Nhân Sâm Khánh Ngân
Thành viên
- Tham gia
- 25/8/2016
- Bài viết
- 0
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật được nhiều mẹ bỉm sữa Việt ưa chuộng vì chúng không chỉ giàu dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa mà con giúp bé hình thành tính tự lập tốt ngay từ nhỏ.
1/ THỰC ĐƠN ĂN DẶM KIỂU NHẬT CẦN TUÂN THỦ CÁC NGUYÊN TÁC BẤT DI BẤT DỊCH.
Không gây nhàm chán, tăng kỹ năng nhai, nuốt cho bé. Đồng thời cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Để làm được điều này, đòi hỏi khi xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ cần tuân thủ, đồng thời thay đổi cho phù hợp một số nguyên tắc quan trọng như:
Thời gian ăn dặm
Quy trình xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật thường bắt đầu từ khi bé được 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi áp dụng, mẹ cần chú ý. Chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé có các dấu hiệu như nhìn chăm chăm người khác ăn, thích đồ ăn, có thể tự ngồi mà không cần người hỗ trợ… Thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất là từ 5.5-6 tháng tuổi, mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.
Tỷ lệ nước nấu cháo
Cháo là món sẽ theo bé từ tháng đầu tiên đến lúc 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, mỗi thời điểm tỷ lệ nước nấu cháo sẽ khác nhau, điều này giúp hình thành thói quen nhai, nuốt tốt hơn cho bé.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của bé nên đi từ loãng đến đặc
Không nêm gia vị vào thức ăn dặm cho bé thời gian đầu
Điều này không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp bé cảm nhận được hương vị vốn có của nguyên liệu, giảm nguy cơ mắc các bệnh. Do đó, các ông bố bà mẹ Việt cần tránh “lỡ tay” vì thói quen nêm gia vị hằng ngày trong thức ăn của mình.
Chỉ từ tháng thứ 9 trở đi, khi bé bắt đầu biết nhai thì bố mẹ có thể nêm thêm gia vị vào thức ăn của bé.
Thực đơn ăn dặm của bé luôn đủ 3 nhóm chất: tinh bột – đạm – chất xơ (vitamin)
Ngoài trừ 1-2 tuần đầu mới tập làm quen với chế độ ăn dặm, bé chỉ ăn cháo với bú sữa. Sau đó mẹ bắt đầu lên thực đơn ăn dặm cho bé, trong đó kiểu ăn dặm của Nhật không thể thiếu 3 nhóm chất sau trong mỗi bữa ăn của trẻ.
Bé ăn 2 bữa/ngày
Với chế độ ăn truyền thống, mẹ thường chia nhỏ bữa ăn cho bé từ 5-6 bữa/ngày. Tuy nhiên, với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, thời gian đầu mẹ sẽ cho bé làm quen với thức ăn dặm 1 bữa/ngày kết hợp dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau 1-2 tuần làm quen, mẹ sẽ nâng lên số bữa là 2 (sáng gần trưa và chiều tối) với lượng từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Với cách làm này bé vừa dễ làm quen, vừa không thấy xa lạ dẫn đến biếng ăn.
Ăn đúng giờ
Chế độ ăn dặm kiểu Nhật sẽ áp dụng cho bé ăn trong 2 khung giờ là 10h sáng và trước 7h tối. Điều này vừa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, đồng thời tạo cho bé thói quen ăn uống khoa học sau này.
Bên cạnh đó, thói quen cho bé ăn dặm của người Nhật luôn hướng cho bé tự lập, tự dùng muỗng (dù thức ăn có đổ, rơt rớt ra ngoài..). Khi bé ngồi được, nên cho bé ăn chung với gia đình, ít nhất là cùng giờ, để bé cảm nhận được giá trị của bữa ăn, đồng thời tạo sự thích thú.
Không ép bé ăn
Khi mới tập ăn dặm, một số bé sẽ thấy khá khó chịu, thậm chí là không chịu ăn, ăn được vài bữa là bỏ. Lúc này, các mẹ không nên ép bé ăn, thay vào đó sẽ đợi vài bữa với món mới để nhiều màu sắc hơn để thu hút bé.
Sau này bé đã quen, khi đổi món mới, mẹ cần áp dụng thử trong 3-4 ngày để tránh tình trạng bé bỏ ăn vì ghét món lạ.
>> THAM KHẢO : Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi tăng cân chóng lớn
2/ GỢI Ý MỘT SỐ THỰC ĐƠN ĂN DẶM KIỂU NHẬT CHO BÉ TỪ 6-18 THÁNG TUỔI
Tùy vào số tuổi mà thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé cũng sẽ khác nhau về liều lượng và cách thức chế biến. Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, mẹ có thể tham khảo thực đơn sau:
Từ 1-2 tuần đầu cho bé ăn dặm
Cho bé bú sữa mẹ kết hợp dùng cháo loãng (tỷ lệ 1 gạo:10 nước) với liều lượng từ nhỏ đến lớn. Song song đó có thể thêm ít nước dùng rau củ, thịt… để bé dần làm quen.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5-6 tháng tuổi
Lúc này mẹ cũng dùng thức ăn loãng, từ cháo, thêm ít rau củ quả nấu chín nghiền nhuyễn pha loãng với nước luộc rau hoặc nước luộc thịt. Đồng thời, đừng quên vẫn duy trì thói quen cho bé bú theo nhu cầu.
Ví dụ như cháo bí đỏ/cà rốt
Nguyên liệu:
Khi bé ăn quen, mẹ có thể biến tấu với các món như cháo bánh mỳ sữa chua, súp khoai tây, cháo cá…
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 7-8 tháng tuổi
Lúc này, nhiều bé đã có thể nuốt thức ăn thành thục, ăn được thức ăn thô hơn. Do đó, mẹ chỉ cần nấu chín, nghiền sơ để bé có thể dễ dàng nghiền nát thức ăn bằng lưỡi và nướu (lúc này vẫn duy trì cho bé bú giảm dần).
Mẹ có thể tham khảo một số món như:
Thời điểm này, nhiều bé đã biết nhai, dùng lưỡi đè nát thức ăn. Do đó, mẹ nên hầm chín thức ăn rồi cắt theo miếng nhỏ để bé tự nhai. Đồng thời lúc này, mẹ có thể nêm nếm thêm ít gia vị trong thức ăn của con.
Một số món mẹ có thể tham khảo như: Cháo thịt gà sốt cà chua, Cháo bông cải nấu cá, Bún thịt bò rau cải, súp gà nấm cà rốt…
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 12-18 tháng tuổi
Lúc này, bé đã mọc răng và có thể nhai, nuốt thức ăn dễ dàng. Do đó, thức ăn cũng không cần nấu quá mềm như trước. Mẹ nên tập cho bé tự ăn và giữ quy tắc ăn đúng giờ. Lúc này cơm nát là thức ăn mẹ nên cho bé sử dụng để tập quen dần.
Một số món mẹ có thể tham khảo như: Cơm nát trứng chiên nấm rơm, Cơm nát canh rau củ thịt gà, Bánh mì Sandwich chiên trứng…
Thực đơn ăn dặm cho bé kiểu Nhật không quá khó tuy nhiên đòi hỏi các mẹ dành nhiều thời gian hơn so với cách ăn dặm truyền thống. Nếu thấy khó khăn, mẹ có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ như dùng thìa định lượng thức ăn, trữ đông nước dùng, trữ đông cháo nguội…
Điều quan trọng nhất trong chế độ ăn dặm của người Nhật vẫn là đi từ từ từng bước một, giữ cho bé tâm lý tốt, không nên làm bé sợ.
>> THAM KHẢO : 100 ++ THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ ĐẦY ĐỦ CHẤT DINH DƯỠNG
1/ THỰC ĐƠN ĂN DẶM KIỂU NHẬT CẦN TUÂN THỦ CÁC NGUYÊN TÁC BẤT DI BẤT DỊCH.
Không gây nhàm chán, tăng kỹ năng nhai, nuốt cho bé. Đồng thời cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Để làm được điều này, đòi hỏi khi xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ cần tuân thủ, đồng thời thay đổi cho phù hợp một số nguyên tắc quan trọng như:
Thời gian ăn dặm
Quy trình xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật thường bắt đầu từ khi bé được 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, khi áp dụng, mẹ cần chú ý. Chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé có các dấu hiệu như nhìn chăm chăm người khác ăn, thích đồ ăn, có thể tự ngồi mà không cần người hỗ trợ… Thời điểm cho bé ăn dặm tốt nhất là từ 5.5-6 tháng tuổi, mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn, sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non yếu của trẻ.
Tỷ lệ nước nấu cháo
Cháo là món sẽ theo bé từ tháng đầu tiên đến lúc 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, mỗi thời điểm tỷ lệ nước nấu cháo sẽ khác nhau, điều này giúp hình thành thói quen nhai, nuốt tốt hơn cho bé.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật của bé nên đi từ loãng đến đặc
Không nêm gia vị vào thức ăn dặm cho bé thời gian đầu
Điều này không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp bé cảm nhận được hương vị vốn có của nguyên liệu, giảm nguy cơ mắc các bệnh. Do đó, các ông bố bà mẹ Việt cần tránh “lỡ tay” vì thói quen nêm gia vị hằng ngày trong thức ăn của mình.
Chỉ từ tháng thứ 9 trở đi, khi bé bắt đầu biết nhai thì bố mẹ có thể nêm thêm gia vị vào thức ăn của bé.
Thực đơn ăn dặm của bé luôn đủ 3 nhóm chất: tinh bột – đạm – chất xơ (vitamin)
Ngoài trừ 1-2 tuần đầu mới tập làm quen với chế độ ăn dặm, bé chỉ ăn cháo với bú sữa. Sau đó mẹ bắt đầu lên thực đơn ăn dặm cho bé, trong đó kiểu ăn dặm của Nhật không thể thiếu 3 nhóm chất sau trong mỗi bữa ăn của trẻ.
- Tinh bột (gạo, mỳ, bánh mỳ)
- Đạm (thịt, cá, trứng…)
- Chất xơ(rau củ quả, trái cây..)
Bé ăn 2 bữa/ngày
Với chế độ ăn truyền thống, mẹ thường chia nhỏ bữa ăn cho bé từ 5-6 bữa/ngày. Tuy nhiên, với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, thời gian đầu mẹ sẽ cho bé làm quen với thức ăn dặm 1 bữa/ngày kết hợp dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau 1-2 tuần làm quen, mẹ sẽ nâng lên số bữa là 2 (sáng gần trưa và chiều tối) với lượng từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Với cách làm này bé vừa dễ làm quen, vừa không thấy xa lạ dẫn đến biếng ăn.
Ăn đúng giờ
Chế độ ăn dặm kiểu Nhật sẽ áp dụng cho bé ăn trong 2 khung giờ là 10h sáng và trước 7h tối. Điều này vừa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, đồng thời tạo cho bé thói quen ăn uống khoa học sau này.
Bên cạnh đó, thói quen cho bé ăn dặm của người Nhật luôn hướng cho bé tự lập, tự dùng muỗng (dù thức ăn có đổ, rơt rớt ra ngoài..). Khi bé ngồi được, nên cho bé ăn chung với gia đình, ít nhất là cùng giờ, để bé cảm nhận được giá trị của bữa ăn, đồng thời tạo sự thích thú.
Không ép bé ăn
Khi mới tập ăn dặm, một số bé sẽ thấy khá khó chịu, thậm chí là không chịu ăn, ăn được vài bữa là bỏ. Lúc này, các mẹ không nên ép bé ăn, thay vào đó sẽ đợi vài bữa với món mới để nhiều màu sắc hơn để thu hút bé.
Sau này bé đã quen, khi đổi món mới, mẹ cần áp dụng thử trong 3-4 ngày để tránh tình trạng bé bỏ ăn vì ghét món lạ.
>> THAM KHẢO : Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi tăng cân chóng lớn
2/ GỢI Ý MỘT SỐ THỰC ĐƠN ĂN DẶM KIỂU NHẬT CHO BÉ TỪ 6-18 THÁNG TUỔI
Tùy vào số tuổi mà thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé cũng sẽ khác nhau về liều lượng và cách thức chế biến. Nếu chưa có kinh nghiệm trong việc lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, mẹ có thể tham khảo thực đơn sau:
Từ 1-2 tuần đầu cho bé ăn dặm
Cho bé bú sữa mẹ kết hợp dùng cháo loãng (tỷ lệ 1 gạo:10 nước) với liều lượng từ nhỏ đến lớn. Song song đó có thể thêm ít nước dùng rau củ, thịt… để bé dần làm quen.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5-6 tháng tuổi
Lúc này mẹ cũng dùng thức ăn loãng, từ cháo, thêm ít rau củ quả nấu chín nghiền nhuyễn pha loãng với nước luộc rau hoặc nước luộc thịt. Đồng thời, đừng quên vẫn duy trì thói quen cho bé bú theo nhu cầu.
Ví dụ như cháo bí đỏ/cà rốt
Nguyên liệu:
- 5-10g cháo trắng
- 5-10g nước luộc rau hoặc nước dùng gà
- 5g bí đỏ/cà rốt hấp chín
Khi bé ăn quen, mẹ có thể biến tấu với các món như cháo bánh mỳ sữa chua, súp khoai tây, cháo cá…
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 7-8 tháng tuổi
Lúc này, nhiều bé đã có thể nuốt thức ăn thành thục, ăn được thức ăn thô hơn. Do đó, mẹ chỉ cần nấu chín, nghiền sơ để bé có thể dễ dàng nghiền nát thức ăn bằng lưỡi và nướu (lúc này vẫn duy trì cho bé bú giảm dần).
Mẹ có thể tham khảo một số món như:
- Cháo trứng: 40g cháo trắng + ½ lòng đỏ trứng gà + 50g nước dùng. Cho cháo vào đun sôi với nước dùng. Sau đó từ từ đánh lòng đỏ vào nấu chín.
- Cháo rau cải thịt gà: 40-50g cháo trắng + 15-20g rau cải đã luộc chín, thái nhuyễn + 10-15g thịt gà nấu chín, giã nhuyễn. Cho thịt gà và rau cải vào xào rồi cho cháo vào khuấy đều đến khi sôi là được.
- Bí đỏ trộn táo: 25 bí đỏ hấp chín, nghiền mịn + 15-20g táo dùng thìa nạo nhuyễn, lọc qua rây lấy nước. Trộn bí đỏ cùng nước táo cho đều là dùng được.
Thời điểm này, nhiều bé đã biết nhai, dùng lưỡi đè nát thức ăn. Do đó, mẹ nên hầm chín thức ăn rồi cắt theo miếng nhỏ để bé tự nhai. Đồng thời lúc này, mẹ có thể nêm nếm thêm ít gia vị trong thức ăn của con.
Một số món mẹ có thể tham khảo như: Cháo thịt gà sốt cà chua, Cháo bông cải nấu cá, Bún thịt bò rau cải, súp gà nấm cà rốt…
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 12-18 tháng tuổi
Lúc này, bé đã mọc răng và có thể nhai, nuốt thức ăn dễ dàng. Do đó, thức ăn cũng không cần nấu quá mềm như trước. Mẹ nên tập cho bé tự ăn và giữ quy tắc ăn đúng giờ. Lúc này cơm nát là thức ăn mẹ nên cho bé sử dụng để tập quen dần.
Một số món mẹ có thể tham khảo như: Cơm nát trứng chiên nấm rơm, Cơm nát canh rau củ thịt gà, Bánh mì Sandwich chiên trứng…
Thực đơn ăn dặm cho bé kiểu Nhật không quá khó tuy nhiên đòi hỏi các mẹ dành nhiều thời gian hơn so với cách ăn dặm truyền thống. Nếu thấy khó khăn, mẹ có thể tham khảo một vài mẹo nhỏ như dùng thìa định lượng thức ăn, trữ đông nước dùng, trữ đông cháo nguội…
Điều quan trọng nhất trong chế độ ăn dặm của người Nhật vẫn là đi từ từ từng bước một, giữ cho bé tâm lý tốt, không nên làm bé sợ.
>> THAM KHẢO : 100 ++ THỰC ĐƠN ĂN DẶM CHO BÉ ĐẦY ĐỦ CHẤT DINH DƯỠNG