câu hỏi của skyngocsang mình có thể góp ý tý nha...cái này có liên quan đến giá trị sức lao động của người công nhân, vì giá trị sức lao động được biểu hiện bằng giá trị các tư liệu sinh hoạt người công nhân tiêu dùng, nếu tăng nsld trong sx tlsh sẽ làm hạ thấp giá trị tlsh từ đó hạ thấp giá trị sld ...từ đó suy ra tiền lương công nhân sẽ giảm....ok
Xin kiểm tra lại :
Nhà tư bản mua của người công nhân là mua cái gì ? Mua giá trị sử dụng của sức lao động hay mua giá trị sức lao động ?
Bạn xem thử điều này : Tăng năng suất lao động trong ngành sản xuất tư liệu sinh hoạt ------> giá trị tư liệu sinh hoạt sẽ giảm ----------> cùng mức lương như cũ thì người công nhân sẽ có điều kiện mua được nhiều tư liệu sinh hoạt hơn.
Và thưa bạn, nếu như bạn đúng ("nếu tăng nsld trong sx tlsh sẽ làm hạ thấp giá trị tlsh từ đó hạ thấp giá trị sld ...từ đó suy ra tiền lương công nhân sẽ giảm....ok"), thì :
+ Tăng nslđ trước tiên làm giảm giá trị TLSH, NHƯNG TỔNG SẢN PHẨM TƯ LIỆU SINH HOẠT KHÔNG GIẢM.
+ Vế : "nếu tăng nsld trong sx tlsh sẽ làm hạ thấp giá trị tlsh từ đó hạ thấp giá trị sld ", sau dấu ba chấm (...) là quá trình gì mà kết hợp thần diệu với đoạn từ : "từ đó suy ra" để hình thành kết quả : "Tiền lương công nhân sẽ giảm" ?
"Tiền lương công nhân" là cái được lĩnh sau, tức là sau khi nhà tư bản đã sử dụng xong giá trị sử dụng (kết hợp với máy móc, tư liệu lao động và nguyên vật liệu trong sản xuất) của lao động.
Ph.Ăng - ghen có nói rằng : Cái mà nhà tư bản sử dụng và thu được từ giá trị sử dụng và cái mà hắn trả cho người công nhân là hai đại lượng khác nhau (trước hết là về lượng)(tất nhiên như thế thì hắn mới chiếm giữ được giá trị thặng dư chứ, và giá trị thặng dư mới là vật chất để hắn có thể nắm lấy và so sánh )