Môn này không khó lắm đâu em ạ. Theo như anh hiểu, thì muốn học tốt môn này cần chỉ cần em lắng nghe bài giảng của giáo viên, không được ngủ gật, có hứng thú và sự hưng phấn khi nghe giảng. Chỉ như vậy thôi.
Em có thể tham khảo:
Triết học Mác - Lênin ra đời từ nửa cuối thế kỷ XIX và phát triển cho đến ngày nay. Từ khi ra đời, triết học Mác - Lênin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học và trở thành thế giới quan, phương pháp luận của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn của con người.
1. Những điều kiện lịch sử của sự ra đời triết học Mác
Nhìn chung, có hai nguồn gốc ra đời của triết học là nguồn gốc tri thức và nguồn gốc xã hội. Đối với triết học Mác thì nguồn gốc ra đời biểu hiện thành các điều kiện sau:
a. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp.
- Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử.
Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và phong trào đấu tranh của họ đã tạo ra nguồn tư liệu quý báu về thực tiễn xã hội để Các Mác và Ph. Ăngghen khái quát xây dựng những quan điểm triết học.
b. Nguồn gốc lí luận và tiền đề khoa học tự nhiên
- Nguồn gốc lí luận
Để xây dựng học thuyết của mình ngang tầm với trí tuệ nhân loại, Các Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Triết học Đức với hai nhà triết học tiêu biểu Hêghen và Phoiơbắc là nguồn gốc trực tiếp của triết học Mác.
Vì vậy, khi tìm hiểu nguồn gốc lí luận của triết học Mác cần tìm hiểu không chỉ trong triết học Đức mà trong cả chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và kinh tế chính trị học Anh.
- Tiền đề khoa học tự nhiên
Giữa triết học với khoa học nói chung và khoa học tự nhiên nói riêng có mối quan hệ khăng khít. Sự phát triển của tư duy triết học phải dựa trên cơ sở tri thức do các khoa học cụ thể đem lại. Vì thế, mỗi khi trong khoa học có những phát minh mang tính chất vạch thời đại thì tạo ra sự thay đổi của triết học.
2. Quá trình hình thành và phát triển triết học Mác - Lênin
- Giai đoạn chuyển biến tư tưởng của Các Mác và Ph.Ăng ghen từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và cộng sản chủ nghĩa;
- Giai đoạn hình thành những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
- Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển lí luận triết học;
- Giai đoạn Lênin bảo vệ hoàn thiện và tiếp tục phát triển triết học Mác.
3. Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Các Mác và Ph.Ăngghen thực hiện
a. Thực chất
- Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử triết học Mác.
- Triết học Mác đã tạo ra được sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn. Lý luận xuất phát từ thực tiễn, chịu sự quyết định của thực tiễn; khi ra đời, lý luận định hướng hoạt động thực tiễn. Vì thế, so với các học thuyết triết học khác thì triết học Mác luôn luôn được bổ sung và hoàn thiện.
b. Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Các Mác và Ph.Ăngghen thực hiện
- Định ra được đường lối chiến lược và đề ra những biện pháp đấu tranh cải biến xã hội có hiệu quả.
- Sự kết hợp giữa lý luận triết học Mác với phong trào vô sản đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào từ trình độ tự phát lên tự giác.
- Triết học Mác còn là vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống lại hệ tư tưởng tư sản, chủ nghĩa xét lại, cơ hội và chủ nghĩa giáo điều, góp phần quan trọng tạo ra sự thống nhất của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.
- Triết học Mác ra đời đã trở thành thế giới quan khoa học và phương pháp luận chung định hướng sự phát triển của các khoa học và phương pháp luận chung định hướng sự phát triển của các khoa học. S
Như vậy, triết học Mác đã phân định rõ ranh giới giữa triết học với các khoa học khác và thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng, cũng như xác định rõ đối tượng nghiên cứu của triết học là tìm ra quy luật vận động, phát triển chung nhát của tự nhiên, xã hội và tư duy.