ASUS GeForce GTX 780 DCII OC - Em trai một huyền thoại đã ra đời

to_night

Banned
Tham gia
7/3/2013
Bài viết
20
Bấy lâu nay, giới gamer hay nhắc đến GeForce GTX TITAN của NVIDIA như là một huyền thoại làng card đồ họa nhờ vào hiệu năng siêu khủng cũng như sự sang trọng, hoa mỹ trong phong cách thiết kế của nó. Nhưng với cái giá $1000 hoặc hơn thì đó quả là một trở ngại quá lớn cho giới gamer có thể sở hữu GTX TITAN.

Vào tháng 5 vừa qua, NVIDIA đã cho ra đời người em của GTX TITAN, NVIDIA GeForce GTX 780. Gọi là em trai vì nó thừa hưởng gần như toàn bộ những gì tinh túy nhất của người đàn anh, đặc biệt là kiến trúc GK110. Tuy nhiên, kiến trúc này trên GTX 780 đã bị cắt giảm một phần như hình dưới:

9146558861_3d32897dbc_z.jpg

Như các bạn đã thấy, ở kiến trúc GK110 nguyên gốc có 15 streaming processors trong đó mỗi streaming processor có 192 CUDA cores và 16 texture units. Ở TITAN thì số lượng streaming processor là 14 tương đương với 2,688 CUDA cores và 224 texture units. Còn với GTX 780 thì bị cắt giảm số streaming processor xuống chỉ còn 12 tương đương với 2,304 CUDA cores và 192 texture units.

Sự cắt giảm này của NVIDIA khiến cho xung nhịp core ở chế độ GPU Boost của GTX 780 không được cao lắm. Cụ thể là xung nhịp core gốc của GTX 780 bằng với GTX TITAN là 863 MHz và khi Boost là 900 MHz cao hơn một chút so với người đàn anh (876 MHz).

Ngoài ra, các thành phần khác của GTX TITAN vẫn được giữ lại trong GTX 780 ngoại trừ dung lượng bộ nhớ thì bị cắt giảm xuống còn 3 GB GDDR5.

9149012678_128973f6a0_b.jpg

Thông tin cấu hình và giá cả. Nguồn: TechPowerUp.

Và đại diện cho GTX 780 hôm nay sẽ là ASUS GeForce GTX 780 DCII OC. Để xem GTX 780 có xứng đáng là em trai GTX TITAN hay không? Hãy chờ xem.

II - Vài hình ảnh card và phụ kiện

9171201249_309faaea33_z.jpg


9173422194_1de9be23cc_z.jpg


9171197857_2cf5f178a0_z.jpg


Phụ kiện đi kèm gồm: 1 cáp chuyển nguồn từ 2 đầu 6 pin sang 1 đầu 8 pin, 1 cầu SLI, 1 cuốn sách hướng dẫn và dĩa driver.

9171196767_c580346dd4_z.jpg

Phía trước card được trang bị bộ tản nhiệt DirectCU II trông rất bắt mắt và nổi bật nhất là 2 quạt 100mm của nó được design theo 2 phong cách khác hẳn nhau. Các cánh của quạt trái được thiết kế nhỏ nhằm tạo luồng gió thổi mạnh vào GPU thông qua các lá tản nhiệt (kiểu quạt này đã từng áp dụng cho GTX 670 DC Mini) còn quạt phải với thiết kế chân vịt có nhiệm vụ làm mát cho các thành phần còn lại của card.

9173417962_9f1518dc7e_z.jpg

Mặt sau card được bảo vệ bởi miếng backplate nhằm tránh hư hỏng do yếu tố môi trường hay con người.

9171194099_01d2b44875_z.jpg


9173415764_57b50a369e_z.jpg


Mặt trên và dưới card cho chúng ta một góc nhìn rất rõ về heatpipe của tản nhiệt DirectCU II được áp lên GTX 780 DCII OC. Các ống heatpipe được phủ lớp mạ niken chống rỉ và có đường kính lên tới 100mm nhằm tăng hiệu năng tản nhiệt.

9171192191_fcfd2a1708_z.jpg

Card sẽ nuốt bo mạch chủ của bạn tối thiểu là 2 slot PCI.

9173410834_5b5b957789_z.jpg

Nói thêm về phía sau card chút xíu, cũng như GTX 770 DCII OC, ASUS cho phép bạn có thể mod thêm điện để tăng cường khả năng ép xung.

9171191369_a0285b7e2d_z.jpg


Khu vực cổng kết nối gồm: 1xDisplay Port, 1xHDMI, 2xDVI cho phép bật chế độ NVIDIA 3D Surround với 3 màn hình và 1 màn hình phụ.

9171189873_feb3b09159_z.jpg


Với 2 cổng SLI, GTX 780 DCII OC cho phép người dùng có thể chạy chế độ đa card NVIDIA Quad SLI để cải thiện hiệu năng làm việc.

9171186949_933fdfa470_z.jpg

GTX 780 DCII OC sử dụng 2 đầu cấp nguồn 8 pin và 6 pin để hoạt động, điều này cho thấy khả năng ngốn điện của nó là không hề thấp chút nào.

III - Test Setup

9173633724_f8f5011f49_z.jpg


9171410893_172abf5dee_b.jpg


IV - Benchmarks

9171485793_3c5caa14ac_b.jpg


9171664159_511bec0d06_b.jpg

V - Overclocking

Cũng như GTX 770, GTX 780 DCII OC cũng sử dụng lại cơ chế ép xung tự động GPU Boost 2.0. Và sau khá nhiều thử nghiệm cũng như cài lại driver, mức xung ép mà tôi cho là khá ổn định dành cho 2 trường hợp là:

A: Dành cho các game có hỗ trợ PhysX và DX11 (Batman AC và Metro Last Light)

9178535657_ef3c63c04e_b.jpg


9180750530_7d0f1f590b_z.jpg

B: Dành cho các game không hỗ trợ PhysX

9180750506_d1610ba7b9_z.jpg


9180750484_4cd1956e25_z.jpg


Kết quả ép xung

9178984213_9db598a32e_b.jpg


9178984235_9d1cde1d2e_b.jpg


VI - Temperature

Điều kiện phòng test là 23 độ, case benchtable, fan auto khi xung mặc định và max khi ép xung.

Như tôi đã nói ở phần trước, FurMark đã bị GPU Boost liệt vào danh sách đen nên CB và IB đều bị khóa lại không cho lên cao. Do đó, tôi sẽ phải thay đổi phép thử, và lần này sẽ là game Metro Last Light.

Metro Last Light là game tận dụng gần như hết khả năng của card màn hình, khiến không ít các game thủ có cấu hình tầm trung cho tới tầm cao phải nản lòng. Vì thế nó sẽ là phép thử rất tốt để test nhiệt độ card.

Để cho phép thử chính xác hơn, tôi để cấu hình benchmark như sau:

9002078947_5596bed041_b.jpg

Và tôi dùng GPUz để log nhiệt độ lại cho cả 2 trường hợp trước và sau khi ép xung, kết quả như sau:

Trước

Min: 38*C - Max: 64*C - Fan Speed: Auto

Sau

Min: 38*C - Max: 57*C - Fan Speed: 100%

Log files:

DF: https://www.mediafire.com/download/d5edlxi29y6till/780-df-full-load.txt

OC: https://www.mediafire.com/download/vft3kjs9a1b3iel/780-oc-full-load.txt

VII - Độ ồn

Điều kiện test: phòng làm việc tương đối kín pha lẫn chút tạp âm từ xe cộ ngoài đường nhưng không đáng kể.

Các cấp độ ồn:

9181466372_556d49088c_b.jpg
Như đã nói ở phần đầu bài viết, 2 quạt của GTX 780 DCII OC được design theo 2 phong cách khác nhau do đó kết quả đo cũng khác nhau.

9179256049_12338664cd_z.jpg

Card ở trạng thái nghỉ, độ ồn quạt trái.

9181465898_5df6af019b_z.jpg

Card ở trạng thái nghỉ, độ ồn quạt phải.

9181468984_f2425b971e_z.jpg

Card ở trạng thái ép xung quạt chạy 100%, độ ồn quạt trái.

9179255133_68f02124f7_z.jpg

Card ở trạng thái ép xung quạt chạy 100%, độ ồn quạt phải.

VIII - Công suất tiêu thụ

Cách đo của tôi khá lằng nhằng do không có thiết bị đo điện riêng cho VGA nên chỉ đo được tổng điện thế bao gồm cả các thành phần khác và VGA. Do đó trong phần này tôi sẽ test theo công thức sau:

•Công suất tiêu thụ khi ở trạng thái nghỉ:

Idle power consumption (W) = Idle power consumption with VGA – Idle power consumption without VGA (Intel HD 4000)

Theo đó kết quả đo được là:

9179471703_bd9c37914a_z.jpg

Công suất tiêu thụ khi ở trạng thái nghỉ có VGA.

9181684020_3a7bb71f3f_z.jpg

Công suất tiêu thụ khi ở trạng thái nghỉ không VGA (Intel HD 4000).​

Như vậy công suất tiêu thụ ở trạng thái nghỉ sẽ là: 125 - 96 = 29W

•Công suất tiêu thụ khi ở trạng thái tải nặng:

Full-load power consumption (W) = Full-load power consumption with VGA – Full-load power consumption with Intel HD 4000
Theo đó kết quả đo được là:

9181683388_b02073f91c_z.jpg

Công suất tiêu thụ khi ở trạng thái tải nặng có VGA

9179475583_03e23a7aec_z.jpg

Công suất tiêu thụ khi ở trạng thái tải nặng không VGA (Intel HD 4000).​

Như vậy công suất tiêu thụ ở trạng thái tải nặng sẽ là: 367 - 102 = 265W

IX - Biểu đồ so sánh

Để tiện theo dõi, tôi đã làm 2 biều đồ so sánh score và fps trung bình giữa xung core, mem mặc định và ép xung như sau:

9180651371_89b584933c_b.jpg


9182866862_f4b4358f09_b.jpg


Hầu hết các bài test GTX 780 DCII OC đều vượt qua một cách dễ dàng, ngoại trừ Hitman Absolution tất cả các phép thử còn lại thì kết quả ép xung cho hiệu năng cao hơn hẳn mặc định, đo đó sẽ tốt hơn rất nhiều nếu người dùng ép xung card để chơi game dù cho mức mặc định cũng đủ cho họ trải nghiệm game một cách mượt mà và chân thực rồi.

X - Kết luận

Ưu

- Là bản GTX 780 phiên bản đã ép xung sẵn core clock.
- Khả năng ép xung khá.
- Hiệu năng mặc định và ép xung rất tốt.
- Quạt quay êm khi ở trạng thái nghỉ và chơi game (fan set auto).
- Các cổng HDMI và Display Port đều full size.
- Có backplate bảo vệ mặt sau card.
- Tản nhiệt cực tốt.

Khuyết

- Giá tương đối cao ($700).
- Khá ồn khi set quạt 100%.
- Memory chưa được ép xung sẵn.
 
card thiết kế đẹp, độ ồn ổn định, công xuất tiêu thụ thấp, biểu đồ thể hiện rõ :KSV@19:
 
×
Quay lại
Top Bottom