Bài văn 1 điểm khiến giáo viên phê "bái phục"

ngominhquynh

If you rest, you rust
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2013
Bài viết
1.764
Bài văn của một nam sinh về tác phẩm "Vội vàng" (Xuân Diệu) khiến giáo viên phải nhận xét: "Tài phân tích thơ của em thật cao thủ quá. Xin bái phục".

Vừa qua, một bài kiểm tra Văn phân tích tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu được 1 điểm, đã được lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng xã hội.

Học sinh này đã phân tích bài thơ theo cách khác thường: “Tôi muốn tắt nắng … thì làm sao mà tắt được? Nó không phải vật sở hữu của ông nhưng ông lại muốn tắt nó đi”.

Ngoài ra ngôn từ của tác phẩm Vội vàng còn khiến tác giả của bài kiểm tra Văn độc, lạ này liên tưởng đến những bản hit đang được giới trẻ rất yêu thích như Tình yêu màu nắng, Cơn mưa ngang qua.

bai_van_ba_dao_kienthuc-3_zfbq-9732f.jpg


Bài văn khiến giáo viên "bái phục".

Nguyên văn bài làm:

“Xuân Diệu (1916 - 1985) có bút danh là Trảo Nha, tên thật là Ngô Xuân Diệu. Ông là nhà nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú.

Ông mang đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

Vội vàng là bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 in trong tập thơ Thơ thơ sáng tác vào năm 1938. Mở đầu bài thơ hết sức sáng tạo: Tôi muốn tắt nắng … thì làm sao mà tắt được? Nó không phải vật sở hữu của ông nhưng ông lại muốn tắt nó đi.

Rồi sau đó lại là: Tôi muốn buộc gió lại. Buộc gió làm sao mà buộc được nó cũng không thuộc quyền sở hữu của ông, khi đọc tới đó ta chưa hiểu ý ông muốn gì nhưng vế sau:"…tắt nắng đi" là "cho màu đừng nhạt mất" và " buộc gió lại" là "cho hương đừng bay đi".

Vì sao lại có chuyện như thế, vì ông thấy màu nắng quá đẹp ông không muốn rời xa màu nắng ấy, màu vàng của thiên nhiên nên ông đã muốn tắt nó đi để giữ nó cho riêng mình, biết đâu ông tắt nắng đi mang về nhà ông lại sáng tác ra một bài thơ hay thì sao, như là Tình yêu màu nắng chẳng hạn.

Còn với gió thì ông không tắt mà ông buộc lại vì trong gió có mùi hương đặc trưng của nó mà ông cảm nhận thấy được. Rồi cũng như nắng nếu ông buộc được gió ông cũng sẽ mang về nhà và thả thì biết đâu ông cũng sáng hay và lãng mạn thì sao. Ví dụ như Cơn gió ngang qua. Tóm lại, nhà thơ đã có ý định hết rồi em xin bái phục nhà thơ, nhưng những điều đó lại trái với tự nhiên nên khó lòng mà làm được”.

Thầy Lê Xuân Hiền (giáo viên dạy Văn, trường THPT Thống Nhất A, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, Đồng Nai) đã xác nhận đây là bài làm của một nam sinh lớp 11A3.

Do là đề thi chung của toàn khối 11 nên các giáo viên được phân công chấm chéo. Vì vậy, thầy Hiền chỉ là người trả bài và nhận xét cách làm của học sinh này trước lớp để rút kinh nghiệm.

Với đề bài cơ bản: "Viết cảm nhận về khổ thơ đầu tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu", nhưng trong thời gian 90 phút học sinh này chỉ viết được một mặt giấy.

Đặc biệt, cuối bài kiểm tra, nam sinh này còn đưa ra kết luận: “Tóm lại, nhà thơ đã có ý định hết rồi em xin bái phục nhà thơ, nhưng những điều đó lại trái với tự nhiên nên khó lòng mà làm được”.

"Đây là lý do vì sao giáo viên lại dành lời phê “Tài phân tích thơ của em cao thủ quá, xin bái phục" cho học sinh này", thầy giáo chia sẻ.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Xuân Diệu là một nhà thơ khác người. Những người khác người có những cảm xúc và cảm nhận cũng rất phiêu và khác biệt. Có những người sẽ gọi họ là thiên tài. Những không ít người gọi họ là dở hơi. Cá nhân mình thấy Xuân Diệu là 1 thiên tài "dở hơi". ^^
 
xiaogou còn nữa nghe k?
Đan Thiềm là ng xd cửu trùng đài
Đan Thiềm là nô tì hầu hạ bên cạnh Vũ Như Tô đem lòng yêu mến ông nên muốn chết cùng ông :KSV@05:
 
Câu kết luận đọc sao thấy khó hiểu thế nhỉ
"Tóm lại, nhà thơ đã có ý định hết rồi em xin bái phục nhà thơ, nhưng những điều đó lại trái với tự nhiên nên khó lòng mà làm được”.
Bạn nào giải thích cho mình với
 
Xuân Diệu (sinh trc năm mất - mất sau năm sinh), ghi dc tới đây, cô giáo gạch chéo bài ngay lập tức và biểu dương trc toàn thể lớp bài văn của mình, 1 thời đã xa :)))
 
Cách ghi điểm này lạ, với điểm một đáng lẽ thường là ghi 01, chứ ghi số như thế dễ bị người ta sửa, và để phân biệt với 10:-? Chấm điểm mà chỗ nào để trống giấy trắng là cũng gạch bỏ vô đó, tránh để người khác ghi thêm vô...
 
Câu kết luận đọc sao thấy khó hiểu thế nhỉ
"Tóm lại, nhà thơ đã có ý định hết rồi em xin bái phục nhà thơ, nhưng những điều đó lại trái với tự nhiên nên khó lòng mà làm được”.
Bạn nào giải thích cho mình với

Đáng lẽ sau chữ "hết rồi" phải có một dấu chấm câu đó mà:D
 
ôi chao, đoạn cuối không quan tâm lắm, nhưng đoạn đâu thì ý vẫn y chang mình đã trình bày hơn chục năm trước,văn chương mà cứ theo khuôn mẫu thế này thì bao giờ mới phát triển được nhỉ
 
Bài văn này cứ như muốn trở thành một tâm điểm chú ý đấy, theo giọng điệu có thể làm được đến 2,3 điểm nhưng lại thích chơi trội theo hướng trái lẽ thường :KSV@05:
 
×
Quay lại
Top Bottom