6 chiến lược đương đầu với sự thất vọng

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Tham khảo
Disappointed? Six Ways to Recover From Emotional Setbacks
Turn your emotional losses into gains with these 6 strategies
Published on April 3, 2012 by Susan Krauss Whitbourne, Ph.D. in Fulfillment at Any Age


Cảm thấy hạnh phúc khi mọi việc diễn ra theo ý mình và thất vọng khi mọi việc đi ngược lại với mong đợi của bạn là điều tự nhiên. Cảm xúc thất vọng ít được nghiên cứu, mặc cho sự thật chúng ta biết nó là 1 yếu tố chính góp phần vào những cảm xúc hạnh phúc của chúng ta. Sự thất vọng được xếp thứ 3 trong những cảm xúc được trải nghiệm phổ biến nhất, theo sau tình yêu và hối tiếc. 

Những fan thể thao là 1 ví dụ về những người phải đương đầu với sự thất vọng một cách thường xuyên. Trong bất kỳ trận thi đấu thể thao nào, ai đó sẽ thắng và ai đó sẽ thua. Những fan thể thao chân chính gắn chặt số phận của những đội bóng của họ với trái tim họ. Tất cả chúng ta đều thích tối đa hoá những cảm xúc tích cực của chúng ta bằng cách đồng nhất hoá với chiến thắng của đội mình hâm mộ và không đồng nhất hoá với thất bại của đội. Những fan hay thay đổi đã làm điều này. Họ có những hành vi được biết đến như là "BIRGing” và “CORFing.” Khi bạn BIRG, bạn tự hào với chiến thắng của đội. Khi bạn CORF, bạn tách rời bản thân khỏi đội. Bạn không mặc áo có logo của đội thua.

Một số fan thể thao khét tiếng vẫn ở lại với đội của họ bất kể điều gì. Ví dụ, The Toronto Maple Leafs không đoạt chức vô địch nào kể từ năm 1967, nhưng fan của họ vẫn đến xem những trận đấu, và đội túi trên đầu. Làm thế nào mà fan của đội khúc côn cầu đó đương đầu được với những sự thất bại liên tục của đội? 

Theo 'Lý thuyết thất vọng' (Disappointment Theory), chúng ta trải nghiệm sự thất vọng khi 1 tình huống có 1 kết quả không chắc chắn kết thúc gây nên 1 kết quả tệ hơn chúng ta đã kỳ vọng. Chúng ta có khả năng trở nên thất vọng nhất khi chúng ta đang tìm kiếm 1 kết quả tích cực, khi chúng ta cảm thấy chúng ta xứng đáng với kết quả tích cực này, khi sự thất bại trong việc đạt được kết quả đó là 1 bất ngờ, và khi thất bại nằm ngoài khả năng kiểm soát cá nhân của chúng ta. Sự thất vọng bao gồm 5 yếu tố sau: 

1 tình huống mà ở đó kết quả là không chắc chắn
Chúng ta đang hy vọng về 1 kết quả tích cực
Chúng ta cảm thấy mình xứng đáng với kết quả tích cực
Chúng ta ngạc nhiên rằng mình không đạt được kết quả
Chúng ta không thể kiểm soát được kết quả bằng những hành động cá nhân của chúng ta

Trong 1 nghiên cứu các fan Cleveland Browns được thực hiện ở mùa giải 2008, các nhà tâm lý trường đại học John Carroll, David Rainey, John Yost và Janet Larsen (2011) đã theo dõi sự thất vọng ở các fan đi theo đội trung bình khoảng 29 năm. Bắt đầu mùa giải, các fan Browns đã trải qua một 'đợt hạn' 44 năm không có chức vô địch NFL. Sau một số mùa giải thất bại, bao gồm một động thái tạm thời của đội Baltimore, đội Browns gần như có những trận playoff trong những mùa giải trước. Hy vọng vào mùa giải 2008 là cao.

Vào đầu mùa thu 2008, Rainey và các cộng sự đã yêu cầu những thành viên trong cộng đồng đại học điền vào bảng điều tra đánh giá về sự đồng nhất hoá của họ với đội cũng như những kỳ vọng của họ về mùa giải. Cuối mùa giải, các nhà nghiên cứu yêu cầu các fan thông báo về sự đầu tư của họ cho đội như thế nào (ví dụ họ đã tốn bao nhiêu tiền mua áo của đội và đồ trang sức) cũng như sự thất vọng của họ về kết quả của mùa giải đáng thất vọng khác.

Theo thang điểm 4-20, số điểm trung bình về sự thất vọng của fan là 17.5. Những fan thất vọng nhiều hơn là những người đồng nhất hoá mạnh mẽ với đội, người tham dự những trận đấu của đội nhà nhiều hơn và  - liên quan đến lý thuyết thất vọng - đã kỳ vọng nhiều chiến thắng hơn lúc bắt đầu mùa giải. Nếu bạn muốn tránh sự thất vọng với đội yêu thích của bạn, bạn tốt hơn là hoặc không kỳ vọng quá nhiều vào đội hoặc là tìm thấy những cách khác để định nghĩa bản sắc cá nhân (identity) của bạn. Thật thú vị, trong 1 nghiên cứu về fan bóng chày, Rainey và cộng sự (2009) phát hiện thấy những fan già hơn ít chịu ảnh hưởng bởi sự thất vọng. Bạn càng trải nghiệm về 1 'đợt hạn' chiến thắng, bạn càng có khả năng kiểm soát những kỳ vọng tốt hơn.

Sự thất vọng còn làm bạn đưa ra những quyết định tồi. Ví dụ, các nhà kinh tế phát hiện thấy khi con người trải nghiệm sự thất vọng, họ có nhiều khả năng thiên về cái gọi là 'hiệu ứng hiến tặng.'(endowment effect) Theo hiệu ứng này, mọi người có nhiều khả năng muốn yêu cầu số tiền nhiều hơn để bán 1 món đồ họ đã sở hữu hơn là số tiền họ bỏ ra mua nó để có được món đồ tương tự. Chúng ta càng nghĩ về việc từ bỏ 1 món đồ chúng ta đã từng sở hữu, thì nó càng có nhiều giá trị hơn trong tâm trí chúng ta. Tuy nhiên, khi con người có tâm trạng buồn, họ ít có khả năng bộc lộ hiệu ứng hiến tặng. Trong 1 thực nghiệm được tiến hành bởi Luis Martinez, Marcel Zeelenberg, và John Rijsman (2011), những người tham gia ấn định những giá trị, họ sẵn sàng chấp nhận bao nhiêu tiền để bán 1 cái cốc họ đã sở hữu so với họ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để mua cái cốc tương tự. Trước khi đưa ra những quyết định đó, các thực nghiệm viên đã gây ra các cảm xúc như hoặc là hối tiếc, thất vọng hoặc là không bằng cách yêu cầu những người tham gia viết về những trải nghiệm gần đây của họ về những loại trên.

Nhìn chung, theo những gì mà các nhà kinh tế gọi là 'mô hình nhất quán cảm xúc' (“emotion congruency model” (ECM), khi con người có tâm trạng tồi tệ thì họ có nhiều khả năng ấn định 1 giá trị thấp cho giá tiền của 1 đồ vật. Chúng ta phóng chiếu những cảm xúc tiêu cực của chúng ta sang những đồ vật mà ta sở hữu. Kết quả là, khi chúng ta có 1 tâm trạng buồn, chúng ta ít có khả năng bộc lộ hiệu ứng hiến tặng. Chúng ta sẵn sàng bán những món đồ sở hữu của mình với 1 mức giá thấp hơn khi chúng ta có tâm trạng kém. Chúng ta càng xem món đồ như 1 sự phản ánh bản sắc cá nhân của chúng ta, chúng ta càng có khả năng hạ giá món đồ đó khi chúng ta có tâm trạng tồi tệ. Những người tham gia trong nghiên cứu của Martinez và cộng sự đã ấn định những giá trị thấp hơn cho những món đồ họ từng sở hữu khi trải nghiệm cảm xúc thất vọng.

1 nghiên cứu khác sử dụng EEG ghi lại sự thất vọng của những người tham gia trong 1 thực nghiệm cho thấy mọi người khác nhau trong những đáp ứng thần kinh khi mọi việc không theo ý họ. Trong nghiên cứu được tiến hành bởi nhà tâm lý Hélène Tzieropoulos và cộng sự (2011), những người tham gia trải nghiệm về sự thất vọng được gây ra trong 'trò chơi tin tưởng', 1 trò chơi đầu tư. Trong điều kiện các nhà thực nghiệm cố tình gây ra sự thất vọng, những người tham gia đã nhận được 1 kết quả từ 1 'nhà đầu tư' ảo ít hơn rất nhiều so với những gì họ kỳ vọng nhận được. Tất cả mọi người đều thất vọng. Tuy nhiên, 1 số người đặc biệt nhạy cảm với sự thất vọng, khiến họ mất 'tiền' thực nghiệm. Sự thất vọng gây ra sự bi quan nhiều hơn ở những người có 'sự chịu đựng thất vọng' kém. Họ càng cảm thấy thất vọng thì họ càng kỳ vọng trở nên thất vọng nhiều hơn trong tương lai. Họ cũng có xu hướng đưa ra những quyết định 1 cách bốc đồng, đặc biệt sau khi gặp phải 1 trở ngại. 

Chúng ta có thể học được những gì từ những nghiên cứu về sự thất vọng? Sau đây là 6 chiến lược giúp bạn kiểm soát những cảm xúc của mình thành công hơn khi những kết quả trong cuộc sống không theo mong đợi của bạn:

1. Hãy thử 1 chút 'sự bi quan tâm lý' mà các nhà tâm lý học xã hội đã gọi chúng là 1 'thành kiến nhận thức muộn' (hindsight bias), bạn có thể hạn chế sự thất vọng bằng cách sửa lại những kỳ vọng cao bạn từng có về chiến thắng. Hãy nói với bản thân bạn không thực sự kỳ vọng chiến thắng và theo thời gian, ký ức mới sẽ thay thế những ký ức cũ ban đầu.

2. Nâng cao sự chịu đựng thất vọng của bạn. Không có lý do gì để người có sự chịu đựng thất vọng kém duy trì cách đó mãi mãi. Đừng để sự thất vọng gây ra sự bi quan vì nếu bạn làm vậy, bạn có nhiều khả năng làm cho bản thân thất vọng nhiều hơn trong tương lai.

3. Đừng để sự thất vọng bóp méo những quyết định về kinh tế của bạn. Khi bạn đang cảm thấy thất vọng, bạn có nhiều khả năng sẽ bán lỗ. Do đó nếu đội bóng của bạn mất chức vô địch, đừng vội vàng bán những kỷ vật của đội lên eBay.

4. Đánh giá vai trò của bạn trong những thất vọng cá nhân. Dù bạn không thể kiểm soát kết quả của 1 trận đấu (mặc cho những niềm tin mê tín của bạn), bạn có thể kiểm soát nhiều kết quả khác trong cuộc sống cá nhân của bạn. Nếu những kỳ vọng, mong đợi trong tình yêu và công việc của bạn thường xuyên không trở thành hiện thực, hãy thực hiện 1 đánh giá trung thực về những gì bạn có thể cần phải thay đổi ở chính mình.

5. Kiểm soát sự đồng nhất hoá của bạn với 1 mục tiêu thất bại. Những fan thể thao cảm thấy thất vọng nhất là những người đồng nhất hoá mạnh mẽ nhất với đội bóng của họ. Không có gì sai với sự trung thành, nhưng nếu nó suy yếu niềm hạnh phúc hằng ngày của bạn, bạn cần tìm ra những cách thức khác để nâng cao tinh thần của bạn, ví dụ như chiến lược 6

6. Sử dụng óc hài hước để nâng cao tinh thần. 
Những fan thể thao trung thành vẫn giữ được sự trung thành của họ mặc cho bao nhiêu năm thất bại của đội bóng dường như biết thưởng thức sự đồng nhất hoá của họ với đội bóng thất bại. Nếu hạ thấp sự đồng nhất hoá của bạn với đội bóng không phải là 1 lựa chọn thì hãy thử gia nhập với những người đang tìm kiếm sự an ủi trong sự hài hước. Tiếng cười thực sự là 1 trong những chiến lược đương đầu tốt nhất và cho phép bạn vẫn duy trì được sự lạc quan, có thể bù đắp cho những hậu quả của những quyết định sai lầm

Cuối cùng, đạt được những mục tiêu của bạn là cách tốt nhất để tránh sự thất vọng. Tuy nhiên, khi những mục tiêu đó vẫn nằm ngoài tầm tay bạn, 6 chiến lược trên sẽ giúp bạn kiểm soát những cảm xúc của mình hiệu quả.


Tham khảo:

Martinez, L. F., Zeelenberg, M., & Rijsman, J. B. (2011). Regret, disappointment and the endowment effect. Journal of Economic Psychology, 32(6), 962-968. doi:10.1016/j.joep.2011.08.006

Rainey, D. W., Larsen, J., & Yost, J. H. (2009). Disappointment theory and disappointment among baseball fans. Journal of Sport Behavior, 32(3), 339-356.Rainey, D. W., Yost, J. H., & Larsen, J. (2011). Disappointment theory and disappointment among football fans. Journal of Sport Behavior, 34(2), 175-187.

Tzieropoulos, H., de Peralta, R., Bossaerts, P., & Gonzalez Andino, S. L. (2011). The impact of disappointment in decision making: Iter‑individual differences and electrical neuroimaging. Frontiers In Human Neuroscience,4doi:10.3389/fnhum.2010.00235




Nguồn: psychologytoday.com
 
×
Quay lại
Top Bottom