- Tham gia
- 5/4/2011
- Bài viết
- 835
(Dân trí) - Làm chủ đồng nghĩa với việc kiểm soát tốt tốc độ phát triển, cân bằng hiệu quả giữa sự nghiệp và gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách hoàn thành tốt nhiệm vụ này. 10 bước dưới đây sẽ giúp bạn làm điều đó!
Làm chủ đồng nghĩa với việc kiểm soát tốt tốc độ phát triển, cân bằng hiệu quả giữa sự nghiệp và gia đình
1. Khám phá nghề nghiệp
Khám phá công việc bằng cách tự đặt những câu hỏi như: bạn đang làm ở vị trí nào? Liệu bạn có yêu và đam mê công việc hiện tại? Công việc mang đến cho bạn những ích lợi gì? Mức lương bạn thu được có làm bạn hài lòng hay không?... Nếu câu trả lời của bạn là có, nghĩa là bước đầu bạn đã thành công. Khi bạn nhận thấy công việc và bạn là một cặp bài trùng, bạn hợp “rơ” với nó bạn sẽ có động lực để phát triển những bước tiếp theo.
2. Đề cao các kỹ năng trong công việc
Vận dụng các kỹ năng mềm, ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết công việc là điều cần thiết. Theo chuyên gia nghề nghiệp Alex: “Nếu như bạn nhận ra rằng bạn và công việc là một cặp, hãy làm nó gắn kết nhiều hơn bằng cách tham gia các khóa đào tạo kỹ năng, tôi luyện những tố chất cần thiết và học cách làm sao kiểm soát sự nghiệp”.
3. Đáp ứng yêu cầu của sếp
Thay vì tiêu tốn thời gian ngồi tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, hãy khám phá những điểm cộng về kỹ năng mà sếp mong đợi. Làm vừa lòng sếp, đạt được những yêu cầu về công việc mà sếp đề ra là cách làm của những nhân viên thông minh.
4. Xác định mục tiêu phát triển
Lên kế hoạch chi tiết cho những mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong tương lai và liệt kê một cách rõ ràng, chi tiết. “Mục tiêu của bạn bao gồm cải thiện hiệu xuất công việc hiện tại, những chiêu thăng tiến cộng thêm những dự định phát triển công việc trong tương lai. Khi bạn xác định rõ những mục tiêu muốn đạt được, bạn sẽ biết mình cần làm gì và luôn chủ động trong mọi bước đi”, Alex chia sẻ.
5. Thiết lập kế hoạch hành động, suy nghĩ
Đây được xem là bước quan trọng để có thể làm chủ sự nghiệp bản thân. Sau khi đã xác định rõ mục tiêu phát triển, bạn cần thiết lập một kế hoạch với những chiến lược cụ thể, rõ ràng trong suy nghĩ và hành động. Bên cạnh việc đề ra những “chiêu” độc, bạn cũng cần thiết lập cho mình một khoảng thời gian nhất định để theo dõi thành tựu đã được và có những thay đổi sao cho phù hợp.
6. Làm việc có tổ chức
Kỷ luật tổ chức luôn đóng vai trò quan trọng quyết định thành công của một người. Chính vì vậy, việc tổ chức công việc một cách logic là điều vô cùng cần thiết. Hãy bắt đầu bằng việc sắp xếp nơi làm việc một cách ngăn nắp, gọn gàng. Những tài liệu cần thiết nên được đặt ở những nơi thuận tiện, tránh tình trạng “chôn” tài liệu trong mớ giấy lộn.
7. Phân tích ngày công việc
Phân tích ngày công việc là cách làm hiệu quả nhất để quản lý thời gian và theo dõi thành tích bản thân. Mỗi ngày đến công sở, bạn hãy tạo dựng cho mình một danh sách những việc cần làm trước khi rời khỏi văn phòng để “tác chiến”. Ngoài ra, tư duy những việc sẽ làm cho ngày hôm sau cũng là cách giúp bạn nắm bắt, xác định và chủ động hơn trong công việc.
8. Thúc đẩy các mối quan hệ
Giữ thái độ hòa đồng với đồng nghiệp và tôn trọng với sếp rất có lợi cho con đường sự nghiệp của bạn. Cũng theo Alex: “Khi bạn quan hệ tốt với mọi người, bạn sẽ nhận được nhiều hơn những gì bạn nghĩ. Nhưng, để các mối quan hệ trở nên gắn kết hơn, khăng khít hơn hãy nhớ ngày sinh nhật hoặc những ngày quan trọng của đồng nghiệp, của sếp để họ biết rằng bạn không chỉ là người có năng lực vượt trội mà còn là một người sống sâu sắc và vô cùng chu đáo”.
9. Theo dõi thông qua thành tích đạt được
Kiểm soát công việc bằng cách theo dõi những thành tích đã đạt được. Điều này giúp bạn nhận ra bạn đang đứng ở đâu trên con đường sự nghiệp của mình và biết cách điều chỉnh sao cho phù hợp.
Thảo My
Theo Jobsearch
dantri.com.vn
Làm chủ đồng nghĩa với việc kiểm soát tốt tốc độ phát triển, cân bằng hiệu quả giữa sự nghiệp và gia đình
1. Khám phá nghề nghiệp
Khám phá công việc bằng cách tự đặt những câu hỏi như: bạn đang làm ở vị trí nào? Liệu bạn có yêu và đam mê công việc hiện tại? Công việc mang đến cho bạn những ích lợi gì? Mức lương bạn thu được có làm bạn hài lòng hay không?... Nếu câu trả lời của bạn là có, nghĩa là bước đầu bạn đã thành công. Khi bạn nhận thấy công việc và bạn là một cặp bài trùng, bạn hợp “rơ” với nó bạn sẽ có động lực để phát triển những bước tiếp theo.
2. Đề cao các kỹ năng trong công việc
Vận dụng các kỹ năng mềm, ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết công việc là điều cần thiết. Theo chuyên gia nghề nghiệp Alex: “Nếu như bạn nhận ra rằng bạn và công việc là một cặp, hãy làm nó gắn kết nhiều hơn bằng cách tham gia các khóa đào tạo kỹ năng, tôi luyện những tố chất cần thiết và học cách làm sao kiểm soát sự nghiệp”.
3. Đáp ứng yêu cầu của sếp
Thay vì tiêu tốn thời gian ngồi tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, hãy khám phá những điểm cộng về kỹ năng mà sếp mong đợi. Làm vừa lòng sếp, đạt được những yêu cầu về công việc mà sếp đề ra là cách làm của những nhân viên thông minh.
4. Xác định mục tiêu phát triển
Lên kế hoạch chi tiết cho những mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong tương lai và liệt kê một cách rõ ràng, chi tiết. “Mục tiêu của bạn bao gồm cải thiện hiệu xuất công việc hiện tại, những chiêu thăng tiến cộng thêm những dự định phát triển công việc trong tương lai. Khi bạn xác định rõ những mục tiêu muốn đạt được, bạn sẽ biết mình cần làm gì và luôn chủ động trong mọi bước đi”, Alex chia sẻ.
5. Thiết lập kế hoạch hành động, suy nghĩ
Đây được xem là bước quan trọng để có thể làm chủ sự nghiệp bản thân. Sau khi đã xác định rõ mục tiêu phát triển, bạn cần thiết lập một kế hoạch với những chiến lược cụ thể, rõ ràng trong suy nghĩ và hành động. Bên cạnh việc đề ra những “chiêu” độc, bạn cũng cần thiết lập cho mình một khoảng thời gian nhất định để theo dõi thành tựu đã được và có những thay đổi sao cho phù hợp.
6. Làm việc có tổ chức
Kỷ luật tổ chức luôn đóng vai trò quan trọng quyết định thành công của một người. Chính vì vậy, việc tổ chức công việc một cách logic là điều vô cùng cần thiết. Hãy bắt đầu bằng việc sắp xếp nơi làm việc một cách ngăn nắp, gọn gàng. Những tài liệu cần thiết nên được đặt ở những nơi thuận tiện, tránh tình trạng “chôn” tài liệu trong mớ giấy lộn.
7. Phân tích ngày công việc
Phân tích ngày công việc là cách làm hiệu quả nhất để quản lý thời gian và theo dõi thành tích bản thân. Mỗi ngày đến công sở, bạn hãy tạo dựng cho mình một danh sách những việc cần làm trước khi rời khỏi văn phòng để “tác chiến”. Ngoài ra, tư duy những việc sẽ làm cho ngày hôm sau cũng là cách giúp bạn nắm bắt, xác định và chủ động hơn trong công việc.
8. Thúc đẩy các mối quan hệ
Giữ thái độ hòa đồng với đồng nghiệp và tôn trọng với sếp rất có lợi cho con đường sự nghiệp của bạn. Cũng theo Alex: “Khi bạn quan hệ tốt với mọi người, bạn sẽ nhận được nhiều hơn những gì bạn nghĩ. Nhưng, để các mối quan hệ trở nên gắn kết hơn, khăng khít hơn hãy nhớ ngày sinh nhật hoặc những ngày quan trọng của đồng nghiệp, của sếp để họ biết rằng bạn không chỉ là người có năng lực vượt trội mà còn là một người sống sâu sắc và vô cùng chu đáo”.
9. Theo dõi thông qua thành tích đạt được
Kiểm soát công việc bằng cách theo dõi những thành tích đã đạt được. Điều này giúp bạn nhận ra bạn đang đứng ở đâu trên con đường sự nghiệp của mình và biết cách điều chỉnh sao cho phù hợp.
Thảo My
Theo Jobsearch
dantri.com.vn
Hiệu chỉnh bởi quản lý: