ASUS GTX 670 DirectCU Mini - Thiết kế thông minh

kinghenry

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/4/2013
Bài viết
34
Lâu nay, người ta cứ quan niệm các thành phần cấu hình của các máy HTPC thường phải được tối ưu hóa về kích thước để có thể lắp vừa vào trong các case HTPC có kích cỡ nhỏ hẹp. Do đó, thông thường, người sử dụng tận dụng card màn hình on chip (hay onboard ở các model mainboard cũ từ G41 trở xuống) để thực hiện các tác vụ đồ họa.
Tuy nhiên, như chúng ta đều đã biết, hiệu năng mang lại từ loại VGA này thường không được cao lắm nên chúng chỉ được sử dụng với mục đích xem phim chuẩn HD là chính, hiếm khi nào sử dụng cho việc chơi game ngoại trừ các thể loại game của PopCap hay nhẹ hơn nữa là “bắn trứng”, “hái nấm”.

gtx670mini.jpg

Nhưng với ASUS GTX 670 DirectCU Mini, mọi chuyện sẽ rất khác khi mà bạn có thể tận hưởng các công nghệ đồ họa cũng như các trải nghiệm tuyệt vời được mang đến từ nhân đồ họa GK104 của NVIDIA GTX 670 và kích cỡ nhỏ hơn so với bản GTX 670 truyền thống để có thể lắp vào hệ thống HTPC của mình.

I – Thông số và giá (cập nhật từ TechPowerUp)

specs-TPU_zpsf7f20d2f.png


II - Vài hình ảnh về card và phụ kiện

IMG_7802_zps830dad75.jpg


IMG_7803_zpsb0577763.jpg

Mặt trước và sau hộp giới thiệu các công nghệ về GTX 670 DC Mini được ASUS hứa hẹn sẽ mang đến trong sản phẩm này.

IMG_0068_res_zpsa059a65e.jpg

Phụ kiện kèm theo card rất nghèo nàn chỉ bao gồm: dĩa driver, hướng dẫn sử dụng và một cọng cáp chuyển nguồn từ 2 đầu 6 pin thành 1 đầu 8 pin.

IMG_7810_zpsb89cd7fc.jpg


Mặt trước card được trang bị bộ tản nhiệt DirectCU mới mang tên Mini được phủ đen vệt đỏ lên bộ vỏ, bên cạnh đó là chiếc quạt 9 cm có thiết kế đặc biệt khi quay sẽ tạo luồng gió rất mạnh thổi trực tiếp vào GPU thông qua lớp tản nhiệt phía dưới.

IMG_7809_zpsc07f2151.jpg

Phía sau card, điểm nổi bật nhất là tất nhiên là mẩu PCB add on mang tên Direct Power mà theo quảng cáo của ASUS thì nó sẽ cung cấp nguồn điện phụ thêm cho GPU để đảm bảo cho quá trình ép xung được ổn định. Ngoài ra nó còn giúp cho nhiệt độ của PCB giảm được 15% so với bản ref của NVIDIA.

Bên cạnh đó, 4 chip RAM xung quanh khu vực Direct Power được làm bởi Hynix và mỗi chip chạy với xung nhịp là 1500 MHz (tổng cộng là 6000 MHz).

IMG_7811_zps1d97f567.jpg


Khu vực cổng kết nối cũng tương tự như bản ref của NVIDIA gồm 1 cổng HDMI full size, 1 cổng Display Port full size và 2 cổng DVI. Với số kết nối này, bạn có thể kích hoạt công nghệ NVIDIA 3D Surround với 3 màn hình.

IMG_7813_zpsdc013291.jpg


Không như bản ref GTX 670, chiếc card này chỉ sử dụng 1 đầu cấp nguồn 8 pin để sử dụng. Nếu nguồn của bạn không có đầu 8 pin thì có thể sử dụng đầu chuyển 2 đầu 6 pin thành 1 đầu 8 pin mà ASUS đính kèm trong sản phẩm.

IMG_7807_zpsd4b53b56.jpg


Với 2 đầu cắm SLI, GTX 670 DC Mini cho phép người sử dụng có thể chạy chế độ đa card 3-way SLI hay 4-way SLI nhằm tăng hiệu năng làm việc.

III - Test Setup

test-setup_zpsefb5d3ad.png


Tất cả các game và soft đồ họa đều được test ở độ phân giải 1080p (vài benchmark 720p được thêm vào mang tính chất tham khảo) và thiết lập ingame gần như max settings.

IV - Benchmarks

***3DMark 11 Extreme Preset***

df_zps9a4cb487.png



***Unigine Heaven 4 Extreme***

df_zpsf24513ad.png


***Unigine Valley Extreme***

df_zps309e3ce4.png



***Batman Arkham City***​

Settings

settings_zps3a76c0d4.png


df_zps614062a0.png


***Borderlands 2***​

Settings

settings3_zps81c7b07e.png

settings2_zps2f3a998c.png

settings1_zps1c46746c.png

Frames: 43567 - Time: 350609ms - Avg: 124.261 - Min: 91 - Max: 154

***Call of Duty Black Ops 2***​

Settings

settings2_zpsf027d506.png

settings1_zps64ec0d3e.png

Frames: 40655 - Time: 319156ms - Avg: 127.383 - Min: 74 - Max: 330

***Crysis 3***

Settings 720p-1080p

settings2_zpse66e9eb5.png

settings-1080_zpsfc02f7f6.png

settings1_zps30a376a5.png

720p
Frames: 8594 - Time: 115875ms - Avg: 74.166 - Min: 43 - Max: 129

1080p
Frames: 5113 - Time: 117828ms - Avg: 43.394 - Min: 31 - Max: 59

***Dirt 3***​

Settings

settings_zpsa3355669.png

df_zps79e72e88.png



***Dirt Showdown***​

Settings

settings3_zpsd5f6899e.png

settings2_zpsbc6dee7e.png

settings1_zpsf1e66e10.png

settings4_zps711a0894.png

df_zpsaa36d435.png


***DmC Devil May Cry***​

Settings

settings_zps53b48067.png
Frames: 35384 - Time: 187375ms - Avg: 188.841 - Min: 102 - Max: 319

***Final Fantasy XIV A Realm Reborn Benchmark Exploration***​

Settings

settings_zps983d2a6d.png

df_zps9e83bd5b.png



***Hitman Absolution***​

Settings

settings2_zpsd4510e14.png

settings1_zps1ac96682.png

df_zps19565bb6.png


***Resident Evil 6***​

Settings

settings_zps8a91fd19.png

df_zps7d8793db.png


***Sleeping Dogs***​

Settings

settings_zps18d441e6.png

df_zps40493bcb.png


***Street Fighter IV***

settings2_zps09a80a16.png

settings1_zps9a0c878e.png

df_zpsfe246174.png


***Tomb Raider 2013***

Settings 720p-1080p

settings_zpsa998f5ea.png

settings-1080_zps0ce57fd2.png

720p
df-720_zpsc33c30f8.png


1080p
df-1080_zps93c5fe4e.png
 
V - Overclocking


Như các bạn đã biết, kể từ GTX 660 trở lên (hay mới đây là GTX 650 Ti Boost), NVIDIA tích hợp công nghệ ép xung tự động GPU Boost trên các sản phẩm của mình. Điều này với giới ép xung mà nói, thực sự đây là cơn ác mộng nếu muốn control được mức xung mong muốn. Hầu như trong quá trình test, mức xung boost ingame của GTX 670 DC Mini thay đổi không ngừng lúc cao lúc thấp ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu năng. Có nhiều lúc ép xung mà điểm show ra còn thua cả lúc chưa ép xung đều nhờ vào công nghệ GPU Boost "kì diệu" của NVIDIA.


NVidia-GPU-Boost.jpg



Với giới ép xung là thế vậy thì giới gamer thì sao? Có thể nói GPU Boost là một công nghệ "thần thánh" mà NVIDIA từng sản sinh ra. Giới gamer có thể trải nghiệm hiệu năng đồ họa vượt trội mà không cần phải đụng tay đụng chân vào các phần mềm ép xung như đơn cử tôi có nhắc ở trên là GPU Tweak.


Một điểm hay nữa từ GPU Boost là nó ngăn chặn khả năng người dùng táy máy chẳng may "giết" card bằng các phần mềm full load GPU mà FurMark là một đại diện tiêu biểu cho nhóm phần mềm này. Khi chạy FurMark, GPU Boost sẽ khóa mức xung boost lại mà chỉ để mức xung khá thấp. Tuy GPU Boost hay là thế, nhưng nó có một nhược điểm chết người. Khi chạy FurMark, xung mem vẫn không thay đổi, tức là nếu bạn OC mem thì mức xung OC mem sẽ được giữ nguyên khi chạy FurMark. Tuy rằng tôi chưa từng nghe hay trải nghiệm VGA "lên đường" vì ép xung mem, nhưng tôi cho rằng nếu bạn đã không chắc về việc ép xung card màn hình thì tốt nhất là đừng thử nghiệm, phòng bệnh hơn chữa bệnh mà.


Trở lại vấn đề, mức ép xung mà tôi cho là tương đối ổn định ở chiếc card này là:
- Core boost/ Ingame boost: 1130-1150 MHz/ 1245-1267 MHz
- Memory: 1768 MHz


Core boost (CB) tức là mức xung boost mà GPU Z báo lại khi chúng ta ép xung bằng các phần mềm OC card.


gpu-zexplaination_zps1c71b895.png


Ingame boost (IB) tức là mức xung boost thực sự khi chúng ta chơi game, mức CB nào thì sẽ có mức IB đó tương ứng ví dụ như CB 1150 MHz sẽ có IB 1267 MHz.


Ingame-boost-explaination_zpsa2f7c87c.png

Vì sao tôi nói là tương đối ổn định? Vì như tôi đã nói ở trên, do công nghệ GPU Boost nên mức xung ép core sẽ không bao giờ cố định. Vì vậy, sẽ có những trình test sẽ không chịu mức CB 1150 MHz nhưng lại chịu được mức CB 1140 MHz và 1130 MHz. Để rõ ràng hơn tôi sẽ chú thích mức CB bên cạnh các benchmarks.


Benchmarks (CB clock/IB clock/Memory clock)


***3DMark 11 Extreme Preset (1150/1267/1768)***


1170-7070_zps2235f636.png


***Unigine Heaven 4 Extreme (1140/1254/1768)***


1140-7070_zps9bf75581.png


***Unigine Valley Extreme (1150/1267/1768)***


1150-7070_zpsc7d58a44.png

***Batman Arkham City (1150/1267/1768)***


1150-7070_zps148e71ae.png


***Borderlands 2 (1140/1254/1768)***


2350263-borderlands2-banner.jpg

Frames: 48205 - Time: 334109ms - Avg: 144.279 - Min: 103 - Max: 186


***Call of Duty Black Ops 2 (1140/1254/1768)***


BO2-banner.jpg

Frames: 45896 - Time: 318485ms - Avg: 144.107 - Min: 82 - Max: 392


***Crysis 2 (1150/1267/1768)***


1150-7070_zpsc9369277.png

***Crysis 3 (1130/1245/1768)***


720p
Crysis-3-Game-Banner.jpg

Frames: 9681 - Time: 119563ms - Avg: 80.970 - Min: 45 - Max: 125


1080p
Crysis-3-Typhoon-Banner.jpg

Frames: 5086 - Time: 117735ms - Avg: 43.199 - Min: 34 - Max: 62


***Dirt 3 (1150/1267/1768)***


1150-7070_zps615b5cb2.png



***Dirt Showdown (1150/1267/1768)***


1150-7070_zps01edc62a.png



***DmC Devil May Cry (1150/1267/1768)***
28411.JPG



Frames: 38057 - Time: 190063ms - Avg: 200.234 - Min: 101 - Max: 356


***Final Fantasy XIV A Realm Reborn Benchmark Exploration (1140/1254/1768)***


1140-7070_zps1e27c91f.png



***Hitman Absolution (1150/1267/1768)***
1150-7070_zps46b14163.png



***Resident Evil 6 (1150/1267/1768)***
1150-7070_zps29f19653.png



***Sleeping Dogs (1150/1267/1768)***
1150-7070_zps1c589ab3.png



***Street Fighter IV (1150/1267/1768)***
1150-7070_zps0de3e974.png



***Tomb Raider 2013 (1150/1267/1768)***
720p
1150-7070-720_zps5c244e12.png



1080p
1150-7070-1080_zps203abdae.png



VI - Temperature
Tôi sẽ sử dụng phần mềm FurMark 1.10.2 chế độ "Benchmark 1080p 15 mins" để test thử nhiệt độ của GTX 670 DC Mini như thế nào sau khi mở max fan speed.
Điều kiện phòng test là 23 độ, case benchtable.


df_zps82553e1c.png

Như tôi đã nói ở phần trước, FurMark đã bị GPU Boost liệt vào danh sách đen nên CB và IB đều bị khóa lại không cho lên cao. Nhờ thế mà nhiệt độ full load không được cao lắm, chỉ 62 độ thôi.


Nhưng để phản ánh chính xác hơn, chúng ta hãy xem qua nhiệt độ khi chơi game. Tôi sẽ lấy game Call of Duty Black Ops 2 để làm ví dụ cho phần này. Lần này tôi để fan default chứ không max fan như khi test FurMark để giả lập môi trường sử dụng máy là chơi game bình thường không ép xung.


t6sp2013-04-1215-12-09-29_zpsb7b3647b.png

Nhìn vào hình trên, có thể thấy khả năng tản nhiệt của DC Mini chỉ ở mức khá khi temp lên tới 75 độ và fan lúc đó chỉ chạy với 50% khả năng. Đó là tôi test trên benchtable, và sẽ tốt hơn nếu nhiệt độ khi chơi game ở mức từ 70 độ trở xuống, vì như đã nói lúc đầu, card được thiết kế dành cho các máy HTPC, mà các case HTPC thường có kích thước nhỏ nên khả năng thoát hơi có phần hạn chế.


VII - Biểu đồ so sánh


benh-score-graph_zps5bb3586f.png



bench-avg-fps_zpsa20d1203.png


Có thể thấy rõ ràng, GTX 670 DC Mini hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu giải trí cho các game thủ. Chú ý hơn một chút, ở phần test Crysis 3 1080p cho kết quả khá bất ngờ khi giữa mặc định và ép xung là như nhau. Và Resident Evil 6, điểm bench cũng chỉ xê xích nhau rất ít và không đáng kể. Do đó, để thưởng thức 2 game này, người dùng không cần phải đả động tới phần mềm ép xung làm gì, vừa tốn công tốn thời gian mà fps không lên được bao nhiêu.


VIII - Lời kết


Nhìn chung, ASUS lần này đã mang tới một sản phẩm tuy chỉ là bình mới rượu cũ nhưng cũng khá độc đáo và ấn tượng. GTX 670 DC Mini có hiệu năng thực rất tốt được thể hiện qua nhiều phép thử nhưng một vài vết sạn nhỏ trong khả năng tản nhiệt đã làm cho nó mất điểm tương đối lớn đối với dân chơi HTPC.


Nhưng nếu bạn không quá khó tính và muốn trải nghiệm đồ họa tuyệt vời từ GTX 670 với bản PCB thu nhỏ thì GTX 670 DC Mini sẽ không làm cho bạn thất vọng đâu.


Ưu:


- Thiết kế PCB nhỏ gọn tương thích với các case HTPC và mainboard mini-ITX.
- Hiệu năng rất tốt.
- Khả năng ép xung khá.
- Có thể xuất ra 4 màn hình.




Khuyết:


- Bộ tản nhiệt DC Mini chưa tốt lắm.
- Memory chưa được ép xung sẵn.
- Phụ kiện kèm theo ít.
 
×
Top Bottom