- Tham gia
- 6/11/2013
- Bài viết
- 81
Anime (Nhật: アニメ? [a.ni.me] ( nghe); /ˈænɪmeɪ/ or /ˈɑːnɪmeɪ/), là từ mượn của tiếng Anh, từ chữ animation có nghĩa là "phim hoạt hình"), chỉ các bộ phim hoạt hình sản xuất tại Nhật Bản hay với phong cách Nhật Bản. Cũng giống như phim truyền hình, gồm nhiều thể loại khác nhau. Hiện nay anime chiếm 60% số lượng phim hoạt hình được sản xuất trên toàn thế giới[1]
Ở Nhật Bản, anime chủ yếu được phát trên các truyền hình tư nhân. Những bộ anime chiếu trên TV thường được phát theo mùa (season), được gọi là TV series, mỗi mùa thường bao gồm 10-13 tập, có những series chiếu cả 2 mùa (khoảng từ 22-26 tập) hay cũng có loại chiếu quanh năm như One Piece, Naruto, Bleach... Anime thường được chiếu vào buổi khuya, trên những kênh nổi tiếng như Tokyo TV, TBS. Sau khi đã công chiếu trên các kênh truyền hình, các công ty sản xuất anime thường cho lồng lại tiếng Anh và phát hành trên DVD tại thị trường nước ngoài để kiếm thêm lợi nhuận.
Nhật Bản là nước duy nhất mà khán giả vẫn thường đến rạp rất đông để xem những phim hoạt hình chiếu trên rạp. Những phim này có thể có cốt truyện hoàn toàn mới (như Mononoke Hime, hay Spirited Away), hoặc đôi khi chỉ là một phim rút gọn của một bộ TV series (Rahxephon hay Shakugan no Shana có nội dung giống y chang TV series, nhưng được rút gọn còn 90 phút). Hãng làm phim anime nổi tiếng nhất là Studio Ghibli.
Ngoài ra, các anime còn có thể có "OVA" (Original Video Animation), thường gồm khoảng 3 hay 4 tập. Những OVA này được phát hành thẳng ra thị trường trên DVD mà không chiếu trên TV bao giờ. Nguyên nhân như sau:
Lịch sử phát triển
Một cảnh trong Momotaro's Divine Sea Warriors (1944), thước phim anime đầu tiên trên màn ảnh rộng
Khác với manga, anime ra đời khá lâu về sau. Xuất phát ban đầu là từ khi hoạt hình phương Tây có những bước chuyển biến lớn và tạo ra được hàng loạt độc giả hâm mô. Sau đó, các họa sĩ Nhật Bản đã bắt tay vào nghiên cứu cách làm hoạt hình. Anime đầu tiên là một đoạn phim rất ngắn được làm năm 1907, chỉ vỏn vẹn có 3 giây. Công việc này được bắt đầu từ năm 1914, nhưng mãi 4 năm sau, vào năm 1918, anime đầu tiên – Momotaromới được ra đời. Mặc dù vậy, có lẽ là do không thu hút được nhiều người xem do bản thân chất lượng anime lúc đó và thị hiếu của người xem cũng không hướng về nên nền công nghiệp anime bị đình trệ cho đến khi Chikara To Onna No Yononaka – anime đầu tiên có lồng tiếng của Nhật Bản ra đời vào năm1932.
Nhưng có lẽ đó vẫn là chưa đủ vì vào thời điểm này, hoạt hình phương Tây đã tự đưa mình lên những tầm cao mới khi hoạt hình củaCông ty Walt Disney trở nên nổi tiếng và chứng tỏ được vị trí của mình ngang tầm với phim người thật.
Và có lẽ nếu không có một người thì không chỉ anime mà cả manga của Nhật Bản đều đã đi vào lãng quên. Người đã làm nên kì tích đó là Osamu Tezuka. Với những tác phẩm của mình, ông đã tạo ra nhiều sự thay đổi lớn cho nền hoạt hình Nhật. Với nét vẽ khá đơn giản, không thực sự phức tạp về chi tiết cá nhân cho nhân vật, manga của Osamu đã trở nên nổi tiếng ở Nhật. Nhưng không chỉ có một mình Osamu mà còn một người nữa đã đóng góp một phần quan trọng cho nền công nghiệp anime của Nhật, đó là Hiroshi Okawa người tạo lập ra hãng Toei Animation. Kéo theo đó là việc hợp tác giữa hãng và Osamu. Điều này đã đưa hàng loạt manga của Osamu lên anime.
Cách mạng Anime
Các giai đoạn khác nhau của việc hoàn thiện một hình vẽ theo phong cách anime và manga. Các giai đoạn (từ trái sang): phác thảo, chỉnh sửa, tô màu và làm bóng.
Trong suốt những năm 80 của thế kỷ 20, trào lưu Suparobo anime rất ăn khách, và thể loại mecha chiếm đa số những anime được sản xuất. Những anime về "Super Robot" này bắt đầu với Mazinger Z, và sau đó có hàng loạt như Getter Robo, Dancouga, nói chung đại loại là có một nhà bác học tạo được robo khổng lồ do một số cậu/cô bé lái, để chống lại người ngoài hành tinh xâm lăng. Ngày nay các fan gọi thể loại này là oldschool. Gần đây có một số nhà sản xuất cố gắng khôi phục thể loại Suparobo với những loạt anime như Gao Gai Gar, nhưng thất bại thảm hại.
Tiếp theo đó phải kể đến sự ra đời của loạt phim về robot Gundam. Loạt anime Gundam của hãng Sunrise tuy cũng là mecha, nhưng người lớn hơn, có cốt truyện sâu sắc và mô phỏng theo Thế chiến thứ hai. Một bên là Amuro Ray, anh hùng của phe Earth Federation (tương tự như phe Đồng Minh), một bên là Char Aznable của Neo Zeon (tương tự như phe Trục). Loạt Gundam cổ điển đã đưa ra những vấn đề lớn và nghiêm túc, như hai phe đều là người, đều có theo đuổi lý tưởng riêng, đều có tình cảm chứ không chỉ là những anh hùng bắn bọn ngoài hành tinh gian ác rồi chiến thắng vui vẻ.Dù một số series mới như Gundam Seed Destiny bị chỉ trích khá nhiều nhưng loạt Anime này đã lấy lại được uy tín với series mới nhất Gundam 00 là một trong nhưng Anime được đón xem nhiều nhất tại Nhật cuối năm 2008.
Bộ anime đã làm thay đổi cả thể lại mecha chính là Neon Genesis Evangelion của hãng GAINAX do Hideaki Anno đạo diễn. Bộ phim ẩn chứa nhiều thông điệp mà các khán giả con nít không thể tiếp thu nổi. Chính vì vậy, khi mới chiếu lần đầu, NGE không được hâm mộ mấy, nhưng sau lại trở thành anime luôn xếp trong top 10 anime nổi tiếng nhất mọi thời đại. Macross cũng là một bộ thể loại mecha khá nổi tiếng trước đó. Anime dần có xu hướng có nhân vật trẻ con hơn là người lớn, và ít bạo lực đẫm máu hơn.
Bộ anime Cowboy Bebop đã đạt được danh tiếng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, nhờ phong cách cowboy đặc sắc và nhạc jazz và nhạc blues. Kéo theo sau đó là hàng loạt phim như Akira, Ninja Scroll, Ghost in the shell... Các hãng phim thi nhau nhảy vào thị trường và các thể loại của anime cũng do đó mà tăng dần. Những anime như Fruits Basket, Tiny Snow Fairy Sugar, Ichigo Mashimaro hoàn toàn không có một chút bạo lực nào cả, đã chiếm được cảm tình nhiều fan hâm mộ, đa phần là nữ. Tuổi của người xem không chỉ dừng lại là trẻ em mà tiến dần đến với người lớn. Ông Taro Aso, chính khách Nhật thừa nhận mình cũng là người rất hâm mộ manga Rozen Maiden.
Cách tạo hình nhân vật cũng đã có nhiều thay đổi. Ngày nay, thay vì các nhân vật được vẽ tối, có gương mặt chi tiết khá giống kiểu cartoon của Mỹ, các nhân vật anime thường có tóc và quần áo màu sáng và rực rỡ hơn, khuôn mặt được vẽ đơn giản nhưng moe (xinh) hơn, với mắt to, mũi và miệng rất nhỏ. Những nhân vật kiểu chibi (nhỏ nhắn) thường được ưa chuộng. Phim hài cũng được ưa thích hơn, và anime thể loại mecha như Full Metal Panic! cũng đã rất thành công khi chuyển thể thành anime comedy với Full Metal Panic! Fumoffu.
Kịch bản anime cũng được chú trọng hơn, và những anime như Ergo Proxy có tính triết lý khá cao, hay Welcome to the NHK! đưa ra vấn đề xã hội. Tuy nhiên, không phải mọi chuyện đều tốt đẹp, do có quá nhiều anime được sản xuất hàng năm, kịch bản đa phần là nhai lại các thể loại như harem và có cả những anime sao chép nội dung của phim khác như DearS là phim nhái Chobits. Thêm nữa, một số lượng lớn anime bạo lực nhảm nhí và vô số hentai khiến nhiều người nghĩ xấu về anime, như Microsoft viết: "Anime: a Japanese style of animated cartoon, often with violent or sexually explicit content" Microsoft® Encarta® 2007. © 1993-2006 Microsoft Corporation. All rights reserved.
Đặc điểm[sửa]
Ngành công nghiệp anime có ảnh hưởng rất lớn đối với nhiều người. Trước hết là sự kết hợp giữa anime, manga và game visual novel. Khi một manga được khán giả hâm mộ và trở nên ăn khách, ngay lập tức nó được các công ty làm anime mua bản quyền và tạo thành anime phát lên TV. Nhóm họa sĩ CLAMP có rất nhiều manga được chuyển thành phim. Ngược lại, nếu anime với một cốt truyện mới trở nên nổi tiếng thì sẽ có hàng loạt manga nhiều tập được phát hành ăn theo, ví dụ như The Melancholy of Haruhi Suzumiya. Ngoài ra, những hãng làm game visual novel như TYPE-MOON hay Aqua Plus đã có nhiều game được chuyển thể sang anime như Tsukihime, FATE/Stay night, Comic Party, To Heart. Một số game như Super Robot Taisen cũng đã rất thành công khi ăn theo những loạt anime về robot. Ngược lại, những anime mới nổi tiếng như Zero no Tsukaima,Strawberry Panic! đã được chuyển thể thành game cho hệ máy PS2 không lâu sau khi chúng được phát trên TV.
Nói đến anime ngoài phần hình, không thể không nói đến phần tiếng. Đội ngũ diễn viên lồng tiếng (Seiyuu) là một lực lượng không thể thiếu. Họ là những người chuyên nghiệp được đào tạo trường lớp bài bản. Megumi Hayashibara là một diễn viên lồng tiếng cực kỳ nổi tiếng, và cũng là ca sĩ, thường thể hiện luôn các ca khúc trong phim. Cô nổi tiếng với vai Lina Inverse trong phim Slayers, hay Rei Ayanami trong Neon Genesis Evangelion.
Mỗi một series anime thường có nhạc phim riêng, được các nhạc sĩ chuyên sáng tác nhạc cho anime viết. Những bản nhạc này được dùng riêng cho mỗi anime đó, và sau đó được phát hành album gọi là OST (Original Soundtrack). Một số OSTs rất nổi tiếng là Cowboy Bebob, Vision of Escaflowne, Noir, hay .ha.ck//SIGN. Những nhà soạn nhạc cho anime nổi tiếng có Yoko Kanno, hay Yuki Kajiura.
Khác biệt giữa anime và cartoon
Không như phim hoạt hình của Mỹ, vốn chỉ nhằm vào trẻ em, anime được đông đảo giới trẻ trên thế giới hâm mộ. Các fan của anime chủ yếu từ tuổi teen đến hơn 30 tuổi. Tuy nhiên, phần đông những người xem anime nghiệp dư ở nước ngoài chỉ biết đến những anime thuộc thể loại hành động cho trẻ em hay Shōnen manga như Dragon Ball hay Yugi Oh trong khi những phim đó không thật sự có danh tiếng gì ở quê nhà.
Ngoài ra, phim hoạt hình của Mỹ thường không có cốt truyện rõ ràng, muốn kéo dài bao nhiêu cũng được, ví dụ như mèo Tom và chuột Jerry chạy qua chạy lại, hay Batman đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác. Anime thường có cốt truyện không dài lắm. Mỗi tập anime (episode) trung bình dài 25 phút, kể cả đoạn giới thiệu đầu và cuối phim. Đoạn giữa thường có một khúc ngắt khoảng vài giây gọi là Eyecatch. Cốt truyện anime thường diễn ra và kết thúc trong khoảng từ 12 đến 26 tập như vậy. Tuy một số anime được kéo rất dài (như Naruto chẳng hạn), và những anime này do đó trở nên được nhiều người biết đến, nhưng do nội dung thường chẳng có gì mà cố gắng kéo ra thật dài nên kết quả là chỉ có trẻ con xem.
Một điểm khác biệt nữa là anime thường có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với phim hoạt hình Mỹ, do vậy nên dù truyền thống là vẽ bằng tay, nhưng gần đây các công ty thường chuyển cho các công ty con ở Hàn Quốc vẽ để giảm chi phí, hoặc dùng kỹ thuật 3D để hỗ trợ. Các nhà sản xuất anime thường dùng xảo thuật để giảm chi phí sản xuất, ví dụ như chiếu những góc quay che miệng nhân vật, để khỏi phải vẽ môi nhấp nháy. Cử động của môi các nhân vật anime cũng không bao giờ chi tiết như trong phim hoạt hình Mỹ. Tuy nhiên đặc biệt cũng có những anime có giá thành sản xuất cực đắt như Gunslinger Girl.
Tác phẩm của fan hâm mộ
Một tấm hình do fan hâm mộ anime vẽ.
Ở Nhật có vô số fan hâm mộ anime, một số hâm mộ quá mức gọi là otaku. Ở Tokyo, những hội chợ anime (convention) thường xuyên được tổ chức, nơi mà các fan hâm mộ bán và mua những tác phẩm của chính mình, như poster các nhân vật anime, truyện fan tự vẽ (doujinshi), hay búp bê tự làm (idol). Ngoài ra còn có cosplay, v.v.
Đối với những fan không sống ở Nhật, việc chờ đợi những anime mới được phát hành sàn Mỹ hay Châu Âu hay chiếu trên TV ở đấy là rất khó khăn. Thường cả năm sau khi chiếu ở Nhật, các anime mới được lồng tiếng Anh xong và phát hành ra nước ngoài. Đối với các fan ở các nước nghèo, rất hiếm. Và Fansub là cứu cánh cho các fan tội nghiệp này. Fansub là những anime được phụ đề tiếng Anh bởi những nhóm fan hâm mộ, được truyền tải qua Internet, thường dùng Bit Torrent. Quá trình làm một fansub như sau: hội fansub đó ít nhất phải có một người quen ở Nhật, khi người này xem anime trên TV sẽ thu lại, rồi tải lên mạng. Nhóm fansub sau đó phải dịch các đối thoại trong tập phim, rồi lồng phụ đề vào. Do đa phần các fan nghèo, nên họ dùng Torrent để cho các fan khác tải xuống. Với cách này, các fan hâm mộ ở ngoài nước Nhật có thể xem được phim mới chỉ sau một tuần. Tuy nhiên, các nhóm fansub thường ngừng việc làm khi các công ty anime đăng ký bản Mỹ. Và các bạn sau khi xem fansub, không nên bán lại cho người khác để kiếm lời, cũng như nên mua DVD chính hãng để ủng hộ các hãng làm anime.
Các bạn hãy cho biết anime mà các bạn thích hay theo dõi thương xuyên nhá!!
Mình trước: One Piece
Ở Nhật Bản, anime chủ yếu được phát trên các truyền hình tư nhân. Những bộ anime chiếu trên TV thường được phát theo mùa (season), được gọi là TV series, mỗi mùa thường bao gồm 10-13 tập, có những series chiếu cả 2 mùa (khoảng từ 22-26 tập) hay cũng có loại chiếu quanh năm như One Piece, Naruto, Bleach... Anime thường được chiếu vào buổi khuya, trên những kênh nổi tiếng như Tokyo TV, TBS. Sau khi đã công chiếu trên các kênh truyền hình, các công ty sản xuất anime thường cho lồng lại tiếng Anh và phát hành trên DVD tại thị trường nước ngoài để kiếm thêm lợi nhuận.
Nhật Bản là nước duy nhất mà khán giả vẫn thường đến rạp rất đông để xem những phim hoạt hình chiếu trên rạp. Những phim này có thể có cốt truyện hoàn toàn mới (như Mononoke Hime, hay Spirited Away), hoặc đôi khi chỉ là một phim rút gọn của một bộ TV series (Rahxephon hay Shakugan no Shana có nội dung giống y chang TV series, nhưng được rút gọn còn 90 phút). Hãng làm phim anime nổi tiếng nhất là Studio Ghibli.
Ngoài ra, các anime còn có thể có "OVA" (Original Video Animation), thường gồm khoảng 3 hay 4 tập. Những OVA này được phát hành thẳng ra thị trường trên DVD mà không chiếu trên TV bao giờ. Nguyên nhân như sau:
- Có thể sau khi phát hành một TV series, nhà sản xuất muốn làm thêm một vài cốt truyện cũng về các nhân vật đó, nhưng không ăn nhập với cốt truyện chính, vì thế phát hành lẻ.
- Có thể do nội dung của anime quá ngắn, chiếu trên TV có một hai tập không ai chấp nhận, vì thế bán DVD.
- Có thể do nội dung của anime không phù hợp để chiếu trên TV (bạo lực hay t.ình d.ục).
Lịch sử phát triển
Một cảnh trong Momotaro's Divine Sea Warriors (1944), thước phim anime đầu tiên trên màn ảnh rộng
Khác với manga, anime ra đời khá lâu về sau. Xuất phát ban đầu là từ khi hoạt hình phương Tây có những bước chuyển biến lớn và tạo ra được hàng loạt độc giả hâm mô. Sau đó, các họa sĩ Nhật Bản đã bắt tay vào nghiên cứu cách làm hoạt hình. Anime đầu tiên là một đoạn phim rất ngắn được làm năm 1907, chỉ vỏn vẹn có 3 giây. Công việc này được bắt đầu từ năm 1914, nhưng mãi 4 năm sau, vào năm 1918, anime đầu tiên – Momotaromới được ra đời. Mặc dù vậy, có lẽ là do không thu hút được nhiều người xem do bản thân chất lượng anime lúc đó và thị hiếu của người xem cũng không hướng về nên nền công nghiệp anime bị đình trệ cho đến khi Chikara To Onna No Yononaka – anime đầu tiên có lồng tiếng của Nhật Bản ra đời vào năm1932.
Nhưng có lẽ đó vẫn là chưa đủ vì vào thời điểm này, hoạt hình phương Tây đã tự đưa mình lên những tầm cao mới khi hoạt hình củaCông ty Walt Disney trở nên nổi tiếng và chứng tỏ được vị trí của mình ngang tầm với phim người thật.
Và có lẽ nếu không có một người thì không chỉ anime mà cả manga của Nhật Bản đều đã đi vào lãng quên. Người đã làm nên kì tích đó là Osamu Tezuka. Với những tác phẩm của mình, ông đã tạo ra nhiều sự thay đổi lớn cho nền hoạt hình Nhật. Với nét vẽ khá đơn giản, không thực sự phức tạp về chi tiết cá nhân cho nhân vật, manga của Osamu đã trở nên nổi tiếng ở Nhật. Nhưng không chỉ có một mình Osamu mà còn một người nữa đã đóng góp một phần quan trọng cho nền công nghiệp anime của Nhật, đó là Hiroshi Okawa người tạo lập ra hãng Toei Animation. Kéo theo đó là việc hợp tác giữa hãng và Osamu. Điều này đã đưa hàng loạt manga của Osamu lên anime.
Cách mạng Anime
Các giai đoạn khác nhau của việc hoàn thiện một hình vẽ theo phong cách anime và manga. Các giai đoạn (từ trái sang): phác thảo, chỉnh sửa, tô màu và làm bóng.
Trong suốt những năm 80 của thế kỷ 20, trào lưu Suparobo anime rất ăn khách, và thể loại mecha chiếm đa số những anime được sản xuất. Những anime về "Super Robot" này bắt đầu với Mazinger Z, và sau đó có hàng loạt như Getter Robo, Dancouga, nói chung đại loại là có một nhà bác học tạo được robo khổng lồ do một số cậu/cô bé lái, để chống lại người ngoài hành tinh xâm lăng. Ngày nay các fan gọi thể loại này là oldschool. Gần đây có một số nhà sản xuất cố gắng khôi phục thể loại Suparobo với những loạt anime như Gao Gai Gar, nhưng thất bại thảm hại.
Tiếp theo đó phải kể đến sự ra đời của loạt phim về robot Gundam. Loạt anime Gundam của hãng Sunrise tuy cũng là mecha, nhưng người lớn hơn, có cốt truyện sâu sắc và mô phỏng theo Thế chiến thứ hai. Một bên là Amuro Ray, anh hùng của phe Earth Federation (tương tự như phe Đồng Minh), một bên là Char Aznable của Neo Zeon (tương tự như phe Trục). Loạt Gundam cổ điển đã đưa ra những vấn đề lớn và nghiêm túc, như hai phe đều là người, đều có theo đuổi lý tưởng riêng, đều có tình cảm chứ không chỉ là những anh hùng bắn bọn ngoài hành tinh gian ác rồi chiến thắng vui vẻ.Dù một số series mới như Gundam Seed Destiny bị chỉ trích khá nhiều nhưng loạt Anime này đã lấy lại được uy tín với series mới nhất Gundam 00 là một trong nhưng Anime được đón xem nhiều nhất tại Nhật cuối năm 2008.
Bộ anime đã làm thay đổi cả thể lại mecha chính là Neon Genesis Evangelion của hãng GAINAX do Hideaki Anno đạo diễn. Bộ phim ẩn chứa nhiều thông điệp mà các khán giả con nít không thể tiếp thu nổi. Chính vì vậy, khi mới chiếu lần đầu, NGE không được hâm mộ mấy, nhưng sau lại trở thành anime luôn xếp trong top 10 anime nổi tiếng nhất mọi thời đại. Macross cũng là một bộ thể loại mecha khá nổi tiếng trước đó. Anime dần có xu hướng có nhân vật trẻ con hơn là người lớn, và ít bạo lực đẫm máu hơn.
Bộ anime Cowboy Bebop đã đạt được danh tiếng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, nhờ phong cách cowboy đặc sắc và nhạc jazz và nhạc blues. Kéo theo sau đó là hàng loạt phim như Akira, Ninja Scroll, Ghost in the shell... Các hãng phim thi nhau nhảy vào thị trường và các thể loại của anime cũng do đó mà tăng dần. Những anime như Fruits Basket, Tiny Snow Fairy Sugar, Ichigo Mashimaro hoàn toàn không có một chút bạo lực nào cả, đã chiếm được cảm tình nhiều fan hâm mộ, đa phần là nữ. Tuổi của người xem không chỉ dừng lại là trẻ em mà tiến dần đến với người lớn. Ông Taro Aso, chính khách Nhật thừa nhận mình cũng là người rất hâm mộ manga Rozen Maiden.
Cách tạo hình nhân vật cũng đã có nhiều thay đổi. Ngày nay, thay vì các nhân vật được vẽ tối, có gương mặt chi tiết khá giống kiểu cartoon của Mỹ, các nhân vật anime thường có tóc và quần áo màu sáng và rực rỡ hơn, khuôn mặt được vẽ đơn giản nhưng moe (xinh) hơn, với mắt to, mũi và miệng rất nhỏ. Những nhân vật kiểu chibi (nhỏ nhắn) thường được ưa chuộng. Phim hài cũng được ưa thích hơn, và anime thể loại mecha như Full Metal Panic! cũng đã rất thành công khi chuyển thể thành anime comedy với Full Metal Panic! Fumoffu.
Kịch bản anime cũng được chú trọng hơn, và những anime như Ergo Proxy có tính triết lý khá cao, hay Welcome to the NHK! đưa ra vấn đề xã hội. Tuy nhiên, không phải mọi chuyện đều tốt đẹp, do có quá nhiều anime được sản xuất hàng năm, kịch bản đa phần là nhai lại các thể loại như harem và có cả những anime sao chép nội dung của phim khác như DearS là phim nhái Chobits. Thêm nữa, một số lượng lớn anime bạo lực nhảm nhí và vô số hentai khiến nhiều người nghĩ xấu về anime, như Microsoft viết: "Anime: a Japanese style of animated cartoon, often with violent or sexually explicit content" Microsoft® Encarta® 2007. © 1993-2006 Microsoft Corporation. All rights reserved.
Đặc điểm[sửa]
Ngành công nghiệp anime có ảnh hưởng rất lớn đối với nhiều người. Trước hết là sự kết hợp giữa anime, manga và game visual novel. Khi một manga được khán giả hâm mộ và trở nên ăn khách, ngay lập tức nó được các công ty làm anime mua bản quyền và tạo thành anime phát lên TV. Nhóm họa sĩ CLAMP có rất nhiều manga được chuyển thành phim. Ngược lại, nếu anime với một cốt truyện mới trở nên nổi tiếng thì sẽ có hàng loạt manga nhiều tập được phát hành ăn theo, ví dụ như The Melancholy of Haruhi Suzumiya. Ngoài ra, những hãng làm game visual novel như TYPE-MOON hay Aqua Plus đã có nhiều game được chuyển thể sang anime như Tsukihime, FATE/Stay night, Comic Party, To Heart. Một số game như Super Robot Taisen cũng đã rất thành công khi ăn theo những loạt anime về robot. Ngược lại, những anime mới nổi tiếng như Zero no Tsukaima,Strawberry Panic! đã được chuyển thể thành game cho hệ máy PS2 không lâu sau khi chúng được phát trên TV.
Nói đến anime ngoài phần hình, không thể không nói đến phần tiếng. Đội ngũ diễn viên lồng tiếng (Seiyuu) là một lực lượng không thể thiếu. Họ là những người chuyên nghiệp được đào tạo trường lớp bài bản. Megumi Hayashibara là một diễn viên lồng tiếng cực kỳ nổi tiếng, và cũng là ca sĩ, thường thể hiện luôn các ca khúc trong phim. Cô nổi tiếng với vai Lina Inverse trong phim Slayers, hay Rei Ayanami trong Neon Genesis Evangelion.
Mỗi một series anime thường có nhạc phim riêng, được các nhạc sĩ chuyên sáng tác nhạc cho anime viết. Những bản nhạc này được dùng riêng cho mỗi anime đó, và sau đó được phát hành album gọi là OST (Original Soundtrack). Một số OSTs rất nổi tiếng là Cowboy Bebob, Vision of Escaflowne, Noir, hay .ha.ck//SIGN. Những nhà soạn nhạc cho anime nổi tiếng có Yoko Kanno, hay Yuki Kajiura.
Khác biệt giữa anime và cartoon
Không như phim hoạt hình của Mỹ, vốn chỉ nhằm vào trẻ em, anime được đông đảo giới trẻ trên thế giới hâm mộ. Các fan của anime chủ yếu từ tuổi teen đến hơn 30 tuổi. Tuy nhiên, phần đông những người xem anime nghiệp dư ở nước ngoài chỉ biết đến những anime thuộc thể loại hành động cho trẻ em hay Shōnen manga như Dragon Ball hay Yugi Oh trong khi những phim đó không thật sự có danh tiếng gì ở quê nhà.
Ngoài ra, phim hoạt hình của Mỹ thường không có cốt truyện rõ ràng, muốn kéo dài bao nhiêu cũng được, ví dụ như mèo Tom và chuột Jerry chạy qua chạy lại, hay Batman đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác. Anime thường có cốt truyện không dài lắm. Mỗi tập anime (episode) trung bình dài 25 phút, kể cả đoạn giới thiệu đầu và cuối phim. Đoạn giữa thường có một khúc ngắt khoảng vài giây gọi là Eyecatch. Cốt truyện anime thường diễn ra và kết thúc trong khoảng từ 12 đến 26 tập như vậy. Tuy một số anime được kéo rất dài (như Naruto chẳng hạn), và những anime này do đó trở nên được nhiều người biết đến, nhưng do nội dung thường chẳng có gì mà cố gắng kéo ra thật dài nên kết quả là chỉ có trẻ con xem.
Một điểm khác biệt nữa là anime thường có chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với phim hoạt hình Mỹ, do vậy nên dù truyền thống là vẽ bằng tay, nhưng gần đây các công ty thường chuyển cho các công ty con ở Hàn Quốc vẽ để giảm chi phí, hoặc dùng kỹ thuật 3D để hỗ trợ. Các nhà sản xuất anime thường dùng xảo thuật để giảm chi phí sản xuất, ví dụ như chiếu những góc quay che miệng nhân vật, để khỏi phải vẽ môi nhấp nháy. Cử động của môi các nhân vật anime cũng không bao giờ chi tiết như trong phim hoạt hình Mỹ. Tuy nhiên đặc biệt cũng có những anime có giá thành sản xuất cực đắt như Gunslinger Girl.
Tác phẩm của fan hâm mộ
Một tấm hình do fan hâm mộ anime vẽ.
Ở Nhật có vô số fan hâm mộ anime, một số hâm mộ quá mức gọi là otaku. Ở Tokyo, những hội chợ anime (convention) thường xuyên được tổ chức, nơi mà các fan hâm mộ bán và mua những tác phẩm của chính mình, như poster các nhân vật anime, truyện fan tự vẽ (doujinshi), hay búp bê tự làm (idol). Ngoài ra còn có cosplay, v.v.
Đối với những fan không sống ở Nhật, việc chờ đợi những anime mới được phát hành sàn Mỹ hay Châu Âu hay chiếu trên TV ở đấy là rất khó khăn. Thường cả năm sau khi chiếu ở Nhật, các anime mới được lồng tiếng Anh xong và phát hành ra nước ngoài. Đối với các fan ở các nước nghèo, rất hiếm. Và Fansub là cứu cánh cho các fan tội nghiệp này. Fansub là những anime được phụ đề tiếng Anh bởi những nhóm fan hâm mộ, được truyền tải qua Internet, thường dùng Bit Torrent. Quá trình làm một fansub như sau: hội fansub đó ít nhất phải có một người quen ở Nhật, khi người này xem anime trên TV sẽ thu lại, rồi tải lên mạng. Nhóm fansub sau đó phải dịch các đối thoại trong tập phim, rồi lồng phụ đề vào. Do đa phần các fan nghèo, nên họ dùng Torrent để cho các fan khác tải xuống. Với cách này, các fan hâm mộ ở ngoài nước Nhật có thể xem được phim mới chỉ sau một tuần. Tuy nhiên, các nhóm fansub thường ngừng việc làm khi các công ty anime đăng ký bản Mỹ. Và các bạn sau khi xem fansub, không nên bán lại cho người khác để kiếm lời, cũng như nên mua DVD chính hãng để ủng hộ các hãng làm anime.
Các bạn hãy cho biết anime mà các bạn thích hay theo dõi thương xuyên nhá!!
Mình trước: One Piece