- Tham gia
- 21/4/2010
- Bài viết
- 1.232
Cùng điểm lại những mốc chính trong cuộc chiến kéo dài 7 năm qua ở Iraq, kể từ khi Mỹ phát động đến lúc chấm dứt sứ mệnh tham chiến ở nước này, mà xuyên suốt những hình ảnh dưới đây là bom đạn, máu và đổ vỡ…
Ngày 17/3/2003, Tổng thống Mỹ George W. Bush ra tối hậu thư cho Saddam Hussein và các con ông rằng phải rời Iraq trong vòng 48 tiếng nếu không sẽ có chiến tranh. Hai ngày sau, các cuộc không tập bắt đầu trên bầu trời Baghdad.
Làn sóng người tị nạn rời khỏi Basra ở miền nam Iraq, nơi lực lượng Anh bao vây ngày 22/3/2003.
Liên quân do Mỹ cầm đầu tiến vào miền bắc, bão cát ngày 25/3 đã làm chậm bước tiến của họ. Các cuộc không khích tiếp tục tại Baghdad và liên quân tới gần tới phía nam thành phố hơn.
Sau nhiều tuần giao chiến, binh lính Mỹ tiến vào Baghdad. Ngày 9/4, tượng Saddam Hussein ở trung tâm thành phố bị kéo đổ. Người đứng đầu Iraq bỏ trốn.
Ngày 1/5/2003, Tổng thống Bush phát biểu trên hàng không mẫu hạm USS Abraham Lincoln, tuyên bố chiến dịch lớn tại Iraq đã kết thúc.
Tháng 12/2003, cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein bị quân đội Mỹ bắt trong một căn hầm gần tư gia ở thị trấn Tikrit quê hương ông.
Đường ống dẫn dầu của Iraq trở thành mục tiêu tấn công thường xuyên. Binh lính Anh bảo vệ khu vực gần nơi dầu cháy do vỡ ống tại Basra tháng 3/2004.
Trong suốt năm 2004, căng thẳng giữa người Sunni và người Shia tại Iraq càng tồi tệ với những cuộc đánh bom tự sát ngày một thường xuyên, giống như vụ đánh bom tại trung tâm tuyển quân ở Baghdad này.
Tháng 5/2004, những bức ảnh trở thành bằng chứng về tình trạng lạm dụng của binh lính Mỹ tại nhà tù Abu Ghraib ở Baghdad và đã ảnh hưởng nặng nề tới uy tín quân đội Mỹ. 11 binh lính Mỹ đã bị bỏ tù sau đó.
Những người dân vô tội bị kẹt trong tình trạng bạo động và cũng làm quan hệ giữa họ và liên quân ngày một xấu đi. Cảnh một em bé thét lên khi lính Mỹ bắn vào xe hơi của cha mẹ em.
Suốt cuộc chiến Iraq, có những lo ngại rằng lực lượng Iraq có thể dùng vũ khí hóa học hay sinh học. Nhưng tháng 10/2004 trưởng thanh tra vũ khí Mỹ kết luận Iraq không có kho vũ khí sinh học, hóa học hay hạt nhân.
Ngày 15/12/2005, người dân Iraq lần đầu tiên đi bỏ phiếu bầu chính phủ và Quốc hội kể từ cuộc chiến Iraq. Ứng cử viên thuộc phe Shia, Nouri al-Maliki, đã thành lập tân chính phủ vào tháng 4/2006.
Ngày 19/10/2005, Saddam Hussein bị xét xử tội giết 140 người hồi năm 1982 tại thị trấn Dujail. Ngày 5/11/2006, ông bị kết án tử hình bằng treo cổ và vụ xử tử diễn ra ngày 30/12.
Tháng 9/2007, lực lượng Anh rút khỏi thành phố Basra về căn cứ tại sân bay Basra, chấm dứt mọi hoạt động tác chiến ở miền Nam Iraq và tháng 3/2009 bàn giao cho quân Mỹ.
Binh lính Mỹ tham chiến cuối cùng rút khỏi Iraq vào cuối tháng 8/2010. Nhưng hàng ngàn binh lính phi tác chiến vẫn còn ở lại.
Trà Giang
Theo BBC
Hiệu chỉnh bởi quản lý: