Tengelmann Group hay Verlinvest… Đây có thể được xem như một lợi thế của lazada.vn so với những website khác. Bên cạnh bài toán vốn, còn nhiều bài toán khác cũng không dễ tìm lời giải cho các nhà đầu tư. Đó là thói quen mua sắm, hệ thống hậu cần và vấn đề thanh toán trực tuyến…
Với thói quen thích được sờ tận tay trước khi mua hàng, lại thêm việc mất niềm tin sau sự sụp đổ của một số website bán hàng theo nhóm trong năm 2012, người tiêu dùng dường như vẫn chưa thực sự muốn tìm đến hình thức mua hàng mới này. Ngoài ra, thanh toán trực tuyến cũng là thách thức không dễ vượt qua.
"Thật tuyệt nếu mọi người đều có thẻ tín dụng và thanh toán ngay sau khi đặt hàng. Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam người tiêu dùng vẫn có những e ngại nhất định với hình thức thanh toán trực tuyến" - ông Christopher nói.
Chính vì thế, hiện hầu hết các website đều có sự liên kết chặt chẽ với các ngân hàng để khuyến khích khách hàng sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến. Ngoài ra, không thể không nhắc đến khó khăn về hậu cần, nhất là khi phải giải quyết những đơn hàng ở các khu vực xa thành thị. Khó khăn là thế, nhưng khi được hỏi đến cơ hội ai cũng khẳng định thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam rất tiềm năng.
Bao giờ bùng nổ?
Chưa ai có thể đưa ra con số tương đối về mặt thời gian rằng 2 năm, 3 năm hay 5 năm nữa ngành bán lẻ trực tuyến sẽ bùng nổ tại Việt Nam, dù những con số về lượng người dùng internet được khảo sát hàng năm đang không ngừng gia tăng. Một khảo sát gần đây của VNPT chỉ ra rằng lượng người dùng internet của Việt Nam hiện khoảng hơn 32 triệu người và sẽ tăng lên khoảng 58 triệu vào năm 2016.
Thực ra, thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam chỉ mới thực sự được nói đến nhiều vào năm 2012, khi mô hình bán hàng theo nhóm gặp nhiều tai tiếng. Còn trước đó, những cái tên như chodientu.com, rongbay.com… gần như không mạnh tay trong các hoạt động quảng bá.
Phải đến cuối năm 2012, khi Rocket Internet, một đại gia thương mại điện tử của Đức, vào Việt Nam với 3 mô hình là lazada.vn, zalora.vn và foodpanda.vn thì bán lẻ trực tuyến mới lại được nói đến nhiều bởi sức lan tỏa từ các hoạt động quảng bá của những website này.
1 website bán hàng trực tuyến.
Theo Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin Việt Nam, những mô hình thương mại điện tử như chodientu.com, 5giay.vn, solo.vn… đã chiếm đến hơn 90% tổng giá trị giao dịch trong năm 2012. Cụ thể, chodientu.vn chiếm khoảng 23% thị trường, solo.vn khoảng 17%...
Vậy người đến sau như Rocket Internet sẽ làm gì? Để đẩy mạnh sự lan tỏa của mình, mới đây lazada.vn đã cho triển khai 2 mô hình mới là dự án Marketplace (sàn giao dịch điện tử với quy trình bán hàng đơn giản và hiệu quả cho các nhà cung cấp) và ứng dụng mua sắm trực tuyến Lazada cho điện thoại Android.
Tất cả vẫn đang ở phía trước, đường đua bán lẻ trực tuyến hẳn sẽ càng ngày càng thêm sôi động. Và cuộc đua nào cũng sẽ không tránh được việc có những người bị bỏ lại phía sau. Cũng cần nhắc thêm một khó khăn của nhà đầu tư mà bản thân họ đôi khi không muốn trực tiếp nói tới.
Đó chính là phần nhiều các website bán hàng trực tuyến không phải là nhà sản xuất sản phẩm, họ chỉ là khâu trung gian mang đến một trải nghiệm mua sắm mới cho người tiêu dùng. Chính vì thế, họ sẽ gặp thách thức về quản lý sản phẩm hay bảo hành. Đây cũng chính là một điểm hay bị người tiêu dùng than phiền.
Theo Sài Gòn Đầu tư tài chính