inoxtoanhue
Thành viên
- Tham gia
- 12/4/2023
- Bài viết
- 0
Anh muốn bỏ chứng chỉ A-Level, thay bằng một bài thi mới với môn Toán và Tiếng Anh bắt buộc, nhưng kế hoạch này bị cho là không thực tế.
"Chúng tôi sẽ giới thiệu một Tiêu chuẩn nâng cao của nước Anh (ABS: Advanced British Standard), nghiêm ngặt và giàu kiến thức hơn, bằng cách gộp A-level và T-level thành một chứng chỉ mới dành cho học sinh tốt nghiệp THPT", Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói tại Hội nghị đảng Bảo thủ cuối tháng 9.
A-level là chứng chỉ giáo dục phổ thông, với các môn thiên hướng về học thuật, được cung cấp bởi Cơ quan Đánh giá giáo dục quốc tế Cambridge, Anh. Chứng chỉ này được công nhận rộng rãi, là căn cứ để xét tuyển vào nhiều đại học trên thế giới. Trong khi đó, chương trình T-level tập trung vào các môn thiên hướng về nghề nghiệp.
Học sinh Anh nhận kết quả A-Level vào ngày 17/8. Ảnh: EPA
Với ABS, cấu trúc chương trình phổ thông sẽ thay đổi. Học sinh lựa chọn tối thiểu 5 môn, gồm cả môn thiên hướng học thuật và thiên hướng nghề, thay vì chỉ cần học 3 môn A-level hoặc duy nhất T-level như hiện nay. Vì thế, số giờ học nhiều hơn 195 giờ so với trước (tăng 15%). Mỗi ngày, các em phải học thêm một tiếng trên lớp và bắt buộc học "Toán và Tiếng Anh dưới một hình thức nào đó" đến khi 18 tuổi.
Ông Sunak cho biết 195 giờ giảng dạy tăng cường sẽ giúp các môn học được nghiên cứu ở mức độ sâu. Song, theo Công đoàn Giáo dục Anh, thời gian học kéo dài cùng với các tiết học thêm Toán và Tiếng Anh sẽ khiến giáo viên quá tải.
Daniel Kebede, Tổng thư ký tổ chức này, đánh giá kế hoạch của Thủ tướng Sunak là "không phù hợp với thực tế" trong khi các trường học đang thiếu 4.300 giáo viên Toán và 2.600 giáo viên Tiếng Anh.
"Đơn giản việc tăng giờ dạy cũng cần thêm 5.300 giáo viên", ông nói. Trong khi đó, năm nay Anh chỉ tuyển được hơn 50% số giáo viên dự kiến.
Tương tự, theo Geoff Barton, Tổng thư ký Hiệp hội lãnh đạo các đại học ở Anh, nếu không có đủ nguồn nhân lực, kế hoạch ông Sunak đưa ra "có thể sẽ trở thành một giấc mơ viển vông".
Đề xuất của Thủ tướng còn bao gồm việc tăng mức tiền thưởng được miễn thuế lên đến 30.000 bảng Anh (890 triệu đồng) trong 5 năm đầu với giáo viên phổ thông và giảng viên đại học một số môn trọng điểm. Tuy vậy, ông Daniel lưu ý rằng việc tuyển dụng và giữ chân người dạy là vấn đề không thể giải quyết chỉ bằng các khoản trợ cấp và lời kêu gọi.
Nhiều chuyên gia hoan nghênh tiêu chuẩn "tú tài" mới, cho rằng đây là cơ hội để học sinh được học nhiều môn hơn, rèn luyện những kỹ năng "bản thân cần và các nhà tuyển dụng mong muốn". Thế nhưng, nhiều người khác hoài nghi về tính khả thi khi hợp nhất các khóa học khác nhau thành một.
Theo tài liệu tóm tắt của Bộ Giáo dục được công bố, cách học mới "sẽ cần một thập kỷ để đi vào thực tiễn". Như vậy, nếu đề xuất được thông qua, lứa học sinh lớp 1 của năm học này sẽ là thế hệ đầu tiên chịu tác động của cải cách, vào năm 2033-2034.
Hiện, chưa có nhiều chi tiết về chương trình mới. Bộ Giáo dục Anh dự kiến ban hành tài liệu hướng dẫn vào mùa thu này và hướng dẫn chi tiết vào đầu năm tới.
"Chúng tôi sẽ giới thiệu một Tiêu chuẩn nâng cao của nước Anh (ABS: Advanced British Standard), nghiêm ngặt và giàu kiến thức hơn, bằng cách gộp A-level và T-level thành một chứng chỉ mới dành cho học sinh tốt nghiệp THPT", Thủ tướng Anh Rishi Sunak nói tại Hội nghị đảng Bảo thủ cuối tháng 9.
A-level là chứng chỉ giáo dục phổ thông, với các môn thiên hướng về học thuật, được cung cấp bởi Cơ quan Đánh giá giáo dục quốc tế Cambridge, Anh. Chứng chỉ này được công nhận rộng rãi, là căn cứ để xét tuyển vào nhiều đại học trên thế giới. Trong khi đó, chương trình T-level tập trung vào các môn thiên hướng về nghề nghiệp.
Học sinh Anh nhận kết quả A-Level vào ngày 17/8. Ảnh: EPA
Với ABS, cấu trúc chương trình phổ thông sẽ thay đổi. Học sinh lựa chọn tối thiểu 5 môn, gồm cả môn thiên hướng học thuật và thiên hướng nghề, thay vì chỉ cần học 3 môn A-level hoặc duy nhất T-level như hiện nay. Vì thế, số giờ học nhiều hơn 195 giờ so với trước (tăng 15%). Mỗi ngày, các em phải học thêm một tiếng trên lớp và bắt buộc học "Toán và Tiếng Anh dưới một hình thức nào đó" đến khi 18 tuổi.
Ông Sunak cho biết 195 giờ giảng dạy tăng cường sẽ giúp các môn học được nghiên cứu ở mức độ sâu. Song, theo Công đoàn Giáo dục Anh, thời gian học kéo dài cùng với các tiết học thêm Toán và Tiếng Anh sẽ khiến giáo viên quá tải.
Daniel Kebede, Tổng thư ký tổ chức này, đánh giá kế hoạch của Thủ tướng Sunak là "không phù hợp với thực tế" trong khi các trường học đang thiếu 4.300 giáo viên Toán và 2.600 giáo viên Tiếng Anh.
"Đơn giản việc tăng giờ dạy cũng cần thêm 5.300 giáo viên", ông nói. Trong khi đó, năm nay Anh chỉ tuyển được hơn 50% số giáo viên dự kiến.
Tương tự, theo Geoff Barton, Tổng thư ký Hiệp hội lãnh đạo các đại học ở Anh, nếu không có đủ nguồn nhân lực, kế hoạch ông Sunak đưa ra "có thể sẽ trở thành một giấc mơ viển vông".
Đề xuất của Thủ tướng còn bao gồm việc tăng mức tiền thưởng được miễn thuế lên đến 30.000 bảng Anh (890 triệu đồng) trong 5 năm đầu với giáo viên phổ thông và giảng viên đại học một số môn trọng điểm. Tuy vậy, ông Daniel lưu ý rằng việc tuyển dụng và giữ chân người dạy là vấn đề không thể giải quyết chỉ bằng các khoản trợ cấp và lời kêu gọi.
Nhiều chuyên gia hoan nghênh tiêu chuẩn "tú tài" mới, cho rằng đây là cơ hội để học sinh được học nhiều môn hơn, rèn luyện những kỹ năng "bản thân cần và các nhà tuyển dụng mong muốn". Thế nhưng, nhiều người khác hoài nghi về tính khả thi khi hợp nhất các khóa học khác nhau thành một.
Theo tài liệu tóm tắt của Bộ Giáo dục được công bố, cách học mới "sẽ cần một thập kỷ để đi vào thực tiễn". Như vậy, nếu đề xuất được thông qua, lứa học sinh lớp 1 của năm học này sẽ là thế hệ đầu tiên chịu tác động của cải cách, vào năm 2033-2034.
Hiện, chưa có nhiều chi tiết về chương trình mới. Bộ Giáo dục Anh dự kiến ban hành tài liệu hướng dẫn vào mùa thu này và hướng dẫn chi tiết vào đầu năm tới.