- Tham gia
- 20/7/2015
- Bài viết
- 1.309
Một số bí kíp luyện thi IELTS, cực kì hữu ích với những ai đang có cái nhìn chưa mấy tươi sáng với kì thi sắp tới của mình.
1. Đầu tiên, hãy thi trượt kì thi IELTS đi!
Một cách tuyệt vời để bắt đầu học cho kì thi IELTS của bạn, đó là đi thi thử. Dựa vào kết quả thi thử, bạn sẽ nhận thấy những điểm yếu đang tồn tại của bạn, từ đó mà bạn hãy tập trung nhiều hơn vào những phần đó. Cách này có hiệu quả vô cùng luôn!
2. Luyện từ vựng và phát âm
Một cách hiệu quả để nghe trôi chảy, học từ vựng nhanh và luyện phát âm chuẩn, đó là nghe đài kênh BBC (hoặc các kênh tin tức thời sự), cố gắng nhắc lại những gì bạn nghe được, từng chút từng chút một. Cách này không những miễn phí, mà lại rất hữu hiệu, ai cũng có thể làm được.
3. Người chấm thi cũng muốn cho bạn đỗ
Hãy nghĩ rằng đây là cơ hội của bạn, đừng lo lắng mà hãy thể hiện hết khả năng của mình. Giáo viên chấm thi IELTS cho bạn cũng muốn bạn được thành công. Hãy vào phòng thi với tâm thế tự tin như thế, nó sẽ có ích cho bạn hơn nhiều so với suy nghĩ: "Làm thế nào bây giờ?" hay "Mình không thể nói tốt được."
4. Trí nhớ dài hạn sẽ có ích cho phần thi nói
Hãy sử dụng trí nhớ dài hạn của bạn cho những nội dung của phần thi nói, tránh nói về những tình huống giả định. Nếu chỉ nói theo kiểu giả định (không có thật), bạn sẽ phải tự vẽ ra các tình tiết, dịch nó sang tiếng Anh rồi mới nói thành lời. Quá phức tạp, phải không? Vì thế, hãy dựa vào những sự kiện có tồn tại trong trí nhớ của bạn để nói.
5. Hãy nói dối (nếu cần thiết)
Trong phần thi nói, ở phần 1, hãy cố gắng luyện tập cho những câu hỏi ở phần này và nghĩ ra những câu trả lời thú vị một chút, nghĩa là bạn có thể thêm thắt một vài điều để làm câu trả lời của bạn thú vị hơn, có nhiều điều để nói hơn. Ở phần 2, đừng để bị lan man quá. Tương tự, ở phần 3, nếu thực sự cần thiết, bạn có thể nói dối. (đừng quá đà và cuối cùng không nhớ được mình đang ở đâu là được)
6. Học bằng tai
Kinh nghiệm cho rằng bạn nên học bằng tai, và sống trong môi trường toàn tiếng Anh. Lắng nghe bản nhạc bạn yêu thích, bản tin bóng đá, bản tin công nghệ, bất kể thứ gì đều được. Đây là phương pháp "nghe ngấm", bạn sẽ ngấm tiếng Anh một cách tự nhiên, phản xạ ngôn ngữ của bạn cũng sẽ tốt lên nhiều.
7. Giáo viên đã chán ngấy những bài văn theo công thức
Khi viết luận, hãy trung thành với ý kiến của cá nhân bạn, hãy cố gắng theo đuổi nó và diễn giải nó một cách thuyết phục theo một cách hàn lâm nhất. Điều này làm ý kiến của bạn dễ theo đuổi, dễ lên kế hoạch và hạn chế phải lật lại vấn đề theo một hướng khác.
8. Cấu trúc bài luận IELST
Mỗi câu trong bài luận đều có chức năng riêng của nó: topic sentence - nêu chủ đề bài viết, thesis sentence - nêu ý kiến, quan điểm của bạn. Nắm vững chức năng của mỗi câu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc viết luận, bài luận của bạn cũng rõ ràng và chặt chẽ về bố cục hơn.
9. Cải thiện đồng thời kĩ năng nghe, vốn từ và ngữ pháp
Một cách học rất hay mang tên Dictogloss: giáo viên đọc to bài văn mẫu nhiều lần. Lần đầu, bạn sẽ phải nắm bắt được ý tưởng của bài văn. Lần thứ hai, bạn chép lại những ngôn từ được sử dụng trong bài. Cuối cùng, bạn sẽ viết lại bài văn đó dựa trên những ghi chép của chính bạn. Bằng cách này, bạn luyện tập đồng thời các chức năng ngôn ngữ khác nhau, rất hiệu quả phải không?
1. Đầu tiên, hãy thi trượt kì thi IELTS đi!
Một cách tuyệt vời để bắt đầu học cho kì thi IELTS của bạn, đó là đi thi thử. Dựa vào kết quả thi thử, bạn sẽ nhận thấy những điểm yếu đang tồn tại của bạn, từ đó mà bạn hãy tập trung nhiều hơn vào những phần đó. Cách này có hiệu quả vô cùng luôn!
2. Luyện từ vựng và phát âm
Một cách hiệu quả để nghe trôi chảy, học từ vựng nhanh và luyện phát âm chuẩn, đó là nghe đài kênh BBC (hoặc các kênh tin tức thời sự), cố gắng nhắc lại những gì bạn nghe được, từng chút từng chút một. Cách này không những miễn phí, mà lại rất hữu hiệu, ai cũng có thể làm được.
3. Người chấm thi cũng muốn cho bạn đỗ
Hãy nghĩ rằng đây là cơ hội của bạn, đừng lo lắng mà hãy thể hiện hết khả năng của mình. Giáo viên chấm thi IELTS cho bạn cũng muốn bạn được thành công. Hãy vào phòng thi với tâm thế tự tin như thế, nó sẽ có ích cho bạn hơn nhiều so với suy nghĩ: "Làm thế nào bây giờ?" hay "Mình không thể nói tốt được."
4. Trí nhớ dài hạn sẽ có ích cho phần thi nói
Hãy sử dụng trí nhớ dài hạn của bạn cho những nội dung của phần thi nói, tránh nói về những tình huống giả định. Nếu chỉ nói theo kiểu giả định (không có thật), bạn sẽ phải tự vẽ ra các tình tiết, dịch nó sang tiếng Anh rồi mới nói thành lời. Quá phức tạp, phải không? Vì thế, hãy dựa vào những sự kiện có tồn tại trong trí nhớ của bạn để nói.
5. Hãy nói dối (nếu cần thiết)
Trong phần thi nói, ở phần 1, hãy cố gắng luyện tập cho những câu hỏi ở phần này và nghĩ ra những câu trả lời thú vị một chút, nghĩa là bạn có thể thêm thắt một vài điều để làm câu trả lời của bạn thú vị hơn, có nhiều điều để nói hơn. Ở phần 2, đừng để bị lan man quá. Tương tự, ở phần 3, nếu thực sự cần thiết, bạn có thể nói dối. (đừng quá đà và cuối cùng không nhớ được mình đang ở đâu là được)
6. Học bằng tai
Kinh nghiệm cho rằng bạn nên học bằng tai, và sống trong môi trường toàn tiếng Anh. Lắng nghe bản nhạc bạn yêu thích, bản tin bóng đá, bản tin công nghệ, bất kể thứ gì đều được. Đây là phương pháp "nghe ngấm", bạn sẽ ngấm tiếng Anh một cách tự nhiên, phản xạ ngôn ngữ của bạn cũng sẽ tốt lên nhiều.
7. Giáo viên đã chán ngấy những bài văn theo công thức
Khi viết luận, hãy trung thành với ý kiến của cá nhân bạn, hãy cố gắng theo đuổi nó và diễn giải nó một cách thuyết phục theo một cách hàn lâm nhất. Điều này làm ý kiến của bạn dễ theo đuổi, dễ lên kế hoạch và hạn chế phải lật lại vấn đề theo một hướng khác.
8. Cấu trúc bài luận IELST
Mỗi câu trong bài luận đều có chức năng riêng của nó: topic sentence - nêu chủ đề bài viết, thesis sentence - nêu ý kiến, quan điểm của bạn. Nắm vững chức năng của mỗi câu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc viết luận, bài luận của bạn cũng rõ ràng và chặt chẽ về bố cục hơn.
9. Cải thiện đồng thời kĩ năng nghe, vốn từ và ngữ pháp
Một cách học rất hay mang tên Dictogloss: giáo viên đọc to bài văn mẫu nhiều lần. Lần đầu, bạn sẽ phải nắm bắt được ý tưởng của bài văn. Lần thứ hai, bạn chép lại những ngôn từ được sử dụng trong bài. Cuối cùng, bạn sẽ viết lại bài văn đó dựa trên những ghi chép của chính bạn. Bằng cách này, bạn luyện tập đồng thời các chức năng ngôn ngữ khác nhau, rất hiệu quả phải không?
Nguồn: vietucschool.edu.vn