- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
(DNOL) - Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, 8 nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển nhiều nhân lực tại TP năm 2009:
Marketing: Số chỗ làm dự kiến dành cho khoảng trên 30.000 lao động với đa ngành nghề và nhiều cấp trình độ từ ĐH đến sơ cấp nghề, chủ yếu làm trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Nghề này đòi hỏi cao về sự nhanh nhẹn, sáng tạo và thực tiễn trong hoạt động tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm; cùng với khả năng khai thác thị trường còn phải tìm hiểu sâu về sản xuất, kinh doanh, tâm lý giao tiếp, kiến thức xã hội và sức bền trong công việc, quan hệ...
Tư vấn: Số lượng chỗ làm dự kiến khoảng trên 10.000 lao động thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, pháp luật, giáo dục – việc làm, y tế cộng đồng, dịch vụ nông – lâm – ngư nghiệp. Nghề này có xu hướng phát triển nhanh do nhu cầu xã hội công nghiệp và phát triển đô thị.
Quản lý kinh tế - nhân sự - hành chính: Dự kiến có khoảng 18.000 – 20.000 chỗ làm việc. Lĩnh vực này yêu cầu nhân sự phải có kỹ năng xây dựng chiến lược, dự báo các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật, nguồn nhân lực và am hiểu về hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế.
Giáo viên: Số lượng chỗ làm dự kiến trên 10.000 người, chưa kể nhu cầu tại các tỉnh, thành khác. Đây là ngành có nhu cầu tuyển dụng mức độ cao và có những chính sách ưu đãi đối với giáo viên giỏi ở tất cả các cấp đào tạo văn hóa và dạy nghề.
Công nghệ thông tin: Mặc dù nhiều xu hướng nhận định ngành này năm 2009 mức độ thu hút không nhiều, nhưng vẫn cần khoảng từ 10.000 – 12.000 chuyên viên về lập trình, phân tích hệ thống, bảo mật thông tin, quản lý mạng.
Kỹ thuật điện – điện tử - điện lạnh - hóa chất: Nhu cầu tuyển dự kiến trên 20.000 người với số lượng lớn là kỹ sư, kỹ thuật viên.
Công nhân kỹ thuật lành nghề: Nhu cầu chỗ làm vẫn tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trong thị trường lao động, dự kiến trên 30.000 người, trong những lĩnh vực: giao thông vận tải, viễn thông, xây dựng, công nghiệp, gia công chế biến lương thực thực phẩm, nông – lâm – hải sản và dệt – da - may.
Dịch vụ và phục vụ: Nhu cầu tuyển khoảng trên 50.000 – 70.000 người, tập trung vào các lĩnh vực bảo trì, sửa chữa thiết bị công nghiệp, điện, sản phẩm gia dụng và phục vụ nhu cầu ăn uống, giải trí, thẩm mỹ, dịch vụ nhà – xưởng – gia đình, dịch vụ chăm sóc khách hàng, môi giới mua - bán, tiêu thụ sản phẩm.
(TNO)
Marketing: Số chỗ làm dự kiến dành cho khoảng trên 30.000 lao động với đa ngành nghề và nhiều cấp trình độ từ ĐH đến sơ cấp nghề, chủ yếu làm trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Nghề này đòi hỏi cao về sự nhanh nhẹn, sáng tạo và thực tiễn trong hoạt động tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm; cùng với khả năng khai thác thị trường còn phải tìm hiểu sâu về sản xuất, kinh doanh, tâm lý giao tiếp, kiến thức xã hội và sức bền trong công việc, quan hệ...
Tư vấn: Số lượng chỗ làm dự kiến khoảng trên 10.000 lao động thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, pháp luật, giáo dục – việc làm, y tế cộng đồng, dịch vụ nông – lâm – ngư nghiệp. Nghề này có xu hướng phát triển nhanh do nhu cầu xã hội công nghiệp và phát triển đô thị.
Quản lý kinh tế - nhân sự - hành chính: Dự kiến có khoảng 18.000 – 20.000 chỗ làm việc. Lĩnh vực này yêu cầu nhân sự phải có kỹ năng xây dựng chiến lược, dự báo các thay đổi về công nghệ, kỹ thuật, nguồn nhân lực và am hiểu về hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế.
Giáo viên: Số lượng chỗ làm dự kiến trên 10.000 người, chưa kể nhu cầu tại các tỉnh, thành khác. Đây là ngành có nhu cầu tuyển dụng mức độ cao và có những chính sách ưu đãi đối với giáo viên giỏi ở tất cả các cấp đào tạo văn hóa và dạy nghề.
Công nghệ thông tin: Mặc dù nhiều xu hướng nhận định ngành này năm 2009 mức độ thu hút không nhiều, nhưng vẫn cần khoảng từ 10.000 – 12.000 chuyên viên về lập trình, phân tích hệ thống, bảo mật thông tin, quản lý mạng.
Kỹ thuật điện – điện tử - điện lạnh - hóa chất: Nhu cầu tuyển dự kiến trên 20.000 người với số lượng lớn là kỹ sư, kỹ thuật viên.
Công nhân kỹ thuật lành nghề: Nhu cầu chỗ làm vẫn tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trong thị trường lao động, dự kiến trên 30.000 người, trong những lĩnh vực: giao thông vận tải, viễn thông, xây dựng, công nghiệp, gia công chế biến lương thực thực phẩm, nông – lâm – hải sản và dệt – da - may.
Dịch vụ và phục vụ: Nhu cầu tuyển khoảng trên 50.000 – 70.000 người, tập trung vào các lĩnh vực bảo trì, sửa chữa thiết bị công nghiệp, điện, sản phẩm gia dụng và phục vụ nhu cầu ăn uống, giải trí, thẩm mỹ, dịch vụ nhà – xưởng – gia đình, dịch vụ chăm sóc khách hàng, môi giới mua - bán, tiêu thụ sản phẩm.
(TNO)