9x nghiên cứu bảo tồn

cây măng to lớn

măng tre ngâm dấm
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/6/2013
Bài viết
205
Lựa chọn lối đi riêng, khi dành nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu bảo tồn động vật, Nguyễn Thị Thu Trang (sinh năm 1990) đã xuất sắc nhận được học bổng nghiên cứu sinh tại ĐH Cambridge, ở tuổi 23.

Chu du rừng núi


Trang lặn lội vào rừng để khảo sát thực địa về đêm

Khi còn bé, Thu Trang đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu các kiến thức về thế giới động vật hoang dã. Trang cho biết: “Mình đã rất hứng thú với các chương trình về động vật hoang dã. Tám tuổi, mình bắt đầu có ý thức muốn làm cái gì đó để bảo vệ động vật”.

Tình yêu động vật cứ dần lớn lên trong cô gái nhỏ. Trang kể: “Hồi ấy, tiếng Anh của mình rất hạn chế. Vậy nên, mình chỉ biết ra hiệu sách, tìm đọc những thông tin cơ bản về động vật, rồi cố gắng nhớ, ghi chép lại. Sau đó, mình bắt đầu tìm hiểu về những tổ chức phi Chính phủ làm về bảo tồn ở Việt Nam như: WWF (Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên), FFI (Tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế), TRAFFIC the wildlife trade monitoring network (Tổ chức phi Chính phủ giám sát về các hoạt động mua bán động vật hoang dã nhằm đảm bảo việc bảo tồn tự nhiên)… rồi xin vào thư viện của họ đọc thông tin”.

Khi chọn lựa con đường vào đời, Trang đã khiến cho những người xung quanh ngỡ ngàng vì giấc mơ chu du để nghiên cứu và góp sức vào việc bảo tồn động vật hoang dã: “Ngay cả là bây giờ, đây vẫn còn là một ngành học khá mới ở Việt Nam. Bố mẹ, dĩ nhiên là không hài lòng vì không muốn con gái mình theo ngành “nay đây mai đó″, có khi phải vào rừng mấy tháng liền… Những người khác còn bảo mình là một đứa “tưng tưng”. Nhưng thầy chủ nhiệm lớp chuyên Sinh, trường THPT Hà Nội – Amsterdam (2004 – 2007) của mình nói: “Trang không phải học sinh giỏi nhất lớp nhưng có một cái mà không phải học sinh nào cũng có được, đó là niềm say mê khoa học”. Điều đó thực sự khiến mình vững tin và cố gắng hơn để theo đuổi ước mơ của mình”.

Dấu ấn Madagascar

Trang đã tham gia và tự mình thực hiện nhiều dự án bảo tồn động vật. Khi được hỏi về dự án hài lòng nhất, Trang cho biết dự án được thực hiện tại Madagascar: “Tính đến hiện tại, dự án tại Madagascar là dự án lớn nhất mình đã hoàn thành. Mình làm về loài Eulemur collaris (một loài vượn cáo) ở phía Đông Nam của Madagascar. Số lượng loài này ở mảng rừng thưa còn sót lại, trước khi mình thực hiện dự án thì chưa được biết đến. Sau khi hoàn thành, mình phát hiện ra số lượng nó ít hơn rất nhiều so với những gì mọi người vẫn nghĩ. Có 2 mảng rừng lớn mà loài này hoàn toàn không còn tồn tại. Số liệu này sau đó được thống kê qua cuộc gặp mặt của các chuyên gia về Lemur của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên thế giới. Nhờ thế, loài này từ mức “VU” (sẽ nguy cấp) đã được đẩy lên mức “EN” (đang nguy cấp)”.

Khi ở Madagascar, Trang còn làm một chương trình thi vẽ tranh cho trẻ em với nội dung cổ động bảo vệ môi trường rừng và loài lemur. Hiện nay, chương trình vẽ tranh này đã trở thành hoạt động thường niên ở làng Sainte Luce.

Dự án chỉ được thực hiện trong 3 tháng nhưng cô bạn đã học được rất nhiều, không phải chỉ những điều liên quan đến bảo tồn, nghiên cứu, mà còn giúp cô trưởng thành và tin tưởng hơn trên con đường nghiên cứu. Đây cũng là đề án giúp Trang tốt nghiệp Thạc sĩ tại trường ĐH Oxford Brookes.

Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ, Trang nhận được học bổng nghiên cứu sinh tại ĐH Cambridge. Học bổng này mở ra trước mắt Trang những chân trời mới về việc bảo tồn động vật. Hiện tại, cô bạn đang bắt tay vào dự án nghiên cứu loài báo gấm, tại Kontum, kéo dài một năm.

Không dừng lại ở việc sử dụng Facebook cá nhân để tuyên truyền cho hoạt động bảo vệ động vật, Trang còn lập hẳn một “fanpage” có tên Tôi yêu động vật, thu hút trên 33.500 thành viên, với mong muốn truyền tải những thông tin về việc bảo tồn động vật đến với nhiều người, nhất là giới trẻ. Trang chia sẻ: “Hồi còn học phổ thông, mình muốn đọc thông tin về các loài động vật nhưng rất khó tìm, giờ thì dễ dàng hơn nhiều rồi nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo. Vì vậy, mình lập trang Tình yêu động vật để cung cấp thông tin khoa học đến cho những bạn nào có nhu cầu cầu tìm hiểu”.

Theo SVVN
 
×
Quay lại
Top Bottom