7 cách thỏa hiệp để duy trì một mối quan hệ

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Đừng để khi mọi chuyện qua đi, cơn nóng giận dần tan biến, bạn mới phát hiện ra đã đánh mất những người quý giá xung quanh mình.

1. Không phải lúc nào bạn cũng đúng

Khi tranh cãi nổ ra, ai cũng cho mình là người đúng và muốn áp đảo người kia. Đó cũng là điều dễ hiểu, bởi khi đó những hành động của bạn đều bộc phát theo cảm tính. Lúc nóng giận, bạn không còn đủ tỉnh táo để lắng nghe và để tâm đến những ý kiến của người khác. Khi cuộc cãi vã diễn ra, bạn hãy hít thở thật sâu để kiềm chế sự bực tức. Sau đó, cả hai hãy cùng ngồi xuống và trò chuyện thẳng thắn với nhau về vấn đề vừa rồi.

2. Học cách quên

Đừng nên khư khư để bụng những sai lầm của người khác. Bạn cần hiểu rằng, trận cãi vã đã qua đi và bạn đã chấp nhận tha thứ. Tha thứ là để quên đi mâu thuẫn không đáng có chứ không phải để giữ lại sự ấm ức, khó chịu trong lòng. Bạn cãi nhau với đứa bạn thân vì một bất đồng vào tuần trước, không có nghĩa là mãi mãi hai người không còn thân thiết nữa. Sự việc đã qua và bạn nên quên nó đi.

3. Suy xét lại vấn đề

Đã bao giờ bạn bị cuốn vào cuộc tranh cãi không thể chấm dứt với bạn bè, rồi đến giữa chừng, bạn lại tự hỏi mình làm vậy vì lý do gì? Để chuyện này không xảy ra, bạn nên giữ bình tĩnh khi cuộc tranh luận đang dần tiến tới "cao trào".

Hãy kiểm soát tâm trạng của bạn và suy nghĩ về điều bạn thực sự muốn. Có nhất thiết bạn phải bảo vệ quan điểm của mình đến cùng? Bạn có thể sẻ chia với người khác? Luôn ghi nhớ trong đầu rằng, đây là những người bạn tốt và bạn không thể để mất họ vì những chuyện không đâu.

va-3684-1396944392.jpg


Đừng để những cuộc cãi vã phá vỡ mối quan hệ của bạn. Ảnh minh họa: AWT.

4. Sẵn sàng thay đổi

Sau khi đã suy xét kĩ càng, hãy sẵn sàng để điều chỉnh hành động của mình theo cách hợp lý nhất. Không phải chỉ thay đổi suy nghĩ là đủ, bạn cũng phải thay đổi cả hành vi của mình. Và để làm được điều đó, hãy thực hiện theo hướng giải quyết mà các bạn đã thống nhất với nhau. Điều này cho thấy thiện chí thực sự của bạn, chứ không đơn thuần chỉ là một lời hứa hão.

5. Sẻ chia

Hãy nhẹ nhàng sẻ chia những cảm xúc và suy nghĩ mà bạn đang cảm thấy. Đó cũng là một cách để giải quyết các bất đồng. Tất cả mọi người liên quan đều nên lắng nghe để cùng nhau tháo gỡ vấn đề. Bạn nên sử dụng những danh xưng thân thiết để có thể thể hiện cảm xúc thật sự của mình. Đối với chuyện liên quan đến công việc, bạn cần kiểm soát những cảm xúc của mình và không để nó lấn át mọi thứ. Nhưng phải chắc rằng bạn đang được lắng nghe một cách thực sự.

6. Thể hiện thiện chí

Dù cho hướng giải quyết của vấn đề có như thế nào chăng nữa, bạn cũng nên thể hiện sự thiện chí với những người có liên quan. Sẵn sàng thỏa hiệp thay vì tranh cãi đến cùng là một điểm rất đáng trân trọng. Thay vì tranh luận gắt gao với nhau, dành thời gian để đánh giá giải pháp cùng nhau và thể hiện những quan điểm của bạn về giải pháp đó.

7. Mở lòng

Cuối cũng thì vấn đề nan giải cũng đã giải quyết. Bạn có cảm thấy thoải mái hơn không? Lần tới bạn cũng nên làm như vậy. Quan trọng nhất là bạn phải biết cách đón nhận ý kiến của người khác, không chỉ trong vấn đề thỏa hiệp mà cả vấn đề giao tiếp. Hãy mở lòng, sẵn sàng thay đổi, và đừng bao giờ quá cố chấp sẽ giúp bạn tránh được xung đột không đáng có trong tương lai.

(Theo AWT)
 
×
Quay lại
Top Bottom