Hóa Bài tập về xác định tên kim loại

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
Bài tập về xác định tên kim loại đưa ra một số phương pháp giải bài tập xác định tên kim loại, có kèm theo các bài luyện tập, giúp các bạn học sinh nắm bắt kiếm thức và tự học hiệu quả hơn. Chúc các bạn học tập tốt bộ môn này.

(Trích một phần tài liệu)

I- CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Phương pháp giải: Do những kim loại khác nhau có khối lượng mol khác nhau nên để xác định tên nguyên tố kim loại người ta thường dựa vào khối lượng mol của nó.

Lưu ý:

1- Nếu 2 kim loại thuộc cùng một phân nhóm chính và ở 2 chu kì liên tiếp nhau thì gọi R là kim loại tương đương rồi đi tìm khối lượng nguyên tử trung bình của 2 kim loại trên và sử dụng bảng HTTH để xác định tên của 2 kim loại đó.

2- Đối với các kim loại nhiều hóa trị (VD như Fe, Cr) thì khi tác dụng với các chất có độ mạnh về tính OXH khác nhau nhiều thì thường thể hiện các hoá trị khác nhau, vì vậy khi viết PTPƯ ta phải đặt cho nó những hoá trị khác nhau.

VD: R + nHCl → RCln + n/2 H2

2R + mCl2 → 2RClm

3- Nên chú ý đến việc sử dụng phương pháp tăng giảm khối lương và định luật bảo toàn electron: "Tổng số mol electron cho đi bằng tổng số mol electron nhận vào" để rút ngắn thời gian giải toán.

II-BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1. Hoà tan hoàn toàn 2 gam kim loại thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl và sau đó cô cạn dung dịch người ta thu được 5,55 gam muối khan. Kim loại nhóm IIA là:

A. Be. B. Ba. C. Ca. D. Mg.

Bài 2. Nhiệt phân hoàn toàn 3,5 gam một muối cacbonat kim loại hoá trị 2 thu được 1,96 gam chất rắn. Muối cacbonat của kim loại đã dùng là:

A. FeCO3. B. BaCO3. C. MgCO3. D. CaCO3.

Bài 3. Hoà tan hoàn toàn 0,575 gam một kim loại kìềm vào nước. Để trung hoà dung dịch thu được cần 25 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại hoà tan là:

A. Li. B. K. C. Na. D. Rb.

Bài 4. Lượng khí clo sinh ra khi cho dung dịch HCl đặc dư tác dụng với 6,96 gam MnO2 đã oxi hoá kim loại M (thuộc nhóm IIA), tạo ra 7,6 gam muối khan. Kim loại M là:

A. Ba. B. Mg. C. Ca. D. Be.

Bài 5. Hoà tan 2,52 gam một kim loại bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, cô cạn dung dịch thu được 6,84 gam muối khan. Kim loại đó là:

A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe.

Bài 6. Hoà tan hết m gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5m gam muối khan. Kim loại M là:

A. Al. B. Mg. C. Zn. D. Fe.

Bài 7: Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là

A. Zn. B. Fe. C. Ni. D. Al.

Bài 8. Hoà tan 1,3 gam một kim loại M trong 100 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hoà lượng axit dư cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định kim loại M?

A. Al. B. Fe. C. Zn. D. Mg.

Bài 9. Khi điện phân muối clorua kim loại nóng chảy, người ta thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức muối clorua đã điện phân là

A. NaCl. B. CaCl2. C. KCl. D. MgCl2.

Bài 10. Cho 19,2 gam kim loại (M) tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại (M) là:

A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Mg.

Các bạn có thể tải bản đầy đủ của tài liệu một cách hoàn toàn miễn phí tại phần đính kèm phía bên dưới.
Chúc các bạn học tốt!

 

Đính kèm

  • xac-dinh-ten-nguyen-to-kim-loai.pdf
    139,5 KB · Lượt xem: 915
×
Quay lại
Top