Dịch thuật Hồng Linh
Thành viên
- Tham gia
- 11/7/2015
- Bài viết
- 11
Không phải ai giỏi Anh ngữ đều có thể dịch Tiếng anh hay được. Thực ra, người dịch không những phải hiểu thấu văn bản gốc, mà còn có khả năng diễn đạt lại cho người khác hiểu bằng ngôn ngữ đích. Ngoài ra, nếu bất cẩn, người dịch chỉ chú ý nghĩa bề mặt ( thường là do chỉ để tâm dịch từng câu riêng lẻ), mà bỏ quên mất nghĩa chiều sâu ( do không xét đến văn cảnh). Dưới đây là 6 tuyệt chiêu giúp bạn dịch hay.
1. Chú trọng ngữ cảnh cụ thể :
Trong một bài trả lời phỏng vấn tạp chí Kiến Thức Ngày Nay, GSTS Trần Văn Khê có nói một câu như sau: “Petrus Ký là tôi” Giả sử phải dịch câu này sang tiếng Anh, có lẻ ta thường chọn cách “I am Petrus Ky” hoặc “It’s I who is called Petrus Ky”.
Nhưng ta thử xét kỹ văn cảnh: “Năm 1938, mỗi trường trung học chọn và cử học sinh giỏi nhất ra Hà Nội trên một chuyến tàu xuyên Việt. Trường Cần Thơ có anh Phạm Kim Âu, trường Mỹ Tho có anh Dương Văn Tích & Petrus Ký là tôi”. Như vậy thấy xuất hiện một mối liên kết ý tưởng trong văn bản tạo ra một nghĩa khác cho câu trên. Do đó cách dịch trên không đúng,mà sẽ có một cách dịch khác phù hợp hơn; chẳng hạn như ” I was Petrus Ky Highschool’s representative”
2. Chú trọng văn hoá đặc thù:
Tạp chí Newsweek số ra ngày 24-07-1995 có bài ” Was Queen Victoria a Bastard? ” nói về hai nhà khoa học sau khi nghiên cứu hệ gen của hoàng gia Anh đã tỏ vẻ nghi ngờ về lai lịch của nữ hoàng Victoria, họ cho rằng bà có thể là con người ngoài giá thú. Bài này có câu: ” The authors, the BBC noted last week, have asked questions that once would have landed them in the Tower of London”. Câu này có hai điểm cần mổ xẻ trước khi dịch.
Thứ nhất là lối sử dụng giả định cách would have landed mà trong tiếng Việt không có; ở đây hàm ý một điều kiện ngầm. Do vậy, trong bản dịch, điều kiện ngầm nên được thể hiện thành một điều kiện rõ ràng, mặc dù trong bản gốc ta không tìm thấy bóng dáng của từ If . Thứ hai, cần phải hiểu ý nghĩa văn hoá của The Tower of London.
Xưa kia, ở Anh, ai bị kết tội phản quốc sẽ bị dẫn qua Traitor’s Gate ( Cổng dành cho kẻ phản bội ) rồi bị tống giam trong Tháp Luân Đôn, mà đã vào đó rồi thì hiếm ai còn sống sót trở ra. Cách dịch “…..đưa họ vào Tháp Luân Đôn” e rằng khó hiểu đối với người Việt. Sau khi mổ xẻ hai điểm trên , ta có thể dịch là : ” Theo nhận định của đài BBC hồi tuần trước, các tác giả này đã đặt ra những câu hỏi có thể đưa họ lên giá treo cổ nếu như họ vào thời xưa”
Trong ví dụ nêu trên, câu chuyện văn hoá bên ngoài câu chữ khó mà ( hoặc không thể ) tải được trong bản dịch.
3. Làm nổi bật những từ or cụm từ khó và thuật ngữ trong các lĩnh vực tiếng Anh:
Gạch chân hoặc chép vào cuốn sổ nhỏ ( dịch từ tiếng Anh sang tiếng việt ).Thỉnh thoảng bạn nên giở ra xem những từ hay thành ngữ khi bạn xem những bài dịch khác .Nhưng những từ hoặc thành ngữ này chỉ có nghĩa tương đương hay nhiều nghĩa khác .Nên chúng ta cần phải xem nhiều sách đọc nhiều loại báo và tạp chí có nhiều câu hoặc nhiều thành ngữ mà chúng ta cần phải biết và làm quen với chúng . Ví dụ: “He has travelled thousands of miles.” Dịch: “Anh ấy đã đi rất xa”
4. Dịch theo cụm từ & câu:
Khi dịch thì đừng có dịch sát với nghĩa gốc của từ mà chỉ dịch thoáng đi một chút. Bạn không cần dịch hết những từ mà người ta viết hoặc nói . Có khi câu tiếng anh rất dài mà dịch sang tiếng việt rất ngắn và ngược lại.Bạn cố gắng đọc bài tiếng anh nhiều lần xem lại tiêu đề xem tác giả muốn nhấn mạnh hay làm nổi bật điều gì, sau đó quan sát và lắng nghe xem những từ đó diễn tả bên tiếng việt sao cho độc giả dễ hiểu nhất.
Ngoài ra chúng ta cũng có thể dựa vào phán đoán của mình dựa vào các từ khác or ngữ cảnh trong câu .Đôi lúc khả năng phán đoán cũng giúp cho chúng ta nhiều vì các từ ghép với nhau đôi lúc phải dựa vào thói quen hay ngữ pháp thì chúng ta mới dịch ra được. Ví dụ: That he will refuse is most unlikely. Đây là cấu trúc (Subject + BE + adjective (phrase). That he will refuse là chủ ngữ (chức năng làm một N-Clause) & most unlikely là adjective phrase. Dịch:” Không lẽ nào anh ta từ chối “
Để dịch tiếng Anh hay thì bạn không nên dịch theo từng từ mà bạn phải dịch theo cụm từ và từng câu. Ví dụ: “she’s in good health.” Cụm từ “in good health means “well”. Dịch câu này là: “cô ấy đang khoẻ”. Để thành thạo trong dịch thuật bạn nên tiếp tục dịch hết bài những câu nào bạn còn phân vân thì theo mình bạn có thể tham khảo thầy cô chuyên về dạy dịch thuật, or những phiên dịch tiếng Anh có kinh nghiệm .Để tránh đi lạc hướng thì bạn nên đọc lướt qua để nắm nội dung chính mà bài đề cập đến vì 1 từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau phải dựa vào ngữ cảnh cụ thể.
5. Cần có từ điển tiếng Anh tốt:
Để dịch tiếng Anh chuẩn, bạn nên sắm ngay từ điển Oxford advanced learner’s dictionary 7th edition, Oxford collocations dictionar,Bách khoa toàn thư Encarta, Britannica, Wikipedia.org và từ điển chuyên nghành…..Đây là những nguồn tài liệu rất cần thiết để hổ trợ cho bạn dịch chuẩn & hay.
6. Đọc nhiều thể loại báo or tạp chí tiếng Việt:
-Kỹ năng dịch thuật ở trình độ khá cao. Đòi hỏi người dịch không những phải giỏi tiếng Anh mà còn phải giỏi cả tiếng Việt. Để trao dồi vốn tiếng Việt phong phú, chúng ta nên đọc đa dạng các thể loại tiếng Việt như: truyện ngắn, truyện cười, thơ, báo,thông cáo báo chí, tạp chí, bài hát, các bài nghiên cứu khoa học,….Trong quá trình đọc, nên chú ý cách hành văn,văn phong, nghệ thuật viết… để khi dịch phù hợp với các thể loại ấy.
Công ty dịch thuật Hồng Linh chúc các bạn thành công!
1. Chú trọng ngữ cảnh cụ thể :
Trong một bài trả lời phỏng vấn tạp chí Kiến Thức Ngày Nay, GSTS Trần Văn Khê có nói một câu như sau: “Petrus Ký là tôi” Giả sử phải dịch câu này sang tiếng Anh, có lẻ ta thường chọn cách “I am Petrus Ky” hoặc “It’s I who is called Petrus Ky”.
Nhưng ta thử xét kỹ văn cảnh: “Năm 1938, mỗi trường trung học chọn và cử học sinh giỏi nhất ra Hà Nội trên một chuyến tàu xuyên Việt. Trường Cần Thơ có anh Phạm Kim Âu, trường Mỹ Tho có anh Dương Văn Tích & Petrus Ký là tôi”. Như vậy thấy xuất hiện một mối liên kết ý tưởng trong văn bản tạo ra một nghĩa khác cho câu trên. Do đó cách dịch trên không đúng,mà sẽ có một cách dịch khác phù hợp hơn; chẳng hạn như ” I was Petrus Ky Highschool’s representative”
2. Chú trọng văn hoá đặc thù:
Tạp chí Newsweek số ra ngày 24-07-1995 có bài ” Was Queen Victoria a Bastard? ” nói về hai nhà khoa học sau khi nghiên cứu hệ gen của hoàng gia Anh đã tỏ vẻ nghi ngờ về lai lịch của nữ hoàng Victoria, họ cho rằng bà có thể là con người ngoài giá thú. Bài này có câu: ” The authors, the BBC noted last week, have asked questions that once would have landed them in the Tower of London”. Câu này có hai điểm cần mổ xẻ trước khi dịch.
Thứ nhất là lối sử dụng giả định cách would have landed mà trong tiếng Việt không có; ở đây hàm ý một điều kiện ngầm. Do vậy, trong bản dịch, điều kiện ngầm nên được thể hiện thành một điều kiện rõ ràng, mặc dù trong bản gốc ta không tìm thấy bóng dáng của từ If . Thứ hai, cần phải hiểu ý nghĩa văn hoá của The Tower of London.
Xưa kia, ở Anh, ai bị kết tội phản quốc sẽ bị dẫn qua Traitor’s Gate ( Cổng dành cho kẻ phản bội ) rồi bị tống giam trong Tháp Luân Đôn, mà đã vào đó rồi thì hiếm ai còn sống sót trở ra. Cách dịch “…..đưa họ vào Tháp Luân Đôn” e rằng khó hiểu đối với người Việt. Sau khi mổ xẻ hai điểm trên , ta có thể dịch là : ” Theo nhận định của đài BBC hồi tuần trước, các tác giả này đã đặt ra những câu hỏi có thể đưa họ lên giá treo cổ nếu như họ vào thời xưa”
Trong ví dụ nêu trên, câu chuyện văn hoá bên ngoài câu chữ khó mà ( hoặc không thể ) tải được trong bản dịch.
3. Làm nổi bật những từ or cụm từ khó và thuật ngữ trong các lĩnh vực tiếng Anh:
Gạch chân hoặc chép vào cuốn sổ nhỏ ( dịch từ tiếng Anh sang tiếng việt ).Thỉnh thoảng bạn nên giở ra xem những từ hay thành ngữ khi bạn xem những bài dịch khác .Nhưng những từ hoặc thành ngữ này chỉ có nghĩa tương đương hay nhiều nghĩa khác .Nên chúng ta cần phải xem nhiều sách đọc nhiều loại báo và tạp chí có nhiều câu hoặc nhiều thành ngữ mà chúng ta cần phải biết và làm quen với chúng . Ví dụ: “He has travelled thousands of miles.” Dịch: “Anh ấy đã đi rất xa”
4. Dịch theo cụm từ & câu:
Khi dịch thì đừng có dịch sát với nghĩa gốc của từ mà chỉ dịch thoáng đi một chút. Bạn không cần dịch hết những từ mà người ta viết hoặc nói . Có khi câu tiếng anh rất dài mà dịch sang tiếng việt rất ngắn và ngược lại.Bạn cố gắng đọc bài tiếng anh nhiều lần xem lại tiêu đề xem tác giả muốn nhấn mạnh hay làm nổi bật điều gì, sau đó quan sát và lắng nghe xem những từ đó diễn tả bên tiếng việt sao cho độc giả dễ hiểu nhất.
Ngoài ra chúng ta cũng có thể dựa vào phán đoán của mình dựa vào các từ khác or ngữ cảnh trong câu .Đôi lúc khả năng phán đoán cũng giúp cho chúng ta nhiều vì các từ ghép với nhau đôi lúc phải dựa vào thói quen hay ngữ pháp thì chúng ta mới dịch ra được. Ví dụ: That he will refuse is most unlikely. Đây là cấu trúc (Subject + BE + adjective (phrase). That he will refuse là chủ ngữ (chức năng làm một N-Clause) & most unlikely là adjective phrase. Dịch:” Không lẽ nào anh ta từ chối “
Để dịch tiếng Anh hay thì bạn không nên dịch theo từng từ mà bạn phải dịch theo cụm từ và từng câu. Ví dụ: “she’s in good health.” Cụm từ “in good health means “well”. Dịch câu này là: “cô ấy đang khoẻ”. Để thành thạo trong dịch thuật bạn nên tiếp tục dịch hết bài những câu nào bạn còn phân vân thì theo mình bạn có thể tham khảo thầy cô chuyên về dạy dịch thuật, or những phiên dịch tiếng Anh có kinh nghiệm .Để tránh đi lạc hướng thì bạn nên đọc lướt qua để nắm nội dung chính mà bài đề cập đến vì 1 từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau phải dựa vào ngữ cảnh cụ thể.
5. Cần có từ điển tiếng Anh tốt:
Để dịch tiếng Anh chuẩn, bạn nên sắm ngay từ điển Oxford advanced learner’s dictionary 7th edition, Oxford collocations dictionar,Bách khoa toàn thư Encarta, Britannica, Wikipedia.org và từ điển chuyên nghành…..Đây là những nguồn tài liệu rất cần thiết để hổ trợ cho bạn dịch chuẩn & hay.
6. Đọc nhiều thể loại báo or tạp chí tiếng Việt:
-Kỹ năng dịch thuật ở trình độ khá cao. Đòi hỏi người dịch không những phải giỏi tiếng Anh mà còn phải giỏi cả tiếng Việt. Để trao dồi vốn tiếng Việt phong phú, chúng ta nên đọc đa dạng các thể loại tiếng Việt như: truyện ngắn, truyện cười, thơ, báo,thông cáo báo chí, tạp chí, bài hát, các bài nghiên cứu khoa học,….Trong quá trình đọc, nên chú ý cách hành văn,văn phong, nghệ thuật viết… để khi dịch phù hợp với các thể loại ấy.
Công ty dịch thuật Hồng Linh chúc các bạn thành công!