ASUS GTX 770 DCII OC - Đối thủ hoàn hảo cho GTX 680

file_tonight

Banned
Tham gia
7/3/2013
Bài viết
2
Sau khi NVIDIA giành được thắng lợi lớn trước AMD về khoản hiệu năng trên giá thành cũng như hiệu năng so hiệu năng với kiến trúc Kepler thần thánh của mình, và AMD dường như chưa có động thái trả lễ nào rõ rệt khi họ vẫn chưa công bố kiến trúc nào mới để đọ với NVIDIA, ít nhất là cho tới lúc này.


Vì thế, cũng theo lẽ tự nhiên, NVIDIA tiếp tục vắt sữa Kepler GK104 một lần nữa và kết quả là sự ra đời của Geforce GTX 770. Nhìn sơ qua specs, có vẻ như GTX 770 là một con GTX 680 trá hình và cũng có một số tin đồn là đàn em của GTX 770 sắp ra đời như GTX 760 Ti, GTX 760 cũng là GTX 670, GTX 660 Ti trên giấy tờ. Tuy nhiên theo các chuyên gia của TechPowerUp thì giả thiết này cũng có lý của nó vì theo tham khảo giá cả thị trường thì GTX 770 gần như bằng giá thậm chí còn thua giá so với GTX 680, và các đàn em theo sau GTX 770 cũng có một cái giá tương tự như vậy.


Công bằng mà nói, GTX 770 chưa hẳn là một bản rebrand của GTX 680 (như 8800GT và 9800GT, cả hai tuy khác về tên gọi nhưng thực tế chúng là một). Chắc chắn rồi, dù cùng sử dụng chung nhân GK104 với các thông số khác đều như nhau như có 1536 core, 128 TMU, 32 ROPs và độ rộng băng tần bộ nhớ là 256 bit, nhưng giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt rõ ràng như GTX 770 có thiết kế bo mạch sử dụng VRM cao cấp hơn để có được xung nhịp GPU cao và đặc biệt - công nghệ GPU Boost 2.0. Nếu có một phép so sánh tương tự thì bạn có thể tham khảo cặp này 8800GTS-512 và 9800 GTX.


pressshot.jpg


Đại diện cho GTX 770 hôm nay mà tôi muốn review là ASUS GTX 770 DCII OC.


I - Thông số và giá cả (Cập nhật từ TechPowerUp)


8975242404_43ab8e5872_b.jpg



II - Vài hình ảnh về GTX 770 DCII OC


8976517428_dc96476694_b.jpg



8975324309_1379e75b7b_b.jpg



8975323987_bc21c4fac4_b.jpg


Dàn phụ kiện đi theo bao gồm 1 cuốn hướng dẫn, 1 dĩa driver và 1 cộng cáp nguồn chuyển từ 2 đầu 6 pin thành 1 đầu 8 pin.


8976516100_5371748f98_b.jpg



Phía trước card vẫn là bộ tản DirectCU II quá quen thuộc.


8976514920_7a7a6862b4_b.jpg



Phía sau card có thêm backplate bảo vệ.


8975322117_2674e5d36f_b.jpg



Khu vực cổng kết nối bao gồm 2 cổng DVI, 1 cổng HDMI full size và 1 cổng Display Port full size. Với số lượng cổng kết nối như vầy, GTX 770 DCII OC cho phép bạn bật chế độ NVIDIA Surround với 3 màn hình.


8975321897_96e916346a_b.jpg



Với 2 đầu SLI connector, người dùng có thể chạy chế độ đa card 4-way SLI.


8976514220_090ce7ac4d_b.jpg



Để cấp nguồn, GTX 770 DCII OC cần 2 đầu nguồn 6 pin và 8 pin, hệt như GTX 680.


8976513842_42b148b381_b.jpg



Phía sau card, ASUS thiết kế một khu vực cho dân OC mày mò mod điện thế cấp phụ cho card.


front.jpg



back.jpg



Mặt trước và sau card sau khi được gỡ tản nhiệt và backplate.
[/CENTER]
III - Test Setup


9003221718_5b7c1ee1e0_b.jpg



Hầu hết các benchmarks đều được test ở độ phân giải 1080p với mức settings cao nhất có thể. Ở thời điểm test, NVIDIA chưa có driver support cho GTX 770 do đó tôi đã sử dụng driver gốc trên dĩa driver (320.08) để test.


IV - Benchmarks


3DMark 11 Extreme Preset


9002062051_b31f3b748b_b.jpg



3DMark Fire Strike


9003241524_f8565a3554_b.jpg



3DMark Fire Strike Extreme


9003242004_74470ed36a_b.jpg



Unigine Heaven 4 Extreme


9002074001_c2cc4dc43f_b.jpg



Unigine Valley Extreme


9003255982_f5b458a78c_b.jpg



Batman Arkham City​


Settings


9003242254_2ddac62b53_b.jpg



9002066331_698c5ece79_b.jpg



Borderlands 2[/CENTER]


Settings



9003280784_32f77f194b_b.jpg



9003279432_c7f74afd88_b.jpg



9002067075_7749534db5_b.jpg


Frames: 50047 - Time: 346781ms - Avg: 144.319 - Min: 114 - Max: 199


Call of Duty Black Ops 2​


Settings



9002069445_a1d90570a4_b.jpg

9003245276_f0c5ff050f_b.jpg



Frames: 43535 - Time: 317329ms - Avg: 137.192 - Min: 64 - Max: 353


Crysis 2


9003245674_7b736d9724_b.jpg



Crysis 3


Settings


9002101655_4cf519d16c_b.jpg

9002070335_9ae954ab26_b.jpg

Frames: 6084 - Time: 120219ms - Avg: 50.608 - Min: 34 - Max: 77


Dirt 3​


Settings



9003248838_c278511355_b.jpg

9003277254_2e806b523f_b.jpg





Dirt Showdown​


Settings



9003273490_4129e332f1_b.jpg

9002094559_b7345621bf_b.jpg

9003270890_159380aaf3_b.jpg

9002072517_5e13364964_b.jpg

9003274656_56816fd7ce_b.jpg



DmC Devil May Cry​


Settings


9003268462_444b117502_b.jpg
Frames: 44406 - Time: 207968ms - Avg: 213.523 - Min: 110 - Max: 356


Hitman Absolution


Settings



9002074369_d3ac8a058a_b.jpg

9003251774_479425e862_b.jpg

9002074523_bbbce2e61e_b.jpg



Resident Evil 6


Settings



9002074981_93dd648c41_b.jpg

9002076271_a1eda8df79_b.jpg



Sleeping Dogs


Settings



9002077219_22269af518_b.jpg

9002086461_52b46e222f_b.jpg



Tomb Raider 2013​


Settings



9002084227_9d200dde35_b.jpg

9003262520_ae8b171bf1_b.jpg



V - Overclocking


Vài tháng trước, NVIDIA đã ra mắt card màn hình GTX TITAN với cơ chế ép xung GPU Boost 2.0 mới để thay thế cho GPU Boost 1.0 còn nhiều hạn chế. GTX 770 cũng sử dụng cơ chế này để ép xung và tôi cho rằng GPU Boost 2.0 rất dễ dùng và kiểm soát so với đàn anh của nó.


titan-slide-11.png


Vì sao lại như thế? Bởi vì GPU Boost 2.0 sử dụng nhiệt độ để quyết định xung nhịp cho card. Có thể hiểu đơn giản như vầy, khi chúng ta tải nặng bằng game hay các chương trình đồ họa, GPU Boost 2.0 sẽ tự động ép xung card lên mức cao nhất có thể do NSX quy định. Khi card chạm đến một ngưỡng nhiệt độ nào đó (mặc định là 80*C) thì lập tức GPU Boost 2.0 sẽ tăng tốc độ quạt và giảm xung nhịp card xuống mức mặc định trước khi boost (base clock) để hạ nhiệt, sau đó khi nhiệt độ hạ xuống đến ngưỡng an toàn thì GPU Boost 2.0 sẽ ép xung lại và duy trì mức xung đó cho đến khi lại chạm mức 80*C. Chưa hết, để đảm bảo cho quá trình này được diễn ra suông sẻ, GPU Boost 2.0 sẽ tự động cấp thêm điện phụ cho GPU khi điện thế chính cập đã ở mức maximum (thường là 1.2V).


Không như người tiền nhiệm với xung nhịp luôn lên xuống thất thường, mức xung ép của GPU Boost 2.0 sẽ luôn được giữ nguyên chừng nào card chưa chạm được 80*C. Điều này càng khiến cho việc ép xung card càng lúc càng dễ dàng hơn, tất nhiên, giới ép xung cực thích điều này. Ngoài ra, GPU Boost 2.0 còn có chức năng ép xung tần số màn hình (Display Overclocking), nó mang tới trải nghiệm mới cho người dùng khi có thể thưởng thức những màn đua xe kịch tính cũng như những pha hành động như phim với fps trên 60 và không bị tearing. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ không đề cập tới vì Display Overclocking nó mang tính trải nghiệm nhiều, vì vậy phần này tôi sẽ nhường lại cho các bạn.


Tuy thay đổi về phương pháp ép xung nhưng giữa GPU Boost 1.0 và 2.0 vẫn tồn tại một vài điểm chung. Có thể kể đến các phần mềm sát thủ card màn hình như FurMark vẫn không được hỗ trợ và mức xung CB/IB còn tồn tại (xem bài Review GTX 670 DC Mini để biết thêm thông tin chi tiết).


Sau khá nhiều thử nghiệm, tôi có được mức CB/IB và memory clock ổn định như sau:



9003222790_6e25142571_b.jpg



9003222644_bfb7e4527e_b.jpg

 
VI - Temperature

Điều kiện phòng test là 23 độ, case benchtable, fan auto khi xung mặc định và max khi ép xung.

Như tôi đã nói ở phần trước, FurMark đã bị GPU Boost liệt vào danh sách đen nên CB và IB đều bị khóa lại không cho lên cao. Do đó, tôi sẽ phải thay đổi phép thử, và lần này sẽ là game Metro Last Light.

Metro Last Light là game tận dụng gần như hết khả năng của card màn hình, khiến không ít các game thủ có cấu hình tầm trung cho tới tầm cao phải nản lòng. Vì thế nó sẽ là phép thử rất tốt để test nhiệt độ card.

Để cho phép thử chính xác hơn, tôi để cấu hình benchmark như sau:

9002078947_5596bed041_b.jpg

Và tôi dùng GPUz để log nhiệt độ lại cho cả 2 trường hợp trước và sau khi ép xung, kết quả như sau:

Trước

9003258180_83df6da0be_b.jpg

Min: 42*C - Max: 67*C - Fan Speed: Auto

Sau

9002082059_d8cdbe5d24_b.jpg

Min: 45*C - Max: 64*C - Fan Speed: 100%

Log files:
DF: https://www.mediafire.com/?4x6xbfn0hiag0ia
OC: https://www.mediafire.com/?19zzm018641js6q

VII - Biểu đồ so sánh

Để tiện theo dõi, tôi đã làm 2 biều đồ so sánh score và fps trung bình giữa xung core, mem mặc định và ép xung như sau:





VIII - Lời kết

Ưu:

- Bộ tản nhiệt DCII hoạt động tốt.
- Hiệu năng rất tốt.
- Có backplate bảo vệ mặt sau card.
- Có khu vực dành cho overclocker mod thêm điện thế.
- Sử dụng 2 đầu 6 pin và 8 pin để cấp nguồn như GTX 680.
- Các cổng xuất hình đều full size và có thể xuất ra 4 màn hình.
- Chạy được 4-way SLI.
- Quạt quay khá êm khi chơi game.
- GPU Boost 2.0.

Khuyết:

- Khả năng ép xung thấp.
- Hiệu năng sau khi ép xung có tăng nhưng không chênh lệch nhiều ở một vài benchmark.
- Memory chưa được ép xung sẵn.
- Phụ kiện kèm theo ít.
 
×
Quay lại
Top Bottom