7 Chứng Chỉ Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản Dành Cho Công Ty ITO

Aegona Ltd

Banned
Tham gia
8/5/2024
Bài viết
0
Trong thế giới công nghệ thông tin đang không ngừng phát triển và cạnh tranh, việc cập nhật kiến thức và kỹ năng mới là điều cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ giúp các cá nhân theo kịp xu hướng công nghệ để đáp ứng nhu cầu công việc mà còn là tài liệu chứng minh năng lực của các công ty công nghệ sở hữu cá nhân đó.

Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là thông qua việc đạt được các chứng chỉ công nghệ từ các tổ chức uy tín. Các chứng chỉ này không chỉ cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để cải thiện năng lực công việc, mà còn thể hiện sự nghiêm túc và cam kết với lĩnh vực của mỗi công ty.

Vậy 1 công ty gia công phần mềm cần có các chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản nào? Hãy cùng Aegona tìm hiểu trong bài viết sau.

I. Chứng Chỉ Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản Là Gì?​

1. Khái Niệm​

Chứng chỉ công nghệ thông tin cơ bản là giấy xác nhận bạn đã tốt nghiệp hoặc hoàn thành một khóa đào tạo và kỳ thi, nhằm đánh giá và chứng minh khả năng về Công Nghệ Thông Tin (CNTT). Chúng có thể tập trung vào một loạt các chủ đề từ lập trình, quản lý hệ thống, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, đến an ninh mạng.
Các tổ chức cấp chứng chỉ có thể là trường học; trung tâm, cơ sở đào tạo có cấp phép. Để nhận được chứng chỉ, học viên cần nắm toàn bộ kiến thức, cũng như vượt qua bài kiểm tra của đơn vị giáo dục.

2. Sự Cần Thiết Của Các Chứng Chỉ CNTT Với Các Công Ty IT​

Trong ngành Công nghệ thông tin (CNTT), các chứng chỉ đóng một vai trò quan trọng trong đánh giá kiến thức và kỹ năng của các chuyên gia IT. Các chứng chỉ xác nhận sự chuyên nghiệp và năng lực của một cá nhân trong một lĩnh vực cụ thể của CNTT. Công ty trong lĩnh vực IT thường đánh giá và ưu tiên tuyển dụng những ứng viên có các chứng chỉ phù hợp. Điều này giúp đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh trong ngành.
  • Chứng minh năng lực kỹ thuật của nhân viên: Chứng chỉ CNTT chứng minh rằng một nhân viên đã hoàn thành một chuỗi khóa học và đã đạt được một mức độ thông thạo nhất định trong một lĩnh vực công nghệ cụ thể. Điều này giúp công ty xác minh rằng nhân viên có kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện công việc của họ một cách hiệu quả.
  • Tạo niềm tin ở khách hàng: Khi một công ty có nhân viên giữ các chứng chỉ CNTT uy tín, điều này cung cấp sự tin tưởng cho khách hàng rằng công ty đó có đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao và đáng tin cậy.
  • Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn: Trong một số lĩnh vực công nghệ, việc giữ một chứng chỉ CNTT có thể là một yêu cầu để tuân thủ các quy định hoặc tiêu chuẩn của ngành. Ví dụ, trong lĩnh vực an ninh mạng, nhiều tổ chức yêu cầu nhân viên giữ chứng chỉ như Certified Information Systems Security Professional (CISSP) hoặc Certified Ethical Hacker (CEH).
  • Cạnh tranh trong thị trường: Các chứng chỉ CNTT giúp các công ty nổi bật trong thị trường cạnh tranh, vì chúng chứng minh rằng công ty đã đầu tư vào đội ngũ của mình và cam kết với việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao.
  • Phát triển và giữ chân nhân tài: Việc đầu tư vào việc đào tạo và chứng chỉ cho nhân viên không chỉ giúp họ phát triển kỹ năng mà còn tạo sự trung thành với công ty. Nhân viên thường đánh giá cao những cơ hội học hỏi và phát triển, và việc này có thể giúp giảm tỷ lệ rời bỏ và thu hút nhân tài mới.
II. Danh Sách Các Chứng Chỉ Công Nghệ Thông Tin Cơ Bản
Là 1 công ty hoạt động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu phần mềm, dưới đây là một số chứng chỉ CNTT cơ bản phổ biến mà khách hàng, đối tác thường đánh giá cao:

1. Các Chứng Chỉ CompTIA – Computer Technology Industry Association​

CompTIA (Computer Technology Industry Association) là một tổ chức phi lợi nhuận hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Họ cung cấp các chứng chỉ chuyên nghiệp phổ biến trong ngành công nghệ thông tin và an ninh mạng. Các chứng chỉ CompTIA có một số đặc biệt sau:
  • Độ phổ biến: Các chứng chỉ CompTIA được công nhận rộng rãi và phổ biến trên toàn cầu. Các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao các chứng chỉ này và coi chúng là một chỉ số đáng tin cậy về kiến thức và kỹ năng của một cá nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
  • Không yêu cầu kiến thức tiên quyết: Một số chứng chỉ của CompTIA, như A+, không yêu cầu bất kỳ kiến thức tiên quyết nào, cho phép các cá nhân mới bắt đầu hoặc không có kinh nghiệm trong ngành cũng có thể tham gia.
  • Cập nhật thường xuyên: CompTIA thường xuyên cập nhật nội dung của các chứng chỉ của họ để phản ánh những thay đổi mới nhất trong công nghệ thông tin và an ninh mạng.
  • Đa dạng chủ đề: CompTIA cung cấp chứng chỉ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm A+, Network+, Security+, Linux+, Cloud+, CySA+ (Cybersecurity Analyst), PenTest+ (Penetration Testing), và nhiều chứng chỉ khác nữa.
  • Chuẩn hóa ngành: Các chứng chỉ CompTIA đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn hóa ngành công nghệ thông tin, giúp định hình một tập hợp các kiến thức và kỹ năng cơ bản mà mọi chuyên gia công nghệ thông tin nên có.
  • Giúp thăng tiến sự nghiệp: Có các chứng chỉ CompTIA có thể giúp cá nhân tăng cường khả năng cạnh tranh trong việc tìm việc và thăng tiến trong sự nghiệp. Một số công ty yêu cầu hoặc ưu tiên ứng viên có các chứng chỉ này.
Danh sách các chứng chỉ tiêu biểu:
  • CompTIA A+: Chứng chỉ về cơ bản phần cứng và phần mềm, xác nhận khả năng hỗ trợ và bảo trì máy tính.
  • CompTIA Network+: Xác nhận kiến thức về mạng và kỹ năng cài đặt, cấu hình và vận hành các mạng.
  • CompTIA Security+: Chứng chỉ về bảo mật mạng, xác nhận khả năng bảo vệ hệ thống và dữ liệu.
2. Chứng Chỉ Microsoft
Microsoft cung cấp một loạt các chứng chỉ chuyên nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Các chứng chỉ Microsoft đóng vai trò quan trọng trong việc xác nhận kiến thức và kỹ năng của các chuyên gia công nghệ thông tin và có một số đặc biệt sau:
  • Đa dạng chủ đề: Microsoft cung cấp chứng chỉ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của công nghệ thông tin như hệ điều hành Windows, quản trị hệ thống, phát triển ứng dụng, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, an ninh mạng và nhiều lĩnh vực khác.
  • Liên tục cập nhật: Microsoft thường xuyên cập nhật các chứng chỉ của họ để phản ánh những xu hướng công nghệ mới và các nền tảng phần mềm mới nhất của họ.
  • Các chứng chỉ cao cấp: Microsoft cung cấp các chứng chỉ cao cấp như MCSE (Microsoft Certified Solutions Expert) và MCSD (Microsoft Certified Solutions Developer) dành cho các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc triển khai và quản lý hạ tầng IT hoặc phát triển ứng dụng.
  • Được công nhận rộng rãi: Các chứng chỉ Microsoft được công nhận trên toàn cầu và được các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Danh sách các chứng chỉ cơ bản:
Lĩnh vực CloudMicrosoft Certified: Azure Administrator Associate
Microsoft Certified: Azure Developer Associate
Microsoft Certified: Azure AI Engineer Associate
Microsoft Certified: Azure Data Engineer Associate
Microsoft Certified: Azure Solutions Architect Expert
Microsoft Certified: Azure DevOps Engineer Expert
Microsoft Certified: Azure AI Engineer Associate
Lĩnh vực An ninhMicrosoft Certified: Azure Security Engineer Associate
Microsoft 365 Certified: Modern Desktop Administrator Associate
Microsoft 365 Certified: Messaging Administrator Associate
Microsoft 365 Certified: Security Administrator Associate
Các lĩnh vực khácMicrosoft Certified: Power Platform App Maker Associate
Microsoft Certified: Dynamics 365 Business Central Functional Consultant Associate
Microsoft Certified: Professional Developer
3. Chứng chỉ Cisco
Cisco Systems, Inc. là một trong những công ty hàng đầu thế giới về thiết bị mạng và công nghệ thông tin. Họ cung cấp một loạt các chứng chỉ chuyên nghiệp trong lĩnh vực mạng và kỹ thuật liên quan. Dưới đây là một số chứng chỉ Cisco phổ biến:
  • CCNA (Cisco Certified Network Associate): Chứng chỉ này đánh giá kiến thức về mạng cơ bản, bao gồm cài đặt, cấu hình và vận hành các mạng LAN, WAN và truy cập không dây.
  • CCNP (Cisco Certified Network Professional): Chứng chỉ này dành cho những chuyên gia mạng có kinh nghiệm và đòi hỏi kiến thức sâu về thiết kế, triển khai và quản lý các mạng lớn và phức tạp.
  • CCIE (Cisco Certified Internetwork Expert): Đây là một trong những chứng chỉ cao cấp nhất của Cisco và đánh giá khả năng thiết kế, triển khai và quản lý các mạng lớn và phức tạp.
  • CCNA Security: Chứng chỉ này tập trung vào an ninh mạng và đánh giá khả năng cấu hình và quản lý các giải pháp an ninh mạng.
  • CCNP Security: Chứng chỉ này dành cho các chuyên gia an ninh mạng và yêu cầu kiến thức về triển khai và quản lý các giải pháp an ninh mạng cao cấp.
  • CCNA Data Center: Đánh giá kiến thức về mạng và hạ tầng trung tâm dữ liệu.
  • CCNP Data Center: Dành cho những chuyên gia hạ tầng trung tâm dữ liệu và đòi hỏi kiến thức sâu về triển khai và quản lý các hạ tầng trung tâm dữ liệu phức tạp.
  • CCNA Collaboration: Chứng chỉ này tập trung vào các giải pháp hợp tác âm thanh, video và web.
  • CCNP Collaboration: Đánh giá khả năng triển khai và quản lý các giải pháp hợp tác âm thanh, video và web phức tạp.
  • CCNA CyberOps: Đánh giá kiến thức về phân tích an ninh và quản lý sự cố an ninh.

4. Chứng Chỉ Công Nghệ Thông Tin PMP​

Chứng chỉ PMP (Project Management Professional) chính là giấy phép chứng minh cho kỹ năng cũng như một số hoạt động chuyên môn đặc biệt khác liên quan đến CNTT. Đó chính là kỹ năng chuyên gia quản lý dự án, thực thi; lập kế hoạch hay tổ chức dự án,… Chứng chỉ này chỉ được cấp khi ứng viên đã có từ 3-5 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý dự án..
PMP được cấp bởi Viện Quản lý Dự án (Project Management Institute – PMI), một tổ chức chuyên nghiệp và phi lợi nhuận dành riêng cho lĩnh vực quản lý dự án. Chứng chỉ này đánh giá và xác nhận khả năng và kỹ năng của một cá nhân trong việc quản lý các dự án lớn và phức tạp.
Để đạt được chứng chỉ PMP, bạn phải đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn của PMI, bao gồm:
  • Có ít nhất 3 năm (hoặc 4.500 giờ) kinh nghiệm quản lý dự án nếu bạn có bằng cử nhân hoặc cao hơn. Hoặc có ít nhất 5 năm (hoặc 7.500 giờ) kinh nghiệm quản lý dự án nếu bạn không có bằng cử nhân.
  • Hoàn thành 35 giờ đào tạo chuyên sâu về quản lý dự án.
  • Hoặc bạn có thể đáp ứng các yêu cầu bằng cách có bằng cử nhân hoặc cao hơn và ít nhất 7.500 giờ kinh nghiệm quản lý dự án trong vòng 8 năm.

5. Chứng Chỉ CISSP​

Chứng chỉ CISSP (Certified Information Systems Security Professional) là một chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực bảo mật thông tin được cấp bởi Tổ chức An toàn thông tin quốc tế (ISC)². CISSP là một trong những chứng chỉ hàng đầu trong lĩnh vực bảo mật thông tin và được công nhận rộng rãi trên toàn cầu.
Để đạt được chứng chỉ CISSP, người dự thi phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo mật thông tin và phải vượt qua một kỳ thi khó khăn. Chứng chỉ này bao gồm nhiều chủ đề như quản lý rủi ro, kiến trúc hệ thống, kiểm tra an ninh, quản lý nhân sự và pháp luật liên quan đến bảo mật thông tin.
Chứng chỉ CISSP giúp chuyên gia bảo mật thông tin củng cố kiến thức và năng lực chuyên môn, đồng thời làm tăng khả năng nhận ra và đối phó với các mối đe dọa an ninh thông tin trong môi trường công nghệ ngày càng phức tạp và đa dạng.
CISSP là chứng chỉ chuyên gia bảo mật hệ thống. Đây là loại chứng chỉ chứng minh năng lực bảo mật độc lập của người được cấp. Người nhận được tín chỉ đã có kiến thức sâu rộng về việc bảo mật vật lý cũng như bảo mật mạng tốt hơn.
Chỉ những người có ít nhất 5 năm kinh nghiệm về mảng bảo mật CNTT mới được tham gia thi chứng chỉ công nghệ thông tin CISSP. Chứng chỉ này do American National Standards Institute – ANSI – viện tiêu chuẩn quốc tế của Mỹ cấp.

6. Chứng Chỉ Linux​

Linux+ là một trong số những chứng chỉ CNTT cũng rất quan trọng. Bởi người có sự am hiểu về Linux; mới được công nhận năng lực về mảng này. Giấy chứng nhận này do CompTIA cấp.
Những người có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thiết kế CNTT Linux ít nhất 6 tháng; và có nền tảng cơ bản về cách thức vận hành máy chủ; máy khách sẽ được tham gia cấp chứng chỉ Linux+.

7. Các Chứng Chỉ Khác​

  • Chứng chỉ VCP – DCV: là loại chứng chỉ được Vmware chứng nhận. Giấy công nhận này thể hiện kỹ năng cũng như chuyên môn về việc sử dụng kỹ thuật ảo hóa của nguồn dữ liệu trung tâm. Đây là loại chứng chỉ công nghệ thông tin kết hợp 2 trong 1 giữa quản lý đám mây và mạng data theo hình thức truyền thống. Để nhận được VCP – DCV cần có ít nhất 6 tháng kinh nghiệm và nắm chắc vốn kiến thức về mảng Domain Name System. Ngoài ra, cần phải có thêm hiểu biết sâu rộng về VMware – cơ sở hạ tầng.
  • Chứng chỉ CISA: Chứng chỉ công nghệ thông tin CISA dành cho các chuyên gia kiểm định mảng CNTT. Đây là loại giấy chứng nhận được hiệp hội kiểm toán, kiểm soát ISACA phát hành. Ứng viên tham gia thi chứng chỉ CISA phải trải qua bài kiểm tra đánh giá chuyên môn theo đúng quy trình IS đưa ra. Qua đó, kiểm tra được khả năng báo cáo cũng như truy cập mà ứng viên cần phải nắm rõ.
  • AWS Certified Cloud Practitioner: Chứng chỉ của Amazon xác nhận kiến thức về tích hợp và triển khai các dịch vụ AWS.
  • Google Associate Cloud Engineer: Xác nhận khả năng triển khai, quản lý và giám sát các dự án trên nền tảng Google Cloud.
Aegona – Đối Tác Công Nghệ Hàng Đầu Tại Việt nam

Hãy liên hệ với Aegona ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí!

Công ty Phát Triển Phần Mềm AEGONA

Fanpage:
Công ty phần mềm Aegona
Điện thoại: Office: (+84) 28 7109 2939. Hotline: (+84) 91 451 8869 | (+84) 83 940 5469
WhatsApp: (+84) 91 451 8869
Địa chỉ: Công ty phần mềm Aegona, Tòa nhà QTSC9, Công viên phần mềm Quang Trung, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12
 
×
Quay lại
Top Bottom