Ám Thị

Pagodasto

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2013
Bài viết
12.016
Bạn đã nghe ai nói về ám thị tâm lý bao giờ chưa? Muốn hiểu rõ nó là cái gì, chúng ta hãy chơi một trò vui. Bạn hãy lấy một đoạn dây nhỏ dài khoảng 30 cm, một đầu treo một quả bóng nhỏ, một đầu cầm ở tay. Sau đó, bạn chống khuỷu tay lên bàn, để cho quả bóng thòng xuống đứng yên. Hai mắt bạn nhắm lại chú ý giữ không để tay động đậy, đồng thời tưởng tượng quả bóng bắt đầu dao động. Khoảng 1 phút sau, mở mắt ra, bạn sẽ thấy quả bóng đúng là đang dao động thật! Thế là thế nào? Chẳng là khi bạn tưởng tượng, cánh tay bạn thoát khỏi sự khống chế của ý thức, bất giác làm cho quả bóng dao động. Hiện tượng kỳ diệu này là kết quả của ám thị tâm lý.

Tâm lý học dùng phương pháp hàm súc, gián tiếp tạo ảnh hưởng đối với tâm lý và hành vi của người ta gọi là ám thị. Trò vui vừa rồi là tự kỷ ám thị ( tự ám thị mình). Đôi khi chúng ta chịu sự ám thị của người khác. Thí dụ: một em bé nào đó sắp ngủ, nghe mẹ chăm sóc con nói “uống nhiều nước thế, không khéo lại đái dầm”, kết quả là đêm đó em bé đái dầm do chị ám thị của mẹ.

10105d1349140339-6-am-thi-don-gian-de-thay-doi-nhan-thuc-cua-moi-nguoi-hypnotist.jpg


Đứng về mặt tác dụng mà nói, ám thị tâm lý có hai mặt tiêu cực và tích cực.

Ám thị gây ra phản ứng hành vi tốt là những ám thị tích cực. Thí dụ: một em trai vẫn được bà ngoại chăm sóc, rất nhõng nhẽo, ham chơi, sau cha mẹ đem về sống cùng với mình, cha mẹ em đều là tri thức hàng ngày đều xem báo, đọc sách, làm thơ, viết văn. Chẳng bao lâu em đó trở nên ham đọc sách và học bài tử tế. Đó là nhờ ám thị tích cực của môi trường. Mọi người đều có thể tiến hành tự kỷ ám thị tích cực của môi trường. Mọi người đầu có thể tiến hành tự kỷ ám thị tích cực. Thí dụ, một em gái từ nhỏ vốn rất sợ đau, mỗi lần tiêm thuốc đều khóc ầm lên. Sau này đ học, em tự nhủ: “Tiêm thuốc thực ra cũng chẳng đau. Ta đã là một học sinh, không thể cứ khóc mãi”. Quả nhiên, về sau mỗi lần tiêm thuốc, em không cảm thấy đau nữa và dĩ nhiên là không khóc.

Ám thị tiêu cực cũng có rất nhiều trong cuộc sống, nhất là tự kỷ ám thị tiêu cực thường gây hậu quả rất xấu. Thí dụ, khi đêm tối bạn đi một mình trên con đường vắng, rất có thể bụng bảo dạ “đoạn đường này không khéo lại có ma!”. Khi đó chỉ cần gió thổi thân tre kêu cót két, hoặc con mèo, chuột chạy qua cũng có thể làm cho bạn sợ hết hồn. Hơn nữa, lúc nào bạn cũng cảm thấy như có người đuổi theo sau lưng. Đúng như câu “nghi tâm sinh ám quỷ” (trong bụng nghi có ma, thế là ma ám luôn).

Trong những trường hợp khác nhau và đối với từng người khác nhau, mức độ chịu ám thị cũng có khác nhau. Nói chung, ám thị từ những người có uy quyền lớn, địa vị cao, tri thức phong phú hoặc người cao tuổi, hiệu quả tiếp thu ám thị tương đối lớn. Cùng một câu nói từ miện một vị giáo sư già có sức ám thị mạnh hơn nhiều so với từ miệng một em học sinh tiểu học. Ngòai ra, người có tính độc lập tự chủ mạnh không dễ ám thị như những người tính tình yếu đuối nhạy cảm. Trong phần lớn trường hợp, phụ nữ dễ bị ám thị hơn đàn ông, trẻ em và người già dễ bị ám thị hơn thanh niên.

Về cơ sở tâm lý học của ám thị hãy còn đang được nghiên cứu, nhưng chỉ cần ta lợi dụng ám thị một cách khoa học, nhất là thường xuyên tự mình ám thị tích cực, sẽ khiến cho mình luôn giữ được tâm tình vui vẻ và tinh thần hăng hái. Thí dụ nói: bạn tham gia một lần thi đầu, nhưng chưa đạt mục tiêu dự định, bạn hãy nghĩ: “tuy không được huy chương, nhưng đã làm quen được với nhiều bạn, tăng thêm nhiều kiến thức, lại còn thấy được nhược điểm của mình, thu hoạch cũng không phải là ít”, như vậy bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, vui vẻ. Ám thị tâm lý tích cực sẽ có tác dụng rất tốt cho sự phát triển hành vi

Thpomien3_a7d23.jpg


Ám thị trong giao tiếp

Ám thị là tác động tâm lý tới cá nhân hoặc một nhóm người nhằm làm cho họ tiếp thu thông tin mà không có sự phê phán.

Có thể tiến hành ám thị lúc con người tỉnh táo hoặc trong trạng thái thôi miên.

Ám thị thường đi kèm với quá trình giao tiếp. Nó có thể mang tính chất trực tiếp hoặc gián tiếp, tích cực hay tiêu cực, trọn vẹn hay không trọn vẹn. Ám thị trực tiếp là tác động trong đó người này thông báo cho người kia – dưới hình thức mệnh lệnh thực hành – những ý nghĩ nhất định, khiến người kia phải tiếp nhận không bàn cãi. Ám thị gián tiếp thì phải theo đường vòng để đạt mục đích trên, chẳng hạn, thủ thuật “noi gương” trong bán hàng là một ví dụ.

Trong kinh doanh, ám thị được sử dụng qua tác động của quảng cáo (lặp đi lặp lại một câu nói hay một hình ảnh, dựa vào thời trang, vào uy tín của đơn vị sản xuất, …). Khi đưa cho khách món hàng được gói bọc cẩn thận kèm theo những lời lẽ tình cảm như: “Thật cứ như hàng may đo ấy”, “Món quà tặng tuyệt vời” là thực ra người bán hàng đang tạo cho khách hàng niềm tin là mình đã quyết định đúng.

Tính chất bị ám thị phụ thuộc vào từng người, từng lứa tuổi, giới tính và từng hoàn cảnh. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà chuyên môn thì muốn tính bị ám thị của con người tăng lên khi người ta hoang mang dao động, đang trông chờ, đang đi tìm lối thoát, khi họ đang bị chi phối bởi một nhu cầu mãnh liệt nào đó. Thực tế cũng cho thấy rằng, tuổi càng cao, kinh nghiệm càng nhiều thì tính bị ám thị cũng giảm đi, và phụ nữ thường bị ám thị hơn nam giới.

Trạng thái bản ngã trong giao tiếp

12_3.jpg


Trong khi giao tiếp, cá tính con người gồm có 3 trạng thái là trạng thái bản ngã phụ mẫu, trạng thái bản ngã thành niên và trạng thái bản ngã nhi đồng. Dù ở môi trường giao tiếp nào, con người cũng có thể hiện một trong ba trạng thái đó và dần dần chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.

Trạng thái bản ngã phụ mẫu

Đó là đặc trưng cá tính nhận biết được quyền hạn và thế mạnh của mình và thể hiện trong khi giao tiếp. Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống là khi giao tiếp hay ra lệnh, hoặc huấn thị. Ở trạng thái này, nếu đối tượng giao tiếp là cấp dưới có thể tăng vẻ uy nghiêm, nhưng nếu đối tượng giao tiếp là đồng nghiệp sẽ gây phản ứng bất mãn.

Trạng thái bản ngã thành niên

Đó là đặc trưng cá tính biết bình tĩnh và khách quan phân tích sự việc theo lý trong quá trình giao tiếp.

Trạng thái bản ngã nhi đồng

Đó là đặc trưng cá tính hay xúc động và hành động theo sự xui khiến của tình cảm trong quá trình giao tiếp.

Trong bối cảnh xã hội phức tạp, trong quá trình giao tiếp, chúng ta nên phân tích trạng thái bản ngã của mình cũng như của đối tượng. Phải phân tích trạng thái bản ngã nào chủ động xuyên suốt trong quá trình giao tiếp để tự giác loại bỏ trạng thái vô ý thức và vô ý trí. Đó là cơ sở nâng cao hiệu quả giao tiếp. Đồng thời phải học cách kiềm chế trạng thái bản ngã của mình, trong bất cứ trường hợp nào ta cũng cố gắng duy trì trạng thái bản ngã thành niên.

Giải mã uy lực của ám thị

Theo các chuyên gia, đó cũng là dạng thức của ám thị, ám thị có thể làm cho một người bình thường trở nên mất trí nhớ, hoặc khôi phục trí nhớ họ trở lại. Các nhà trị liệu dùng ám thị để khơi dậy sức sống tiềm năng của mỗi người...

Hình ảnh tác động vào bộ não

Theo TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) thì ám thị là liệu pháp của ngành y, dựa trên hiệu ứng của thần kinh, trên cơ sở thí nghiệm của nhà bác học Pavlov về phản xạ có điều kiện. Khi chúng ta muốn ám thị vào người khác, đối tượng bị ám thị phải tiếp nhận ám thị đó thì ám thị mới có hiệu quả.

Nhà bác học Pavlov từng mất thời gian khá lâu mới nghiên cứu thành công về phản xạ có điều kiện. Ông đã dùng vật thí nghiệm chính là chú chó thân thích của mình, hằng ngày khi ông cho chó ăn thường mở cửa, bật điện. Khi ăn chó thường tiết ra dịch vị để nuốt thức ăn xuống dạ dày. Nhưng một lần cũng vào thời gian cho chó ăn, ông mở cửa bật đèn điện, nhưng không mang thức ăn vào chú chó vẫn tiết ra dịch vị. Đó là một phản xạ có điều kiện. Vì những công việc đó được lặp đi, lặp lại đã lưu trữ trong trí nhớ của chú chó.

Như vậy ám thị là gieo lên đầu người khác một cử chỉ, một hành động và lời nói. Thiết bị ghi nhận của con người có thể bằng tai, mắt mũi... để chuyển tiếp vào bộ não của con người. Những hình ảnh đó lặp đi lặp lại lưu giữ lại ở bán cầu đại não của họ và họ làm theo những chỉ dẫn của người ám thị. Ám thị chỉ thực hiện được khi người bị ám thị đồng ý cho người khác ám thị và tiếp nhận ám thị vào cơ thể của mình.

anh-am-thi-2-mau.jpg

Ông Quân đưa cho anh Sơn tờ giấy vàng, lát sau cơ thể anh khó có thể
đứng dậy.


Ám thị có thể khôi phục trí nhớ?

ThS Nguyễn Mạnh Quân, Giám đốc Trung tâm UNESCO Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam cho hay, ám thị không có gì là ma quái hay phép thuật ghê gớm mà đó là những thủ thuật, những lời nói, hành động để người khác làm theo ý của mình.

Để minh chứng cho lời mình nói, ThS Nguyễn Mạnh Quân nhờ anh Nguyễn Văn Sơn (Long Biên, Hà Nội) ngồi xuống ghế để thử nghiệm. Anh Sơn ngồi vào ghế, ông Quân cầm lấy tay anh Sơn rồi đọc cho anh Sơn nghe gì đó. Ông Quân gọi đó là những điều dẫn dụ, ám thị. Ông Quân yêu cầu anh Sơn nhắm mắt lại rồi cầm tờ giấy vàng, ghi loằng ngoằng mấy chữ rồi đưa cho anh Sơn. Chỉ vài phút sau ông Quân bảo anh Sơn đứng dậy, nhưng anh Sơn như người sắp kiệt sức, mông chỉ nhấc lên một chút rồi lại ngồi xuống ghế.

Ông Quân bảo, những ám thị mà ông vừa truyền vào đã làm cho anh Sơn trở nên yếu đuối, đến việc nâng cơ thể ra khỏi chiếc ghế cũng trở nên khó khăn. Cũng bằng các thủ pháp đó, ông Quân đã ám thị vào một chàng trai bằng lời nói: "Anh hãy nghĩ rằng cánh tay của anh là một cây thép không có sức lực nào có thể bẻ cong". Ông nhờ 3 người đàn ông lực lưỡng lên bẻ gập cánh tay của chàng trai, nhưng dù họ nghiến răng cố hết sức để bẻ, cánh tay của chàng trai vẫn vững chắc.

Để cho tôi nhìn nhận ám thị ở góc độ khác, ông Quân nhờ một cô gái có mặt trong phòng, cho cô ta giới thiệu về mình với mọi người rồi ngồi vào ghế, nhắm mắt lại. Ông dẫn dụ cô gái vào trạng thái ám thị. Một lát sau, khi ông hỏi cô gái đó không nhớ nổi tên của mình, chỉ nhớ được tên của mấy người anh em trong gia đình. "Ám thị này có thể dùng cho những người bị bệnh tâm thần, hoang tưởng để họ quên tất cả những ám ảnh không tốt đến trí não. Những người mất trí nhớ trong một vụ tai nạn có thể khôi phục lại khi áp dụng loại ám thị này", ThS Nguyễn Mạnh Quân cho hay.

anh-am-thi-3-mau.jpg

Ám thị giúp cho người đó không có cảm giác đau khi kim tiêm đâm vào d.a thịt.

Áp vong là một dạng của ám thị

TS Vũ Thế Khanh cho biết: "Trong thời gian qua dưới hình thức thành lập các trung tâm đi tìm mộ, trên cả nước có hàng trăm trung tâm và các nhà ngoại cảm giả để lừa bịp người khác".

Ông Khanh bảo, áp vong cũng là hình thức ám thị, mang tính chủ quan của chủ thể áp đặt lên người khác. Khi họ đã tiếp nhận ám thị đó cơ thể không làm chủ bản thân. Dưới các chiêu trò này nhiều nhà ngoại cảm rởm đã lừa người dân. Bọn chúng thường tìm hiểu trước thông tin của gia đình đi tìm mộ, sau đó áp đặt theo tính chủ quan của mình lên người đi tìm mộ. Tin vào lời nói đó nhiều người làm theo. "Có nơi bọn chúng cho người đi tìm mộ uống hương liệu, gây cho họ căng thẳng về thần kinh, khiến họ hoang mang lo sợ. Vì thế có trường hợp sau khi đi áp vong tìm mộ người thân về nhà đã mắc bệnh thần kinh, có người đã bị tử vong", TS Vũ Thế Khanh cho hay.

Những nhà ngoại cảm thực sự khi đi tìm hài cốt cũng dùng phương pháp áp vong, nhưng khách quan. Người nhà có thể cho biết thông tin về người cần tìm, có thể không. Nhưng nhà ngoại cảm đó có thể giao lưu, nói chuyện với người âm và có thể phản bác lại ý kiến mà người nhà đã nhận định về người họ đang đi tìm. Từ đó họ có thể đưa ra vị trí hài cốt cần tìm. Những nhà ngoại cảm chân chính họ không bao giờ đưa ra kết quả tìm hài cốt ở một điểm giống nhau, mà thường ở các nơi khác nhau.

Vì thế, ông Khanh khuyên rằng, người dân cần cảnh giác với các trung tâm tìm mộ. Khi tìm mộ xong người nhà cần qua Bộ Công an xét nghiệm ADN để thẩm định hài cốt.

nh-am-thi-1-mau.jpg

Cô gái này sau khi bị ám thị thôi miên đã không nhớ nổi tên mình.

Ám thị khơi dậy tiềm năng con người

Ông Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng cảm xạ Địa sinh học, trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng TPHCM cho hay: Ám thị dùng trong tâm lý trị liệu, giúp cho con người khơi dậy sức mạnh tiềm tàng, như hằng ngày chúng ta thường xuyên nói về sự yêu đời, phát âm ra những điều tốt đẹp từ cuộc sống thì chúng ta sẽ nghĩ cuộc sống này thật ý nghĩa, nhìn cuộc đời màu hồng. Ngược lại người nào đó luôn mặc cảm rằng mình không có năng lực trong công việc, họ bất tài... dần dần họ mất đi niềm tin và bị trầm cảm.

Trước đây nhiều người cứ nghĩ phải có phép thuật mới có thể bước qua được mảnh sành hay đống lửa. Nhưng hiện thực thì đó là điều bình thường, ai cũng có thể bước qua nếu biết đi đúng cách, đúng kỹ thuật.

"Một anh chồng thường hay bị vợ chửi rằng đồ bất tài, ám thị không chỉ tác động lên người bố mà con cái họ cũng phải chịu nỗi buồn tủi khi nghe những lời nói đó. Nhưng một lần người bố đó tham dự cuộc thi bước qua mảnh sành, anh được người con động viên rằng: "Con biết bố làm được mà". Chỉ cần một lời động viên của người con, người bố đã can đảm bước qua đống mảnh sành đó. Người con tự hào về bố mình, đến nỗi đi đến đâu cậu cũng khoe là bố mình là người giỏi giang, dũng cảm".


"Ở Việt Nam hình thức hát ru cho em bé mới sinh, đó cũng là biện pháp thôi miên ám thị có điều kiện. Những đứa bé sinh ra được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của cha mẹ và người thân sau này sẽ có điều kiện phát triển tốt cả về thể chất và trí lực. Một đứa trẻ dù bị ngã rất đau đớn, nhưng khi người lớn vỗ về, ra đánh vào vị trí chỗ bị ngã thì lập tức đứa trẻ quên hết đau đớn. Tuy nhiên, liệu pháp ám thị chỉ dùng trong thời gian tức thì, không thể chữa bệnh tận gốc".
 
×
Quay lại
Top