- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Hoa là một trong những cái đẹp mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho con người. Ngoài giá trị giải trí, nhiều loại hoa còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn ngon, bổ dưỡng. Trong ẩm thực Việt, Hoa cũng chiếm một vị trí quan trọng, góp phần xây dựng một nền ẩm thực với những nét đặc sắc riêng.
Nhiều người cho rằng hoa là loại sớm nở, tối tàn, tuổi thọ ngắn nên thành phần dinh dưỡng cũng chẳng có bao nhiêu. Tuy nhiên , ngược với suy nghĩ đó, thành phần dinh dưỡngcủa các loại hoa khá phong phú.
Chúng cho ta năng lượng, protein, cabohydrate, chất xơ, calcium, phóphor, sắt, các vitamin B1, B2 PP và C hay beta-carotene... Ngoài ra, mỗi loại hoa còn có một số lợi ích riêng khác.
Hoa sen
Đầu tiên phải kể đến nghệ thuật ướp trà bằng hoa. Thông dụng nhất người ta dùng hoa sen để làm hương thơm cho trà.
Hương hoa sen được coi là những gì tinh túy nhất của đất trời hội tụ. Từ xa xưa ông bà ta đã coi trà ướp hương sen là một đặc sản quý, chỉ dành cho người quyền quý trong xã hội. Ngày nay, trà sen vẫn là chủ đạo trong các loại trà thơm của Việt Nam.
Hoa sen không dùng để nấu ănnhư các loại hoa khác nhưng tách ra từng phần và mỗi phần như nhụy sen, tim sen, ngó sen... đều có công dụng riêng. Nhụy sen giúp thông thận, cầm máu, tim sen giúp an thần, trị chứng cao huyết áp. Khi ăn hạt sen bạn nên giử lại lớp lụa bọc bên ngoài vì chúng có tính mát, trị tiêu chảy. Hạt sen giúp bổ tỳ, bổ thận .
Công nhận sen có nhiều tác dụng thật đấy, vừa để ướp trà, lại còn trang trí nhà cửa, dùng làm món ăn nữa. Chắc hẳn một số teen không còn lạ gì với món cơm sen ở ngoài quán rồi. Nhìn 1 suất cơm sen hoành tráng là thế mà hóa ra làm cũng chả khó lắm đâu nhé
Bước 1:
Đầu tiên chúng mình thổi cơm trước đã nè, thổi hơi khô một xíu, sau đó xới ra bát để nguội nha.
Bước 2:
Thịt gà sau khi rửa sạch, chúng mình chiên qua với dầu ăn. Khi 2 mặt đã vàng đều, chúng mình bỏ ra, cho hành khô vào chảo phi thơm, rồi cho thịt gà vào xào, thêm nước mắm, gia vị, xì dầu vừa miệng. Đảo nhanh tay được 2 phút, mình cho thêm nấm hương thái nhỏ vào xào cùng, đồng thời đổ 1 bát nước lã vào om gà. Trước khi đậy vung, các ấy cho thêm 1 bông hoa hồi vào cho thơm nhé. Đến khi nước sắp cạn, mình đổ cơm vào đảo khoảng 3 phút là được. ^^
Bước 3:
Trong lúc chờ om gà, chúng mình rửa sạch lá sen này, rồi nhúng qua nước nóng, để ráo nước. Cơm gà chín xong, mình cho vào giữa lá sen, gói gọn lại.
Bước 4:
Cuối cùng là đem các gói cơm sen cho vào nồi hấp, sau 30 phút là hoàn thành
----------
HOA THIÊN LÝ :
Bạn có thể chế biến nhiều món ăn từ hoa thiên lý. Vị ngọt của hoa thích hợp để nấu các món canh đơn giản với thịt, xương hay chân giò rất ngon. Hoa thiên lý nấu cua cũng là một món ăn khá lạ miệng. Ngoài ra, hoa thiên lý xào với thịt bò hay dùng chung với các món lẩu cũng rất đặc sắc.
Hoa thiên lý không chỉ là nguyên liệu để chế biến món ăn mà còn được xem là một bài thuốc. Theo các bài thuốc dân gian, hoa thiên lý rất mát và bổ, trừ được giun kim, giải nhiệt, an thần. Trong thành phần của hoa thiên lý có chất xơ, đạm, các loại vitamin C, B1 và nhiều khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.
----------
HOA CHUỐI
Đây là cách gọi của người miền Bắc, người miền Nam thường gọi là bắp chuối. Hoa chuối thường có màu tím
Bắp chuối hay được dùng để chế biến các món gỏi, nấu canh chua hoặc làm rau ăn kèm với bún bò. Nhiều người còn rán bắp chuối lên để dùng như một món chay. Trong bắp chuối chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và lợi tiểu.
----------
HOA ATISÔ
Khi nhắc đến hoa Atisô, mọi người thuờng nghĩ ngay đến đây là một vị thuốc, một loại trà thanh nhiệt, giải độc.
Thành phần dinh dưỡng của Atisô giàu Vitamin và khoáng chất . Atisô rất tốt cho hệ tiêu hóa, chúng còn giúp giamcholesterol và giảm lượng đường trong máu...
Hoa Atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, kích thích tiêu hóa, làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Ngoài ra Atisô cũng có khả năng lọc sạch các độc tố trong gan, làm mát gan, giải nhệt..... Nhờ công dụng này, atisô làm da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn. Một số người còn dùng Atisô như một loại nước tắm chăm sóc da.
----------
BÔNG BÍ
Một trong những nét ẩm thực riêng của đất phương Nam phải kể đến các món ăn từ được chế biến từ loài hoa bí màu vàng của trái bí. Món ăn có vị lạ miệng ới một chút bùi bùi, dai dai từ bao lâu nây đã trở thành các món khoái khẩu của nhiều người.
Nói đến các món ăn từ bông bí, đầu tiên phải kể đến món bông bí nhồi thịt.
Bông bí sau khi mua về rửa sạch, nên chọn những bông lớn. Thịt nạc xay nhuyễn cùng mộc nhĩ, nấm hương trộn đều, thêm chút hạt nêm, tiêu. Sau đó cho hổn hợp này nhồi vào bên trong bông bí. Đem bông bí lăn qua hỗn hợp bột chiên giòn và chiên. Thế là bạn đã được món bông bí nhồi thịt đầy quyến rũ. Đơn giản hơn, bông bí được dùng làm món luộc hay xào với thịt... rất dễ ăn và dễ chế biến.
----------
Canh Chua Bông So Đũa
Miền quê tỉnh hậu giang, người ta thường nấu canh chua với bông so đũa, hoặc bông điên điển rất đặc trưng cho vùng Nam Bộ
Nguyên liệu
- 400 g cá rô
- 200 g bông so đũa
- Me, ớt, hành phi, rau om, ngò gai
Cách làm
- Cá rô làm sạch bỏ mang, ướp ít muối tiêu.
- Bông so đũa bỏ nhuỵ, rửa sạch.
- Cho ít nước vào me vắt nước cốt.
- Cá rô chiên vừa chín cho vào nồi nước dùng, nêm me, nước mắm, đường, nấu sôi nhỏ lửa cho nước canh không đục.
- Nêm gia vị vừa đủ, cho bông so đũa vào nhắc xuống.
- Cho hành phi, rau om, mùi tàu, ớt cắt khoanh, ít mỡ tỏi
----------
Hoa Đào
Không chỉ có mặt trong các công thức cải thiện dung nhan, hoa đào còn được sử dụng trong các món ăn bài thuốc chữa táo bón, bí tiểu ở thai phụ.
Theo Đông y, đào có vị cay, chua ngọt, làm ra mồ hôi, nhuận trường, hoạt huyết, tiêu ích. Hoa đào chữa bí tiểu tiện, chữa thủy thũng, làm đẹp dung nhan...
Chữa táo bón
Nguyên liệu: Cách hoa đào tươi 4 g, gạo tẻ 100 g.
Cách làm:
Hai thứ trên nấu thành cháo loãng, ăn cả nước lẫn cái, cách một ngày dùng 1 lần. Có tác dụng nhuận tràng, thông tiểu tiện nên chữa được chứng táo bón.
Chữa tiểu tiện không thông cho phụ nữ mang thai
Nguyên liệu:
Hoa đào tươi 5 bông, tôm nõn 10 g, chân giò hun khói 10 g, trứng gà 4 quả, gia vị vừa đủ dùng.
Cách làm:
Ngắt bỏ nhuỵ hoa đào, rút từng cánh hoa rửa sạch, để ráo nước thái thành sợi nhỏ. Tôm nõn rửa sạch cho rượu và gia vị hấp chín, lại cắt nhỏ. Chân giò hun khói cắt nhỏ. Trứng gà đập vào bát đánh tan, thêm nước dùng gà, mì chính, rượu, gia vị, bột tiêu sọ, muối tinh, bột ướt, đánh đều.
Đặt chảo cho mỡ nóng, cho hỗn hợp trứng gà, nêm gia vị đủ, đảo đều đến chín múc ra đĩa và rắc hoa đào sợi, tôm nõn và chân giò hun khói lên trên. Ăn hết một bữa. Dùng vài lần sẽ hiệu nghiệm.
Ngoài ra, để làm da mặt tươi mịn, có thể lấy hoa đào 4 lạng, bạch dương bì 2 lạng, hạt bí đao 5 lạng, giã nát nhuyễn. Mỗi đêm, dùng nước ấm rửa sạch mặt rồi bôi thuốc lên da mặt, lưu ý nơi nám và có tàn nhang. Sáng dậy dùng nước ấm rửa sạch mặt. Có thể dùng 2 vị thuốc này trộn với mật ong mà bôi, đắp mặt nạ lại càng tốt. Cần kiên trì mới hiệu quả.
Nhiều người cho rằng hoa là loại sớm nở, tối tàn, tuổi thọ ngắn nên thành phần dinh dưỡng cũng chẳng có bao nhiêu. Tuy nhiên , ngược với suy nghĩ đó, thành phần dinh dưỡngcủa các loại hoa khá phong phú.
Chúng cho ta năng lượng, protein, cabohydrate, chất xơ, calcium, phóphor, sắt, các vitamin B1, B2 PP và C hay beta-carotene... Ngoài ra, mỗi loại hoa còn có một số lợi ích riêng khác.
Hoa sen


Đầu tiên phải kể đến nghệ thuật ướp trà bằng hoa. Thông dụng nhất người ta dùng hoa sen để làm hương thơm cho trà.
Hương hoa sen được coi là những gì tinh túy nhất của đất trời hội tụ. Từ xa xưa ông bà ta đã coi trà ướp hương sen là một đặc sản quý, chỉ dành cho người quyền quý trong xã hội. Ngày nay, trà sen vẫn là chủ đạo trong các loại trà thơm của Việt Nam.
Hoa sen không dùng để nấu ănnhư các loại hoa khác nhưng tách ra từng phần và mỗi phần như nhụy sen, tim sen, ngó sen... đều có công dụng riêng. Nhụy sen giúp thông thận, cầm máu, tim sen giúp an thần, trị chứng cao huyết áp. Khi ăn hạt sen bạn nên giử lại lớp lụa bọc bên ngoài vì chúng có tính mát, trị tiêu chảy. Hạt sen giúp bổ tỳ, bổ thận .

Công nhận sen có nhiều tác dụng thật đấy, vừa để ướp trà, lại còn trang trí nhà cửa, dùng làm món ăn nữa. Chắc hẳn một số teen không còn lạ gì với món cơm sen ở ngoài quán rồi. Nhìn 1 suất cơm sen hoành tráng là thế mà hóa ra làm cũng chả khó lắm đâu nhé
Nguyên liệu gồm có:
- 1 bát cơm đầy
- 500g thịt gà
- 10 miếng nấm hương
- 3 muỗng canh dầu ăn
- Một vài lát gừng, 1 củ hành khô
- Nước mắm, gia vị, xì dầu
- 1 bông hoa hồi
- 1 chiếc lá sen
- 500g thịt gà
- 10 miếng nấm hương
- 3 muỗng canh dầu ăn
- Một vài lát gừng, 1 củ hành khô
- Nước mắm, gia vị, xì dầu
- 1 bông hoa hồi
- 1 chiếc lá sen
Đầu tiên chúng mình thổi cơm trước đã nè, thổi hơi khô một xíu, sau đó xới ra bát để nguội nha.
Thịt gà sau khi rửa sạch, chúng mình chiên qua với dầu ăn. Khi 2 mặt đã vàng đều, chúng mình bỏ ra, cho hành khô vào chảo phi thơm, rồi cho thịt gà vào xào, thêm nước mắm, gia vị, xì dầu vừa miệng. Đảo nhanh tay được 2 phút, mình cho thêm nấm hương thái nhỏ vào xào cùng, đồng thời đổ 1 bát nước lã vào om gà. Trước khi đậy vung, các ấy cho thêm 1 bông hoa hồi vào cho thơm nhé. Đến khi nước sắp cạn, mình đổ cơm vào đảo khoảng 3 phút là được. ^^
Trong lúc chờ om gà, chúng mình rửa sạch lá sen này, rồi nhúng qua nước nóng, để ráo nước. Cơm gà chín xong, mình cho vào giữa lá sen, gói gọn lại.
Cuối cùng là đem các gói cơm sen cho vào nồi hấp, sau 30 phút là hoàn thành
Lúc mở nồi hấp ra, hương sen thơm ngào ngạt, các gói sen bốc khói nghi ngút luôn ý.

Khi ăn, các teen phải để nguyên cả lá sen thế này mới đúng điệu đấy nhé.

Cơm sen ngon thế này, tớ ăn cả tuần cũng được ý. Mùa sen đã tàn rồi, cùng níu giữ mùa hè với món cơm sen này thôi các teen ơi! :X
----------
HOA THIÊN LÝ :

Bạn có thể chế biến nhiều món ăn từ hoa thiên lý. Vị ngọt của hoa thích hợp để nấu các món canh đơn giản với thịt, xương hay chân giò rất ngon. Hoa thiên lý nấu cua cũng là một món ăn khá lạ miệng. Ngoài ra, hoa thiên lý xào với thịt bò hay dùng chung với các món lẩu cũng rất đặc sắc.
Hoa thiên lý không chỉ là nguyên liệu để chế biến món ăn mà còn được xem là một bài thuốc. Theo các bài thuốc dân gian, hoa thiên lý rất mát và bổ, trừ được giun kim, giải nhiệt, an thần. Trong thành phần của hoa thiên lý có chất xơ, đạm, các loại vitamin C, B1 và nhiều khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.
----------
HOA CHUỐI

Đây là cách gọi của người miền Bắc, người miền Nam thường gọi là bắp chuối. Hoa chuối thường có màu tím
Bắp chuối hay được dùng để chế biến các món gỏi, nấu canh chua hoặc làm rau ăn kèm với bún bò. Nhiều người còn rán bắp chuối lên để dùng như một món chay. Trong bắp chuối chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và lợi tiểu.
----------
HOA ATISÔ

Khi nhắc đến hoa Atisô, mọi người thuờng nghĩ ngay đến đây là một vị thuốc, một loại trà thanh nhiệt, giải độc.
Thành phần dinh dưỡng của Atisô giàu Vitamin và khoáng chất . Atisô rất tốt cho hệ tiêu hóa, chúng còn giúp giamcholesterol và giảm lượng đường trong máu...
Hoa Atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sinh lực, kích thích tiêu hóa, làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Ngoài ra Atisô cũng có khả năng lọc sạch các độc tố trong gan, làm mát gan, giải nhệt..... Nhờ công dụng này, atisô làm da mịn màng và trở nên tươi sáng hơn. Một số người còn dùng Atisô như một loại nước tắm chăm sóc da.
----------
BÔNG BÍ

Một trong những nét ẩm thực riêng của đất phương Nam phải kể đến các món ăn từ được chế biến từ loài hoa bí màu vàng của trái bí. Món ăn có vị lạ miệng ới một chút bùi bùi, dai dai từ bao lâu nây đã trở thành các món khoái khẩu của nhiều người.
Nói đến các món ăn từ bông bí, đầu tiên phải kể đến món bông bí nhồi thịt.
Bông bí sau khi mua về rửa sạch, nên chọn những bông lớn. Thịt nạc xay nhuyễn cùng mộc nhĩ, nấm hương trộn đều, thêm chút hạt nêm, tiêu. Sau đó cho hổn hợp này nhồi vào bên trong bông bí. Đem bông bí lăn qua hỗn hợp bột chiên giòn và chiên. Thế là bạn đã được món bông bí nhồi thịt đầy quyến rũ. Đơn giản hơn, bông bí được dùng làm món luộc hay xào với thịt... rất dễ ăn và dễ chế biến.
----------
Canh Chua Bông So Đũa

Miền quê tỉnh hậu giang, người ta thường nấu canh chua với bông so đũa, hoặc bông điên điển rất đặc trưng cho vùng Nam Bộ
Nguyên liệu
- 400 g cá rô
- 200 g bông so đũa
- Me, ớt, hành phi, rau om, ngò gai
Cách làm
- Cá rô làm sạch bỏ mang, ướp ít muối tiêu.
- Bông so đũa bỏ nhuỵ, rửa sạch.
- Cho ít nước vào me vắt nước cốt.
- Cá rô chiên vừa chín cho vào nồi nước dùng, nêm me, nước mắm, đường, nấu sôi nhỏ lửa cho nước canh không đục.
- Nêm gia vị vừa đủ, cho bông so đũa vào nhắc xuống.
- Cho hành phi, rau om, mùi tàu, ớt cắt khoanh, ít mỡ tỏi
----------
Hoa Đào

Không chỉ có mặt trong các công thức cải thiện dung nhan, hoa đào còn được sử dụng trong các món ăn bài thuốc chữa táo bón, bí tiểu ở thai phụ.
Theo Đông y, đào có vị cay, chua ngọt, làm ra mồ hôi, nhuận trường, hoạt huyết, tiêu ích. Hoa đào chữa bí tiểu tiện, chữa thủy thũng, làm đẹp dung nhan...
Chữa táo bón
Nguyên liệu: Cách hoa đào tươi 4 g, gạo tẻ 100 g.
Cách làm:
Hai thứ trên nấu thành cháo loãng, ăn cả nước lẫn cái, cách một ngày dùng 1 lần. Có tác dụng nhuận tràng, thông tiểu tiện nên chữa được chứng táo bón.
Chữa tiểu tiện không thông cho phụ nữ mang thai
Nguyên liệu:
Hoa đào tươi 5 bông, tôm nõn 10 g, chân giò hun khói 10 g, trứng gà 4 quả, gia vị vừa đủ dùng.
Cách làm:
Ngắt bỏ nhuỵ hoa đào, rút từng cánh hoa rửa sạch, để ráo nước thái thành sợi nhỏ. Tôm nõn rửa sạch cho rượu và gia vị hấp chín, lại cắt nhỏ. Chân giò hun khói cắt nhỏ. Trứng gà đập vào bát đánh tan, thêm nước dùng gà, mì chính, rượu, gia vị, bột tiêu sọ, muối tinh, bột ướt, đánh đều.
Đặt chảo cho mỡ nóng, cho hỗn hợp trứng gà, nêm gia vị đủ, đảo đều đến chín múc ra đĩa và rắc hoa đào sợi, tôm nõn và chân giò hun khói lên trên. Ăn hết một bữa. Dùng vài lần sẽ hiệu nghiệm.
Ngoài ra, để làm da mặt tươi mịn, có thể lấy hoa đào 4 lạng, bạch dương bì 2 lạng, hạt bí đao 5 lạng, giã nát nhuyễn. Mỗi đêm, dùng nước ấm rửa sạch mặt rồi bôi thuốc lên da mặt, lưu ý nơi nám và có tàn nhang. Sáng dậy dùng nước ấm rửa sạch mặt. Có thể dùng 2 vị thuốc này trộn với mật ong mà bôi, đắp mặt nạ lại càng tốt. Cần kiên trì mới hiệu quả.