Ám ảnh những con ‘tàu ma’

_yul_

X = XI + I
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/5/2012
Bài viết
2.973
Những con “tàu ma”, ụ nổi triệu USD xuống cấp, cảng biển ngàn tỷ dang dở và vắng khách, khu kinh tế biển thiếu nhà đầu tư… đang là nỗi ám ảnh về kém hiệu quả, lãng phí trong đầu tư phát triển đã từng xảy ra.
Gần đây, hàng loạt những con tàu vận tải biển cỡ lớn một thời hoàng tráng một thời vì được đầu tư hàng chục triệu USD, có tên gọi rất kêu nay neo đậu vật vờ và trôi dạt trên các vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Nha Trang… Những con tàu lớn đáng lẽ đang dọc ngang trên biển để kinh doanh, vận tải hàng hóa thì nay đang ìm lìm và bất lực. Tài sản hàng chục, trăm triệu USD đang bị bỏ rơi và ngày càng xuống cấp.

Trong khi đó, người ta cũng giật mình với số phần hai con tàu chờ đầu được Tập đoàn Dầu khí đặt đóng trong nước qua nhiều năm mà vẫn không thể đưa vào sử dụng được. Đây là hai chiếc tàu chở dầu cỡ lớn được ưu tiền đặt đóng trong nước như để khẳng định một bước phát triển của công nghiệp đóng tàu Việt Nam. Sau khi đã chậm tiến độ nhiều năm thì một chiếc đã hạ thủy nhưng không sử dụng được phải nâng cấp, một chiếc chưa hoàn thành phải hoán cải thành khó chứa dầu nỏi. Và để đưa vào sử dụng lại phải tốn kém thêm hàng chục triệu USD nữa
20121111184339_tauma.jpg


Từ những con “tàu ma”, không thể không nhắc đến những ụ nổi có tuổi đời hàng chục năm được mua về Việt Nam với giá cả chục triệu USD nhưng không thể sử dụng và đang bị bỏ mặc trên các dòng sông, vùng biển trước sự tàn phá và xuống cấp. Cho đến nay, vẫn chưa có phương án xử lý nào đối với những ụ nổi này, dù biết rằng nếu có xử lý được sẽ phải chấp nhận tốn kém thêm rất nhiều.

Cùng với tàu và ụ nổi, hiện đang có hàng loạt cảng được đầu tư xây dựng nhưng không phát huy hiệu quả, hoặc làm dang dở rồi rút lui cung đang gây ra lãng phí lớn. Trong số này, cảng Cái Mép - Thị Vải đã đưa vào khai thác nhưng đang chịu thua lỗ nặng nề do vắng khách. Trong khi đó, cảng Vân Phong được xác định là một cửa ngõ vận tải quốc tế của Việt Nam giao cho Vinalines xây dựng sau nhiều năm khởi công nay bị bỏ dở vì không còn khả năng đầu tư tiếp. Sự lãng phí ở đây còn tăng lên nhiều khi nhiều cảng biển Việt Nam vẫn bị quá tài, xuất nhập khẩu hàng hóa gặp khó khăn do bị ùn ú tại các cảng đầu mối lớn như Hải Phòng, Sài Gòn.

Cũng không thể không nhắc đến hơn một chục khu kinh tế ven biển đã được thành lập trên cả nước. Cho đến nay, dù đã ghi nhận một con số vốn đăng ký đầu tư khá lớn nhưng trên thực tế đa số các khu kinh tế biển vẫn còn thưa vắng các nhà máy, dự án đi vào hoạt động. Thu hút đầu tư, hiệu quả kinh tế từ các khu kinh tế này vẫn chưa tương xứng kỳ vọng và số vốn rất lớn đổ ra để phát triển hạ tầng.

Phát triển kinh tế biển là một chiến lược đúng đắn và dài hạn để đưa Việt Nam thành một nước mạnh về kinh tế biển. Nhà nước đã dồn sức đầu tư cho khu vực kinh tế biển với những mũi nhọn đóng tàu, vận tải, cảng biển… Đã có những thành quả bước đầu cho thấy hiệu quả của hướng đi đúng đắn này. Tuy nhiên, trong quá trình đó cũng đã xuất hiện những vấn đề vốn đã được cảnh báo như đầu tư sàn trải, kém hiệu quả, lãng phí và tiêu cực.

Cho đến nay, sự xuất hiện của những con “tàu ma” xuống cấp, những ụ nổi hoang tàn, những cảng biển vắng khách… đã một lần nữa nhắc lại bài học cũ về quản lý đầu tư, nhất là trong việc thực hiện những chủ trương đầu tư lớn mà chúng ta đã từng vấp phải.

Phát triển kinh tế biển đòi hỏi đầu tư lớn, đây lại là lĩnh vực chúng ta không có nhiều kinh nghiệm nên ắt sẽ có những hạn chế. Điều đó cần phải được lường trước để thực thi một cách thận trọng và quản lý chặt chẽ mới mong mang lại hiệu quả cao nhất để chủ trương đầu tư lớn không trở thành sự đáng tiệc về những lãng phí, sai phạm.

Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, chúng ta đã trả giá đắt cho sự quản lý lỏng lẻo, đầu tư lãng phí của mình. Và những còn “tàu ma” trở thành một nổi ám ảnh khó quên.

Cho đến nay, những sai phạm trên đây đã được nhận diện và đang dần được khắc phục. Những hình ảnh “tàu ma” và ụ nổi… một lần nữa cảnh báo về việc quản lý và hiệu quả đầu tư như một bài học không bao giờ cũ. Tuy nhiên, như nhiều chuyên gia đã nói, không thể vì những vấn đề trên mà có nhìn nhận khác về đầu tư phát triển kinh tế biển. Kinh tế biển là một lợi thế cạnh tranh của nước ta và nó cần tiếp tục để đầu tư phát triển nhất là trên các mũi nhọn dịch vụ hàng hải, đóng tàu, cảng biển và dịch vụ hậu cần. Vấn đề là việc đầu tư cần được xác định đúng trong tâm, giám sát chặt chẽ, công khai và minh bạch để không còn lặp lại nỗi ám ảnh về những con tàu ma và ụ nổi như vừa qua.

Lê Khắc
 
×
Quay lại
Top Bottom