- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Giữa cuộc sống hiện đại ngày nay hiếm người còn nhận ra nét thú vị trong tên gọi của từng ngóc ngách Sài Gòn. Thành phố nhộn nhịp, người Sài Gòn vội vã, ngày ngày vẫn băng qua những con đường góc phố như: Thị Nghè, Bến Nghé, cầu Chà Và, Lăng Ông Bà Chiểu... nhưng mấy ai thắc mắc tự hỏi: địa danh này xuất phát từ đâu.
Cầu Chà Và
Cầu Chà Và có tuổi đời hơn 100 năm nay, cầu Chà Và bắc qua kênh Tàu Hủ nối liền thông thương khu Chợ Lớn quận 5 với quận 8.
Cái tên Chà Và là cách đọc trại chữ "Java" – tên một hòn đảo nổi tiếng ở Indonesia. Trước đây khu vực quanh cầu Chà Và là nơi sinh sống của những người đến từ đảo Java. Về sau tên này được dùng để gọi chung tất cả những người Chà Bom Bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma Ní (Manila, Philippines).
Chà Và trước đây là khu vực sinh sống của người Ấn Độ và Philipines.
(Ảnh: TheVOIR)
Đây là lí do lí giải vì sao người gốc Ấn Độ bán vải tại khu vực này thường được gọi Chà Và. Trước đây, quanh cầu Chà Và hướng về quận 8 có rạp hát Phi Long chuyên chiếu những bộ phim Ấn phục vụ người Ấn xa xứ và dân quanh vùng.
Lăng Ông Bà Chiểu
Thật ra cái tên Lăng Ông Bà Chiểu là khu lăng mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt, nhiều người vẫn thường gọi tắt là Lăng Ông. Do vị trí nằm cạnh bên chợ Bà Chiểu, nên nhiều người gộp chung 2 địa danh thành một cho tiện. Điều này dẫn đến nhiều người hiểu nhầm lăng thờ cả ông lẫn bà.
Thật ra, đây là lăng thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt và do tục lệ kiêng cử tên, nên thường gọi là Lăng Ông.
(Ảnh: TheVOIR)
Thị Nghè
Tên Thị Nghè vốn là tên thân mật của bà Nguyễn Thị Khánh – con gái quan Khâm sai Nguyễn Cửu Vân. Bà Nguyễn Thị Khánh là vợ của một thư kí, nên người dân quen gọi với danh xưng Bà Nghè chứ không nêu rõ tên. Bà được người dân quý mến nhờ có công khai hoang đất đai, xây cầu thông thương. Ghi nhớ công trạng này, cầu được quen gọi là cầu Thị Nghè, và kênh Thị Nghè cũng đặt theo tên bà.
Cho đến ngày nay, cái tên Thị Nghè vẫn được giữ lại như một cách ghi nhớ công ơn của người khai phá.
(Ảnh: TheVOIR)
Bến Nghé
Có nhiều cách giải thích về tên gọi "Bến Nghé". Trong quyển “Phương Đình dư địa chí” (1900) của Nguyễn Văn Siêu có ghi chép: trước đây sông này nhiều cá sấu, từng đàn kêu gầm nghe như tiếng trâu rống, từ đó người dân gọi quen thành Bến Nghé ("Bến" trong bến nước và "Nghé" là trâu nhỏ).
Nhiều ý kiến được đưa ra về nguồn gốc tên gọi Bến Nghé.
(Ảnh: TheVOIR)
Ông Trương Vĩnh Ký đưa ra quan điểm:
Bến Nghé có nguồn gốc từ tiếng Khmer: KompongKon Krabei, trong đó: "Kompong" có nghĩa là bến, "Kon Krabei" là trâu.
Còn theo ý kiến của nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa:
cách cấu tạo địa danh: “bến + tên thú” trước đây được dùng phổ biến: rạch Bến Nghé (Nhà Bè), rạch Bến Tượng (Sông Bé).... thì Bến Nghé chính là: bến mà trước kia người dân thường cho trâu bò tắm.
Kênh Tàu Hủ
Trước đây nhiều người vẫn nghĩ: kênh Tàu Hủ nghe thôi đã thèm. Tuy nhiên, đoạn phố đi ngang qua rạch Chợ Lớn được gọi là "Tàu Khậu" trong tiếng Triều Châu sau người Việt đọc trại âm thành Tàu Hủ. Tuy nhiên, nhiều người dân địa phương lại cho rằng: kênh nước đen và những thứ trôi nổi bên trên làm liên tưởng đến... tương chao, tàu hũ nên mới ra đời tên gọi như ngày nay.
Hình ảnh kênh Tàu Hủ tấp nập thuyền bè buôn bán giờ chỉ còn trong tiềm thức của nhiều người.
(Ảnh: TheVOIR)
ĐaKao
Tên gốc của vùng đất ĐaKao trước đây được gọi là Đất Hộ tức đất của hộ hay đất do hộ quản lí. Trong tiếng Pháp từ "Đất Hộ" được phiên âm thành ĐaKao. Từ những năm 50, 60 đến nay từ "ĐaKao" được dùng phổ biến rộng và sử dụng cho đến ngày nay.
Tên gọi phiên âm tiếng Pháp "Đa Kao" đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Sài Gòn.
(Ảnh: TheVOIR)
Thủ Thiêm
Trong từ Hán Việt "thủ” là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo đường sông. “Thủ + tên viên quan có nhiều công trạng" trở thành công thức đặt tên địa danh như: Thủ Đức, Thủ Thiêm Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An) hay Thủ Dầu Một (Bình Dương)... Còn những từ như: "Đức", "Thiêm", "Ngữ", "Thừa" là tên viên quan được cử đến khai phá vùng đất.
Thủ Thiêm ra đời từ công thức đặt địa danh: "Thủ + tên viên quan".
(Ảnh: TheVOIR)
Hàng Xanh
Nghe qua nhiều người cho rằng: từ "xanh" vốn chỉ màu sắc. Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi (trong quyển Sài Gòn - Đất và Người) tên gọi gốc của nơi đây là "Hàng Sanh". Theo ghi chép trước đây: "sanh" là thứ cây lớn, nhánh có tua, thuộc loại cây đa, lá nhỏ. Dọc theo tuyến đường Bạch Đằng ngày trước có 2 hàng cây sanh, nên lấy đặc trưng ấy làm nên tên gọi.
Hàng Xanh là cách đọc chệch từ Hàng Sanh mà thành.
(Ảnh: TheVOIR)
Gò Vấp
Tương tự như tên gọi Hàng Xanh, đúng ra tên Gò Vấp phải là Gò Vắp vì trước đây vùng này có nhiều gò đất cao trồng nhiều cây vắp. Cây vắp cùng họ măng cụt, hiện nay loại cây này được trồng nhiều trong khuôn viên vườn Tao Đàn, khu vực đường Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương gần đó.
Tên gọi gốc của Gò Vấp là Gò Vắp.
(Ảnh: TheVOIR)
Ngã 5 chuồng chó
Ngã 5 chuồng chó trước đây có tên gọi "hữu tình" hơn: Ngã 5 Hàng Điệp vì theo lí giải: nơi đây trước kia trồng nhiều cây điệp lớn. Sau 1954, chính quyền cũ xây trường huấn luyện quân khuyển ngay tại khu vực này. Để phân biệt với những giao lộ khác: ngã năm này được gọi với cái tên "dân dã": Ngã 5 Chuồng Chó.
Cái tên Ngã 5 Chuồng Chó ra đời từ thời Pháp thuộc đến nay.
(Ảnh: TheVOIR)
Cầu Chà Và
Cầu Chà Và có tuổi đời hơn 100 năm nay, cầu Chà Và bắc qua kênh Tàu Hủ nối liền thông thương khu Chợ Lớn quận 5 với quận 8.
Cái tên Chà Và là cách đọc trại chữ "Java" – tên một hòn đảo nổi tiếng ở Indonesia. Trước đây khu vực quanh cầu Chà Và là nơi sinh sống của những người đến từ đảo Java. Về sau tên này được dùng để gọi chung tất cả những người Chà Bom Bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma Ní (Manila, Philippines).

Chà Và trước đây là khu vực sinh sống của người Ấn Độ và Philipines.
(Ảnh: TheVOIR)
Lăng Ông Bà Chiểu
Lăng Ông Bà Chiểu nay tọa lạc tại đường Vũ Tùng, quận Bình Thạnh. Nhiều người dân Sài Gòn ngày ngày ngang qua đây vẫn thắc mắc câu hỏi: lăng thờ ông hay thờ bà.Thật ra cái tên Lăng Ông Bà Chiểu là khu lăng mộ của Tả Quân Lê Văn Duyệt, nhiều người vẫn thường gọi tắt là Lăng Ông. Do vị trí nằm cạnh bên chợ Bà Chiểu, nên nhiều người gộp chung 2 địa danh thành một cho tiện. Điều này dẫn đến nhiều người hiểu nhầm lăng thờ cả ông lẫn bà.

Thật ra, đây là lăng thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt và do tục lệ kiêng cử tên, nên thường gọi là Lăng Ông.
(Ảnh: TheVOIR)
Thị Nghè
Tên Thị Nghè vốn là tên thân mật của bà Nguyễn Thị Khánh – con gái quan Khâm sai Nguyễn Cửu Vân. Bà Nguyễn Thị Khánh là vợ của một thư kí, nên người dân quen gọi với danh xưng Bà Nghè chứ không nêu rõ tên. Bà được người dân quý mến nhờ có công khai hoang đất đai, xây cầu thông thương. Ghi nhớ công trạng này, cầu được quen gọi là cầu Thị Nghè, và kênh Thị Nghè cũng đặt theo tên bà.

Cho đến ngày nay, cái tên Thị Nghè vẫn được giữ lại như một cách ghi nhớ công ơn của người khai phá.
(Ảnh: TheVOIR)
Bến Nghé
Có nhiều cách giải thích về tên gọi "Bến Nghé". Trong quyển “Phương Đình dư địa chí” (1900) của Nguyễn Văn Siêu có ghi chép: trước đây sông này nhiều cá sấu, từng đàn kêu gầm nghe như tiếng trâu rống, từ đó người dân gọi quen thành Bến Nghé ("Bến" trong bến nước và "Nghé" là trâu nhỏ).

Nhiều ý kiến được đưa ra về nguồn gốc tên gọi Bến Nghé.
(Ảnh: TheVOIR)
Ông Trương Vĩnh Ký đưa ra quan điểm:
Bến Nghé có nguồn gốc từ tiếng Khmer: KompongKon Krabei, trong đó: "Kompong" có nghĩa là bến, "Kon Krabei" là trâu.
Còn theo ý kiến của nhà nghiên cứu Lê Trung Hoa:
cách cấu tạo địa danh: “bến + tên thú” trước đây được dùng phổ biến: rạch Bến Nghé (Nhà Bè), rạch Bến Tượng (Sông Bé).... thì Bến Nghé chính là: bến mà trước kia người dân thường cho trâu bò tắm.
Kênh Tàu Hủ
Trước đây nhiều người vẫn nghĩ: kênh Tàu Hủ nghe thôi đã thèm. Tuy nhiên, đoạn phố đi ngang qua rạch Chợ Lớn được gọi là "Tàu Khậu" trong tiếng Triều Châu sau người Việt đọc trại âm thành Tàu Hủ. Tuy nhiên, nhiều người dân địa phương lại cho rằng: kênh nước đen và những thứ trôi nổi bên trên làm liên tưởng đến... tương chao, tàu hũ nên mới ra đời tên gọi như ngày nay.

Hình ảnh kênh Tàu Hủ tấp nập thuyền bè buôn bán giờ chỉ còn trong tiềm thức của nhiều người.
(Ảnh: TheVOIR)
Tên gốc của vùng đất ĐaKao trước đây được gọi là Đất Hộ tức đất của hộ hay đất do hộ quản lí. Trong tiếng Pháp từ "Đất Hộ" được phiên âm thành ĐaKao. Từ những năm 50, 60 đến nay từ "ĐaKao" được dùng phổ biến rộng và sử dụng cho đến ngày nay.

Tên gọi phiên âm tiếng Pháp "Đa Kao" đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Sài Gòn.
(Ảnh: TheVOIR)
Thủ Thiêm
Trong từ Hán Việt "thủ” là danh từ chỉ đồn canh gác dọc theo đường sông. “Thủ + tên viên quan có nhiều công trạng" trở thành công thức đặt tên địa danh như: Thủ Đức, Thủ Thiêm Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An) hay Thủ Dầu Một (Bình Dương)... Còn những từ như: "Đức", "Thiêm", "Ngữ", "Thừa" là tên viên quan được cử đến khai phá vùng đất.

Thủ Thiêm ra đời từ công thức đặt địa danh: "Thủ + tên viên quan".
(Ảnh: TheVOIR)
Hàng Xanh
Nghe qua nhiều người cho rằng: từ "xanh" vốn chỉ màu sắc. Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu Nguyễn Thanh Lợi (trong quyển Sài Gòn - Đất và Người) tên gọi gốc của nơi đây là "Hàng Sanh". Theo ghi chép trước đây: "sanh" là thứ cây lớn, nhánh có tua, thuộc loại cây đa, lá nhỏ. Dọc theo tuyến đường Bạch Đằng ngày trước có 2 hàng cây sanh, nên lấy đặc trưng ấy làm nên tên gọi.

Hàng Xanh là cách đọc chệch từ Hàng Sanh mà thành.
(Ảnh: TheVOIR)
Gò Vấp
Tương tự như tên gọi Hàng Xanh, đúng ra tên Gò Vấp phải là Gò Vắp vì trước đây vùng này có nhiều gò đất cao trồng nhiều cây vắp. Cây vắp cùng họ măng cụt, hiện nay loại cây này được trồng nhiều trong khuôn viên vườn Tao Đàn, khu vực đường Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Xuân Hương gần đó.

Tên gọi gốc của Gò Vấp là Gò Vắp.
(Ảnh: TheVOIR)
Ngã 5 chuồng chó
Ngã 5 chuồng chó trước đây có tên gọi "hữu tình" hơn: Ngã 5 Hàng Điệp vì theo lí giải: nơi đây trước kia trồng nhiều cây điệp lớn. Sau 1954, chính quyền cũ xây trường huấn luyện quân khuyển ngay tại khu vực này. Để phân biệt với những giao lộ khác: ngã năm này được gọi với cái tên "dân dã": Ngã 5 Chuồng Chó.

Cái tên Ngã 5 Chuồng Chó ra đời từ thời Pháp thuộc đến nay.
(Ảnh: TheVOIR)
Theo Thegioitre