- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Những cái nhìn thực nghiệm về sự cạnh tranh, trừng phạt, và động lực.
Bạn có thể thực hiện cả công việc của một nhà tâm lý học nghiên cứu mà không cần phải mạo hiểm bên ngoài phòng thí nghiệm. (Đương nhiên, với việc nghiên cứu qua mạng, bạn thậm chí còn không cần phải mặc quần.) Nhưng Uri Gneezy và John List được biết đến qua những thí nghiệm thực tế, thử nghiệm những giả thuyết trong thế giới thực. Năm ngoái họ đã phát hành một cuốn sách, The Why Axis (Trục Lý do), tiết lộ một loạt các phát hiện phản trực giác trên các lĩnh vực như sức khỏe, giáo dục, tội phạm, và phân biệt đối xử. Tôi đã nghĩ là mình sẽ chia sẻ một chút, cùng với một vài đường dẫn đến các bài báo liên quan.
Lưu ý rằng quyền sách không chỉ thao thao bất tuyệt những dẫn chứng, như điều tôi sắp sửa làm đây, mà chia sẻ những câu chuyện và kịch tính về con người phía sau những thực nghiệm của họ - ví dụ, List gọi một người trong số các cộng sự của anh là một “kẻ yếu đuối” vì người đó không chịu ra khỏi xe để tìm kiếm đối tượng tại một vùng hẻo lánh của Chicago. (Đối tượng? Một cô bé tên Gabriella với cơ hội được tham gia vào một trường thực nghiệm có thể thay đổi cuộc đời cô.)
1. Tiền phạt (và tiền thưởng) có thể phản tác dụng.
Khi một trung tâm giữ trẻ bắt đầu phạt $3 với những phụ huynh đón con trễ 10 phút, số lượng phụ huynh đón trễ tăng lên chóng mặt. Tiền phạt làm thay đổi ý nghĩa của việc trễ nải từ một sự mất khuôn phép xã hội thành một dịp thuận tiện có thể mua được (với giá rất rẻ). Trong một nghiên cứu khác, trẻ em thu thập ít tiền từ thiện hơn khi nhận được tiền thưởng cho công sức của chúng. Chúng không còn nghĩ đó là hành động vị tha nữa, mà là một công việc lương thấp. “Vì vậy,” tác giả viết, “tinh thần của câu chuyện này là hoặc là trả đủ, còn không thì đừng trả gì hết.”
2. Một phần thưởng tạm thời có thể thay đổi hành vi mãi mãi.
Khi những sinh viên đại học được trả $100 để đến phòng thể chất tập tám lần một tháng, tỉ lệ họ tiếp tục đến phòng tập sau khi thời hạn trả tiền kết thúc là gấp đôi so với những sinh viên khác. Họ đã vượt qua được sự chán nản khi tạo lập một thói quen.
3. Không phải ở đâu đàn ông cũng cạnh tranh hơn phụ nữ.
Một trò chơi được bày ra, trong đó người chơi cố gắng ném quả bóng tennis vào một cái xô. Người chơi có thể chọn nhận tiền cho mỗi điểm, hoặc thi đấu để thắng tiền bằng cách ghi điểm nhiều hơn đối thủ. Ở Mỹ và trong những người làng Masai, số đàn ông chọn thi đấu gấp đôi số phụ nữ. Nhưng với những người Khasi thuộc mẫu hệ ở Ấn Độ, phụ nữ chọn thi đấu nhiều hơn đàn ông. “Về phần người Khasi, sự nuôi dưỡng mới chính là vua – hoặc nữ hoàng, tùy trường hợp.” các tác giả viết. Các xã hội mẫu hệ có những điểm khác. Trong một trò chơi hàng hóa công cộng (?), đàn ông và phụ nữ Khasi đầu tư theo nhóm nhiều hơn người ở ngôi làng láng giềng Assamese. “Khi phụ nữ có ảnh hưởng kinh tế lớn hơn, xã hội sẽ trở nên liên ứng và khí thế hơn.”
4. Phụ nữ có thể bị thúc giục cạnh tranh.
Một công việc được quảng cáo trên tờ Craigslist, trong vài trường hợp, với mức lương là "$17.60", và ở những tờ báo khác khác, "$17.60 và có thể thương lượng". Ở trường hợp thứ nhất, đàn ông sẽ dễ có thiên hướng thương lượng số tiền lương hơn phụ nữ; ở trường hợp thứ hai, phụ nữ lại nhỉnh hơn một chút. Quảng cáo thứ hai cũng cắt bớt khoảng cách giữa số lượng đàn ông và số lượng phụ nữ đi một nửa.
5. Việc trả tiền làm tăng điểm số.
Khi những đứa trẻ trong thành phố trước khi kiểm tra được bảo rằng chúng sẽ có thể kiếm được tiền nếu điểm số tăng so với điểm của bài kiểm tra trước đó, điểm số của chúng tăng từ 5 đến 10%. “Điều này cho thấy phần quan trọng của những khoảng cách thành tích khác nhau không phải là do kiến thức hay khả năng, mà chỉ đơn giản là động lực của chúng khi làm bài kiểm tra,” tác giả viết.
6. Bạn có thể nhận được nhiều tiền quyên góp hơn khi bạn bày tỏ ít nhu cầu hơn.
Có những lá thư được gửi để xin tiền quyên góp vì một lý do nào đó, nói rằng quá trình đã đạt được 10%, 33%, hoặc 67% so với mục tiêu. Theo tiêu chuẩn, các nhà từ thiện sẽ chọn 33%, nhưng 67% mới là hiệu quả nhất. Người quyên góp thay vì nghĩ rằng họ có thể cùng chèo trên một con thuyền đang gần kề đến đích với quyên góp của những người khác, họ thích đi theo người chỉ huy, nghĩ rằng nếu việc quyên góp đang tiến hành thuận lợi thì đó là một việc tốt.
7. Những mục lựa chọn làm tăng số tiền quyên góp.
Những mục lựa chọn được thêm vào những lá thư của Smile Train cho phép người quyên góp báo cáo, “Đây là quà tặng duy nhất của tôi. Xin hãy gửi cho tôi hóa đơn thuế và không hỏi thêm về khoản quyên góp khác.”. Mẩu thư nhanh gọn đã làm tăng gấp đôi số tiền, người quyên góp cũng nhiều hơn – và tiền quyên góp cũng không giảm sau đó. Đưa ra lựa chọn để bỏ chọn căn bản là một món quà đối với người nhận, khích lệ những món quà tặng lại. Mời gọi người trong một cuộc xổ số cũng làm tăng tiền quyên góp, với cùng lý do, và số tiền quyên góp cũng không giảm sau khi cuộc xổ số kết thúc.
Những nghiên cứu trong cuốn sách này tập trung vào những động cơ của con người – để học tập, cạnh tranh, hoặc giúp đỡ - nhưng đến cuối cùng, cuốn sách là một lý luận dài về chủ nghĩa kinh nghiệm, trên bất kỳ phạm vi nào. Những lời cuối cùng của tác giả: “Thí nghiệm! Bước ra ngoài – áo trắng và bóp viết đều không cần – và tìm hiểu xem thực sự là chuyện gì đang xảy ra.”
Hồng Phương dịch
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/blog/psy...man-nature