- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Đi sớm về khuya, ôm đồm công việc hay bỏ qua nhiều mối quan hệ..., đã đến lúc bạn nên 'off' một thời gian.
Bạn bè nói rằng bạn là workaholic nhưng bạn không tin? Hoặc bạn cũng đang phân vân không biết mình liệu có thực sự là một kẻ nghiện việc? Hãy cùng check 7 dấu hiệu dưới đây để tìm cách đối phó hữu hiệu với chứng ''bệnh'' nguy hiểm này nhé.
Đi sớm về khuya
Bạn nghĩ rằng không gian càng im ắng, càng ít người thì bạn càng dễ dàng làm việc. Nhưng thực tế đó chỉ là một cái cớ, chứng minh rằng bạn ngày càng ám ảnh và muốn làm nhiều và nhiều hơn thế nữa.
Không nghỉ giải lao
Bên cạnh bạn luôn chất đầy ''núi'' công việc phải làm.
Làm việc liên tục ngay cả trong giờ ăn trưa cũng không hẳn là một điều gì đó đáng tự hào đâu nhé!Các thống kê cho thấy làm việc liên tục mà không có chiến lược bài bản chỉ kéo dài thời gian và làm giảm năng suất của bạn thôi. Sau mỗi lần làm việc khoảng 2 giờ, bạn nên nghỉ ngơi trong vòng 15-30 phút để được “sạc pin” lại. Nếu không, bạn sẽ dễ dàng gặp phải các vấn đề về sức khỏe như mắt, tư thế cột sống...
Dễ gặp căng thẳng khi... không làm việc
Có những người xem việc gặp căng thẳng khi đang làm việc là một điều tốt, bởi điều đó sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ công việc lên hơn hẳn nhiều lần. Thế nhưng, nếu bạn đang trong ngày nghỉ hoặc tận hưởng một kỳ nghỉ nào đó mà vẫn cảm thấy khá căng thẳng thì bạn nên xem lại vấn đề của mình, điều đó không phải là một dấu hiệu tốt lành gì đâu nhé!
Quá cầu toàn
Trở thành một điều hoàn hảo không phải là một điều gì xấu cả, nhưng đôi khi bạn phải nhận ra rằng quá cầu toàn không hẳn là một điều tốt. Bạn gây nên lỗi lầm, rồi bạn cũng sẽ sửa chữa được lỗi lầm đó. Không có điều gì là đáng xấu hổ cả bởi bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều dần dần hoàn thiện từng ngày.
Lơ là dần các mối quan hệ xung quanh
Thật không may, khi bạn nghiện việc, bạn cũng sẽ dần lơ là các mối quan hệ xung quanh và ít để ý đến cảm nhận của họ. Điều này sẽ khiến bạn dường như bị cô lập với mọi người và các mối quan hệ dần trở nên căng thẳng .
Không quan tâm gì đến sức khỏe
Lơ là sức khỏe là một biểu hiện của chứng nghiện việc nặng.
Điều này thậm chí còn tồi tệ hơn gấp mấy lần so với những điều khác. Hãy nghĩ lại thử xem, liệu bạn có thể thực hiện bài thuyết trình báo cáo khi cả lưng người ê ẩm hay cái đầu nóng ran? Thậm chí, nếu sức khỏe không ổn định, thì công việc của bạn cũng sẽ bị đình trệ trong suốt nhiều tuần tiếp theo đấy!
Không cảm thấy khỏe khoắn
Giống như nghiện rượu, nghiện làm việc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn. Chúng có thể khiến bạn cảm thấy không có cảm giác “hạnh phúc” dù cho đã hoàn thành deadline vào cuối tuần, hoặc kéo dài tình trạng không tỉnh táo trong suốt nhiều ngày đấy!
Bạn được sinh ra trong cuộc sống này không chỉ để làm việc, mà còn để tận hưởng. Hãy cố gắng cân bằng mọi thứ để nhận được nhiều giá trị tươi đẹp trong cuộc sống này.
-ST-
Bạn bè nói rằng bạn là workaholic nhưng bạn không tin? Hoặc bạn cũng đang phân vân không biết mình liệu có thực sự là một kẻ nghiện việc? Hãy cùng check 7 dấu hiệu dưới đây để tìm cách đối phó hữu hiệu với chứng ''bệnh'' nguy hiểm này nhé.
Đi sớm về khuya
Bạn nghĩ rằng không gian càng im ắng, càng ít người thì bạn càng dễ dàng làm việc. Nhưng thực tế đó chỉ là một cái cớ, chứng minh rằng bạn ngày càng ám ảnh và muốn làm nhiều và nhiều hơn thế nữa.
Không nghỉ giải lao
Bên cạnh bạn luôn chất đầy ''núi'' công việc phải làm.
Làm việc liên tục ngay cả trong giờ ăn trưa cũng không hẳn là một điều gì đó đáng tự hào đâu nhé!Các thống kê cho thấy làm việc liên tục mà không có chiến lược bài bản chỉ kéo dài thời gian và làm giảm năng suất của bạn thôi. Sau mỗi lần làm việc khoảng 2 giờ, bạn nên nghỉ ngơi trong vòng 15-30 phút để được “sạc pin” lại. Nếu không, bạn sẽ dễ dàng gặp phải các vấn đề về sức khỏe như mắt, tư thế cột sống...
Dễ gặp căng thẳng khi... không làm việc
Có những người xem việc gặp căng thẳng khi đang làm việc là một điều tốt, bởi điều đó sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ công việc lên hơn hẳn nhiều lần. Thế nhưng, nếu bạn đang trong ngày nghỉ hoặc tận hưởng một kỳ nghỉ nào đó mà vẫn cảm thấy khá căng thẳng thì bạn nên xem lại vấn đề của mình, điều đó không phải là một dấu hiệu tốt lành gì đâu nhé!
Quá cầu toàn
Trở thành một điều hoàn hảo không phải là một điều gì xấu cả, nhưng đôi khi bạn phải nhận ra rằng quá cầu toàn không hẳn là một điều tốt. Bạn gây nên lỗi lầm, rồi bạn cũng sẽ sửa chữa được lỗi lầm đó. Không có điều gì là đáng xấu hổ cả bởi bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều dần dần hoàn thiện từng ngày.
Lơ là dần các mối quan hệ xung quanh
Thật không may, khi bạn nghiện việc, bạn cũng sẽ dần lơ là các mối quan hệ xung quanh và ít để ý đến cảm nhận của họ. Điều này sẽ khiến bạn dường như bị cô lập với mọi người và các mối quan hệ dần trở nên căng thẳng .
Không quan tâm gì đến sức khỏe
Lơ là sức khỏe là một biểu hiện của chứng nghiện việc nặng.
Điều này thậm chí còn tồi tệ hơn gấp mấy lần so với những điều khác. Hãy nghĩ lại thử xem, liệu bạn có thể thực hiện bài thuyết trình báo cáo khi cả lưng người ê ẩm hay cái đầu nóng ran? Thậm chí, nếu sức khỏe không ổn định, thì công việc của bạn cũng sẽ bị đình trệ trong suốt nhiều tuần tiếp theo đấy!
Không cảm thấy khỏe khoắn
Giống như nghiện rượu, nghiện làm việc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn. Chúng có thể khiến bạn cảm thấy không có cảm giác “hạnh phúc” dù cho đã hoàn thành deadline vào cuối tuần, hoặc kéo dài tình trạng không tỉnh táo trong suốt nhiều ngày đấy!
Bạn được sinh ra trong cuộc sống này không chỉ để làm việc, mà còn để tận hưởng. Hãy cố gắng cân bằng mọi thứ để nhận được nhiều giá trị tươi đẹp trong cuộc sống này.
-ST-