- Tham gia
- 6/3/2012
- Bài viết
- 4.111
Online 24/24, luôn nhìn vào màn hình điện thoại, cập nhật trạng thái liên tục... là những biểu hiện của người đang trở thành nô lệ cho thế giới ảo.
Theo The Richest, “cuồng” mạng xã hội có thể hiểu là bạn không thể ngừng truy cập vào đó, dù muốn hay không.
Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy, 55% người trên 25 tuổi phải vào Facebook ít nhất một lần mỗi ngày. 49% người dưới 25 tuổi dùng điện thoại vào mạng trong bữa ăn. Ngoài ra, 48% số người được khảo sát lướt Facebook hoặc Twitter hàng giờ trước khi đi ngủ.
Bạn có thể tự kiểm tra liệu mình có đam mê mạng xã hội dựa vào 10 biểu hiện dưới đây.
1. Ám ảnh mạng xã hội
Biểu hiệu đầu tiên là bạn suy nghĩ quá nhiều về các phương tiện truyền thông xã hội đến mức ám ảnh. Ví dụ đơn giản, bạn đang tham dự cuộc họp không thể sử dụng điện thoại tại công ty. Song thay vì lắng nghe sếp hay đồng nghiệp, trong đầu bạn chỉ nghĩ tới Twitter hay Facebook.
Cũng có thể, bạn tốn thời gian chỉ để nghĩ làm sao viết những dòng trạng thái thu hút nhiều like (thích) hoặc bình luận thay vì làm việc, học tập chăm chỉ. Hãy thử tưởng tượng, bạn sẽ cảm thấy tệ ra sao nếu những người khác cũng ám ảnh mạng xã hội, chẳng bận tâm về những lời bạn nói và làm?
2. Lên mạng để quên đi rắc rối
Nhiều người chọn thế giới ảo là nơi trốn chạy thực tại. Ít nhất, dùng mạng xã hội không tiêu cực như ma túy hay rượu, song vẫn có thể gây ra một số vấn đề.
Không ít người muốn quên đi những rắc rối hàng ngày bằng cách lướt mạng xem người khác đang ở đâu, làm gì. Nhưng điều đó không giúp vấn đề của bạn được giải quyết.
Một phương án khả dĩ hơn, giúp bạn giải tỏa muộn phiền là chia sẻ vấn đề của mình với bạn bè. Có thể, họ sẽ dành cho bạn những lời khuyên hữu ích hay ít nhất là sự cảm thông.
3. Khó chịu khi rời điện thoại dù chỉ một lúc
"Cuồng" mạng xã hội giống nghiện ma túy hay rượu ở điểm khiến người dùng mệt mỏi. Nếu bạn mất điện thoại hay không có mạng wifi, 3G trong thời gian ngắn mà cảm thấy bồn chồn, bứt rứt không yên, chứng tỏ bạn quá ham mê mạng xã hội.
Bị "nghiện" các phương tiện truyền thông xã hội ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất. Bạn có thể trăn trở, mất ngủ khi muốn mà không thể truy cập Facebook hoặc Instagram của mình.
4. Làm việc, học hành sa sút
Nếu bạn nhận thấy hiệu suất làm việc của bản thân giảm hay kết quả học tập ngày càng kém đi, có thể bạn đã "nghiện" mạng xã hội.
Nếu môi trường làm việc thoải mái, bạn có thể cầm điện thoại hay dùng máy tính lướt mạng mà không ai phàn nàn, bạn có thể sẽ lạm dụng điều đó cả ngày, thay vì chú tâm vào công việc.
Một ví dụ khác, lúc ở nhà, các bạn trẻ sẽ rất khó tập trung ôn luyện khi chiếc smartphone để ngay bên cạnh. Kết quả học hành sa sút là điều dễ hiểu.
5. Chủ yếu nói chuyện với bạn bè, người thân qua mạng
Không có gì sai khi bạn dành thời gian rảnh truy cập mạng xã hội. Song có một sự thật là hiện nay, nhiều người đang sử dụng nó làm hình thức liên lạc chủ yếu.
Thay vì điện thoại di động, mọi người chủ yếu gọi điện hay nhắn tin qua Line, Zalo, Viber, Facebook. Nếu đã khá lâu chưa sử dụng chức năng gọi điện hay nhắn tin của chiếc smartphone, rất có thể bạn đã "nghiện" mạng xã hội.
6. Mở mắt ra là tìm điện thoại để lên mạng
Không ít người sử dụng smartphone đặt chuông báo thức mỗi sáng, mặc dù sóng điện từ rất hại cho não bộ khi để điện thoại gần cơ thể. Khi được hỏi: “Điều đầu tiên bạn làm mỗi sáng là gì?”, câu trả lời nhận được nhiều nhất (ở giới trẻ) là điện thoại để truy cập mạng xã hội.
Bạn có thể thức dậy sớm hơn 30 phút mỗi sáng chỉ để có đủ thời gian truy cập vào tất cả tài khoản trên các phương tiện truyền thông xã hội mình đang sử dụng.
7. Chụp ảnh mọi lúc, mọi nơi
Có thể, bạn chăm chụp hình rồi đăng tải lên trang cá nhân để bạn bè và gia đình luôn biết bạn đang ở đâu, làm gì không xấu. Song thực sự không cần thiết đến mức bạn phải chia sẻ quá nhiều ảnh mỗi ngày.
Nếu đi đâu, làm gì, ăn gì cũng cho lên mạng xã hội và chờ đợi những like (thích), bạn có thể đang sống ảo.
8. Cập nhật và online 24/24
Cập nhật trạng thái quá nhiều đi liền với việc đăng tải hình ảnh không ít lên mạng xã hội. Có một số điều bạn có thể chia sẻ lên các phương tiện truyền thông, song cũng có việc chỉ nên giữ cho riêng mình.
Thế hệ trẻ lớn lên cùng với sự phát triển của công nghệ nên họ coi đó như nơi để giãi bày tất cả. Nhưng điều này có thể khiến người khác bực bội vì sự xuất hiện 24/24 của bạn trên mạng.
Bởi thế, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đăng tải bất cứ thứ gì lên đó.
9. Câu like và ngồi đếm like
Bạn cố gắng nhận được nhiều lượt thích và phản hồi về các bài đăng trên mạng xã hội không xấu. Song dùng chiêu trò như tung hình gợi cảm, phát ngôn gây sốc để trở thành người nổi tiếng lại là vấn đề nghiêm trọng.
Bị "cuồng" phương tiện truyền thông xã hội không tốt, nhưng ngồi trông đợi từng like (thích) còn tồi tệ hơn.
Trong cuộc sống, ai cũng muốn khẳng định mình. Tuy nhiên, sự công nhận phải đến từ những người thực sự quan tâm tới bạn như bạn bè và gia đình ngoài đời thực. Số người thích, chia sẻ nội dung, theo dõi bạn trên thế giới ảo suy cho cùng chẳng có nghĩa lý gì.
10. Ấn nút refresh (F5) quá nhiều
Nếu bạn không thể kiên nhẫn đợi xem ai thích, phản hồi bài đăng của mình, hay chờ xem những dòng cập nhật mới nhất từ thần tượng mà cứ liên tục nhấn F5 để làm mới trang chủ, có thể bạn đang gặp vấn đề lớn với mạng xã hội.
Người ham mê mạng xã hội có biểu hiện không thể ngừng bấm nút F5.
Nhiều ứng dụng mạng xã hội hiện có chế độ F5 (làm mới) tự động. Do đó, nếu bạn cảm thấy khó chịu, dù chỉ phải đợi chờ vài giây để xem các thông tin mới là dấu hiệu cảnh báo bạn đang "cuồng" mạng xã hội.
Theo Zing.vn
Hiệu chỉnh bởi quản lý: